“Đoạn Trường Tân Thanh”

Khi Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều để về quê sau một thời gian say sưa ân ái, Nguyễn Du tả cảnh chia tay bằng hai câu thơ bất hủ:

Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.

Kẻ ra đi, người còn bịn rịn nắm áo giữ lại, đến lúc biệt ly mới ngỡ ngàng nhận ra là mùa thu đã đến từ lúc nào không hay, lá vàng đã phủ đầy lối đi. Thì ra đôi uyên ương đã quá say sưa đến quên cả thời gian.

Những vần thơ trác tuyệt như vậy đầy rẫy trong truyện Kiều. Thiên tài của Nguyễn Du là đã vừa viết truyện vừa sáng tác ra ngôn ngữ để viết. Và những sáng lạo ngôn ngữ của ông quả là tuyệt vời. Nhưng cụm từ của ông đã trở thành những thành tố quan trọng của tiếng Việt. Sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, “rạch đôi sơn hà”, “hàng thần lơ láo”, “đội trời đạp đất”, “tài tử giai nhân”, “sở khanh”, v.v… Kiến thức về văn học của tôi không có bao nhiêu, nhưng tôi cũng đã đọc khá nhiều tác giả lớn bằng tiếng Pháp và tiếng Anh và nhiều truyện Tàu. Tôi chưa hề thấy một nhà văn nào sáng tạo ra ngôn ngữ nhiều như Nguyễn Du.

Nhưng về một khía cạnh khác, truyện Kiều lại đem đến cho tôi một tâm sự chua chát. Đoạn Trường Tân Thanh là tên của một tiểu thuyết vô danh của một tác giả vô danh bên Trung Quốc, Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã giữ nguyên tên tác phẩm và, theo một số nhà nghiên cứu văn học, cũng giữ nguyên cả cốt truyện, kể cả những chi tiết ngớ ngẩn như hồn ma Đạm Tiên, Từ Hải chết đứng, Thuý Kiều chết đi sống lại và gặp vãi Giác Duyên… Ông cũng giữ nguyên cái triết lý “tài mệnh tương đố” bi quan và rẻ tiền. Nói chung, Nguyễn Du không có cảm hứng và tư tưởng của chính mình mà chỉ hòa nhịp theo cảm hứng của một tác giả tầm thường của Trung Quốc và đi theo mạch tư tưởng rất tầm thường của người này.

Nguyễn Du là khuôn mặt văn học lớn nhất và cao nhất của nước ta cho tới ngày nay, cho nên nhưng thiếu sót của ông càng đáng tủi hổ cho chúng ta hơn là nơi những tác giả khác. Hình như không có câu thơ nào trong Cung Oán Ngâm Khúc mà lại không có một điển tích văn hóa hay lịch sử Trung Hoa và quyết nhiên không có một qui chiếu Việt nam nào cả. Chinh Phụ Ngâm là tác phẩm hoàn toàn của người Việt nam, bản chữ Nho của Đặng Trần Côn cũng như bản chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm, nhưng đó lại là một truyện Tàu, bối cảnh và các nhân vật của nó đều là Trung Hoa. Tâm hồn của người chiến sĩ lên đường được diễn tả qua hai câu thơ:

Săn lâu lan rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.

Nhưng “sự Phục Ba” là sự gì? Đó là việc tướng nhà Hán Mã Viện, có tước Phục Ba Tướng Quân, đem quân đánh bại Hai Bà Trưng, dẹp cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên của Việt nam, và đặt ách đô hộ một ngàn năm trên nước ta. Một sự kiện như vậy mà lại gây hứng khởi trong lòng hai danh sĩ xuất sắc bậc nhất của nước ta đủ chứng tỏ cảm hứng của sĩ phu Việt nam vào thời đó đều chỉ hoàn toàn là vay mượn.

Trong thế kỷ 19 thơ văn Việt nam đã làm một bước nhảy vọt vĩ đại cả về phẩm lẫn lượng. Bước nhảy vọt này đã được tiếp nối và tăng cường trong thế kỷ 20 với sự bành trướng của chữ quốc ngữ, thơ mới và tiểu thuyết theo kiểu phương Tây. Cũng trong thế kỷ 20 mà chúng ta bắt đầu làm quen với văn nghị luận và biên khảo. Nhưng chúng ta vẫn chưa có một tác phẩm nào lớn, có tầm vóc quốc tế. Cảm hứng vụn vặt, đam mê chốc lát – di sản của một nền văn hóa nhàn dư – đã chỉ đẻ ra những tác phẩm nhỏ, hoặc họa hiếm lắm là trung bình như trường hợp truyện Kiều. Chúng ta thiếu óc sáng tạo và thiếu sự dài hơi. Tại sao?

Không phải chúng ta thiếu tài năng. Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, v.v… đều đáng được coi là những thiên tài của ngôn ngữ.

Không phải chúng ta thiếu đề tài và chất liệu. Mười lăm thế kỷ đấu tranh với thiên nhiên để khai mở đồng bằng sông Hòng, đấu tranh với ngoại bang, vua quan và sĩ phu để giữ gìn căn cước. Cả một cuộc nam tiến vĩ đại kéo dài bảy thế kỷ trong đó những tấm áo nâu đã dắt dìu nhau vào tới Cà Mau. Hơn một trăm năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, ba mươi năm tranh hùng Nguyễn ánh – Tây Sơn; cuộc xâm lăng của người Pháp và gần một thế kỷ Pháp thuộc mang theo một cuộc đụng độ dữ dội chưa từng có giữa hai thế giới và hai nền văn hóa khác hẳn nhau. Thế rồi cuộc chiến đấu giành độc lập, cuộc can thiệp của Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh Nam – Bắc kéo dài hai mươi năm, nhưng cuộc di tản lịch sử đem người Bắc vào Nam và đem người Việt trải rộng ra khắp thế giới, v. v… Biết bao đổi thay bị hùng tráng lệ, biết bao đau khổ, mừng vui, tình nghĩa, phản trắc. Tất cả những đảo lộn dồn dập đó, nhất là trong hơn bốn thế kỷ gần đây, đã có thể cũng cấp đề tài cho những tác phẩm tầm cỡ lớn hơn Chiến Tranh và Hòa Bình, Anh em Karamazov, Les Hommes de Bonne Volonté, Les Thibault, Gon withthe Wind, Grapes of Wrath, A Farewell to Arms

Chúng ta không sáng tác được vì chúng ta thiếu tầm nhìn và cách nhìn để thấy được cái vĩ đại ngay chung quanh chúng ta. Chúng ta thiếu tư tưởng.

Sự thiếu tư tưởng của chúng ta là quá rõ rệt. Chúng ta không có một đóng góp nào cho tư tưởng thế giới đã đành nhưng chúng ta cũng không nhận thức được về chính mình. Việc du nhập một cách cuồng tín chủ nghĩa cộng sản vào Việt nam, cũng như sự kéo dài dai dẳng của nó, và của lập trường chống cộng, tố giác một cách phũ phàng sự yếu kém về tư tưởng của chúng ta.

Hiện tượng Kim Dung trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 mới thực là kỳ quái! Truyện kiếm hiệp của Kừn Dung chỉ có giá trị tương đương với một bộ truyện giải trí nhi đồng, một bộ truyện bằng tranh hay một phim hoạt họa. Nó không dựa trên một sự thực nào, không có một giá trị văn học nào mà cũng không chuyên chở một tư tưởng nào, hay một nhãn quan nào về cuộc sống và thế giới. Nó chỉ có cái khác với các bộ sách kiếm hiệp cổ điền ở chỗ nó tương đối hóa tất cả, pha trộn thiện ác, chính tà. Hình như nó cũng có tham vọng qua các nhân vật và phe phái phản ảnh phần nào thế tranh hùng trên thế giới. Nhưng nó trình bày một cách ngây ngô hời hợt. Và nhất là nó hoàn toàn không có giá trị văn học. Vậy mà cả miền Nam say mê, ngay cả các trí thức được coi là lớn cũng bỏ công nghiên cứu và bàn luận. Tôi cũng có đọc một số truyện nổi tiếng nhất của Kim Dung với mục đích phân tích tâm lý của trí thức miền Nam lúc đó. Thể thực là tôi rất thất vọng, thất vọng về truyện Kim Dung thì ít vì dầu sao nó cũng có giá trị giải trí, nhưng thất vọng lớn về sự thấp kém bi đát của trí thức miền Nam lúc đó.

Thiếu tư tưởng và cảm hứng thì dĩ nhiên ta không thể sáng tạo mà phải đi vay mượn của nước ngoài. Nhưng có những bộ môn nghệ thuật trong đó chúng ta bắt buộc phải sáng tạo, phải có cảm hứng của chính mình, dựa trên những chất liệu quanh mình, chẳng hạn như hội họa, điêu khắc và, ở một mức độ bớt gay gắt hơn, ca múa. Chúng ta yếu trong những bộ môn này là lẽ dĩ nhiên.

Điều đáng buồn là, ngoại trừ thơ văn, những sáng tạo ít ỏi của chúng ta cho đến dầu thế kỷ 20 này, dù là hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa, v.v… dều không do những phần tử sĩ phu mà do dân gian.

Điều cũng đáng buồn là hầu hết những người lỗi lạc nhất của chúng ta, những Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, v. v… Đều nhờ đã từng đi sứ hay xuất ngoại và học hỏi được ở nước ngoài. Như thế phải nói ngay rằng nền giáo dục của chúng ta không đào tạo ra được nhân tài.

Cái gì đã giam hãm trí tuệ Việt nam, không cho nó vượt thoát, sáng tạo và bay bổng?

Giải thích đầu tiên là do lịch sử nước ta, mà chúng ta đã cùng nhau lược qua trong cuốn sách này. Chúng ta không phải là một dân tộc tự do. Trong hai ngàn năm sau công nguyên, nghĩa là gần như trọn chiều dài lịch sử đích thực của chúng ta, chúng ta đã bị ngoại thuộc hơn một ngàn năm, chúng ta đã phải chịu đựng những cuộc chiến thảm khốc trong phần lớn thời gian còn lại; ưu tư phải dành cho sự sống còn thay vì cho suy nghĩ và sáng tạo. Các chế độ tự chủ của ta chẳng qua cũng chỉ là những bạo quyền bản xứ. Chúng ta không có tự do. Và một con người không có tự do thì cũng không thể có óc sáng tạo.

Giải thích thứ hai là do địa lý. Nước ta được dựng lên từ châu thổ sông Hồng. Các công trình thủy lợi, đắp đê ngăn nước, đào kênh dẫn nước là chuyện sinh tử của xã hội. Chúng ta cần những chế độ bạo ngược áp đặt những hy sinh tàn nhẫn để chống cự với thiên nhiên cho sự sống sót của tập thể. Đó là số phận nô lệ chung trong quá trình hình thành của mọi dân tộc sống quanh những con sông lớn, với lưu lượng thay đổi đột ngột. Sau hàng ngàn năm bị chà đạp và hành hạ như thế, chúng ta hấp thụ bản chất nô lệ cộng thêm với cuộc sống nông dân cơ cực phải vật lộn với đất để lấy từ đất ra miềng ăn cho từng ngày. Kết quả là chúng không biết nhìn xa và sáng tạo. Cái địa lý đã nuôi ta cũng đồng thời để lại cho chúng ta những tì vết.

Vậy thì để vươn lên chúng ta phải thắng được di sản lịch sử và địa lý đó. Các tiến bộ kỹ thuật đã giải tỏa chúng ta khỏi ách nô lệ của đê điều. Còn lại là di sản tâm lý do quá khứ để lại. Chúng ta cần một quyết tâm sống như những con người tự do và xây dựng đất nước trên tự do, bởi vì chỉ có những con người tự do mới có khả năng sáng tạo.

Lịch sử và địa lý không giải thích tất cả. Còn những yếu tố khác mà chúng ta có lẽ đã chấp nhận do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, nhưng với thời gian chúng đã đóng một vai trò còn quan trọng hơn.