Chương 37

Một đêm tháng Tư mưa cuồng gió lộng, Tony từ Jonesboro chạy tới, ngựa sùi bọt mép, người hoảng loạn như điên, gõ cửa. Scarlett và Frank cùng thức giấc, tim nhảy loạn. Thế là lần thứ hai trong vòng bốn tháng, Scarlett chợt nhận chân chính xác tất cả những gì rắc rối hoang mang của cái thời kỳ gọi là hậu chiến. Trong khoảnh khắc, nàng hiểu thật rõ ràng câu nói của Will: “Những gì khó khăn của mình chi mới bắt đầu thôi” và lời nhận xét ảm đạm của Ashley ở vườn cây trái Tara, “những gì mà chúng ta sắp đương đầu còn thảm hại hơn cả chiến tranh… hơn cả nhà tù.. và sự chết chóc”.

Lần đầu tiên va chạm với hoàn cảnh thực tế ngỡ ngàng của thời kỳ tái thiết, chính là lần nàng hiểu ra rằng Jonas Wilkerson với quân Yankee đúng sau lưng có thể tống khứ nàng ra khỏi Tara. Nhưng với câu chuyện của Tony vừa mang tới, nàng nhận thấy nó còn khủng khiếp hơn nửa. Tony chỉ tới trong vài phút giữa mưa đêm rồi lại ra đi, mãi mãi, nhưng cái khoảnh khắc thời gian đó đã kéo trọn cả bức màn bí mật lên, phơi bày một cảnh tượng hãi hùng và bức màn đó có lẽ không bao giờ hạ xuống.

Đêm đó, nàng đứng trên cầu thang nhìn xuống thoáng thấy khuôn mặt trầm tư của Tony trước khi anh ta nghiêng mình tới thổi tất ngọn nến trên tay Frank. Nàng vội chạy xuống trong bóng tối, nắm lấy bàn tay ướt lạnh của Tony, nghe anh ta hổn hển:

– Chúng rượt Theo sát gót… phải đi Texas… con ngựa gần ngã lăn rồi… tôi đói lắm. Ashley nói anh chị có thể… Đừng đốt đèn! Đừng đánh thức tụi da đen… Tôi không muốn anh chị dính líu vào.

Sau khi tất cả các màn che ánh sáng đều buông kín, Tony mới chịu để cho thắp nến lên và kể chuyện từng câu đứt đoạn với Frank trong khi Scarlett hối hả lo dọn thức ăn cho anh ta.

Không có áo đi mưa nên người Tony ướt đẫm. Tuy nhiên trong ánh mắt của Tony vẫn còn lóng lánh một tia sáng hăm hở của dòng máu nhà Fontaine. Scarlett nhận ra như thế trong khi người bạn cũ nốc cạn ly rượu mạnh do nàng mang tới. Nàng cám ơn Chúa là cô Pitty vẫn còn say ngủ ở từng trên nếu không cô đã ngã ra bất tỉnh với sự xuất hiện đột ngột giữa đêm của Tony.

– Lại mất bớt đi một thằng tạp chủng…

Tony vừa nói vừa chìa ly ra xin thêm rượu. Tôi phải chạy như điên để tới đây, nếu không thì bỏ mạng rồi. Dầu sao cũng chẳng uổng công. Nói có Trời, đúng vậy! Tôi sẽ tìm đường đi Texas và nằm yên ở đó một thời gian. Ashley cùng đi với tôi tới Jonesboro và anh bảo tôi tới gặp anh chị. Frank, kiếm cho tôi con ngựa khác với chút đỉnh tiền. Ngựa tôi kiệt sức rồi… chạy như điên mà… tôi rời nhà không kịp mang theo áo choàng, không mũ, cũng không một đồng xu. Nói vậy chứ ở nhà có còn bao nhiêu tiền mặt đâu.

Vừa cười, Tony vừa nhai ngấu nghiến cái bánh bột bắp và một ít cải củ trộn mỡ đã đông đặc. Frank bình tĩnh nói:

– Anh cứ lấy con ngựa của tôi. Bây giờ tôi chỉ có sẵn mười đô la thôi, nếu đợi tới sáng mai…

– ái da, không được đâu! Có lẽ bọn nó sắp tới rồi. Lúc đó tôi không được mau chân lắm. Nếu không nhờ có Ashley lôi ra ném tôi lên lưng ngựa, có lẽ tôi vẫn còn xớ rớ ở đó và đã bị treo cổ rồi. Ashley đúng là bạn tốt.

Scarlett lạnh cả người tay đặt lên cổ. Vậy là Ashley có dính tới chuyện bí mật rùng rợn này. Bọn Yankee đã bắt chàng chưa Tại sao… tại sao Frank không chịu hỏi chuyện gì đã xảy ra? Tại sao anh ta lạnh lùng coi đó là chuyện tất nhiên? Nàng ấp úng:

– Chuyện gì… Ai…

– Cái thằng quản gia cũ của ba chị… mẹ kiếp… thằng Jonas Wilkerson.

Anh đã… nó chết rồi hả?

Tony gắt lên:

– Trời ơi, Scarlett O’hara! Bộ chị tưởng là hễ tôi muốn cắt cổ đứa nào, tôi chỉ xài có sống dao thôi sao? Chúa ơi tôi phải cắt nhỏ nó ra từng miếng chớ.

Giọng Frank vẫn bình thản:

– Tốt lắm tôi cũng không ưa tên đó.

Scarlett nhìn chồng. Frank không còn là anh chàng nhút nhát tối ngày chỉ biết có bắt râu. ở y hiện thời có một cái gì sắc bén và cương nghị. Trước tình cảnh khẩn trương như vậy mà Frank vẫn không nói một tiếng thừa. Y là đàn ông và Tony cũng là một đàn ông. Và một khi tình trạng bắt buộc dùng tới bạo lực thì đó là chuyện của đàn ông, phụ nữ không hề biết tới.

– Nhưng còn Ashley… Anh ấy có…

– Không. Anh muốn tự tay giết nó nhưng tôi nói đó là quyền của tôi bởi vì Sally là em dâu tôi. Cuối cùng anh đành chịu. Anh theo tôi tới Jonesboro, đề phòng trường hợp thằng kia ra tay sớm hơn. Theo tôi thì Ashley không bị gì đâu. Hy vọng như vậy. Có chút mứt nào để ăn với bánh bắp không? Còn món gì ăn để tôi mang Theo dọc đường không?

Scarlett sốt ruột:

– Nếu anh không chịu nói rõ ràng, tôi sẽ la lớn lên cho coi.

– Khoan đã, chờ tôi đi khỏi thì muốn la thì la. Tôi sẽ kể chị nghe trong lúc anh Frank thắng yên ngựa. Cái thằng mẹ kiếp Wilkerson đã gây nhiều chuyện rắc rôl rồi. Chác chị không quên là nó đã làm khó dễ chị về chuyện thuế má. Cái đó mới là một chuyện thôi. Chuyện ác hại hơn cả là cái lối nó xúi giục bọn da đen. Bọn da đen khốn nạn, tụi nó cứ nhằm mắt tin những gì cái lũ chó má đó nói ra rồi quên hết những điều hay lẽ phải mà mình đã làm cho tụi nó. Bọn Yankee hứa sẽ cho tụi nó bỏ phiếu. Còn đám mình thì không có quyền. Bây giờ, tất cả những kẻ đã góp công góp của cho quân đội Liên bang miền Nam đều bị loại hết rồi, chỉ còn lại có mấy mống thuộc đảng Dân chủ bỏ phiếu thôi. Nếu chúng cho tụi da đen đầu phiếu thì tụi mình kể như đời tàn. Mẹ kiếp đây là xứ sở của mình mà! Đâu có phải là của bọn Yankee’ Nói có Trời, Scarlett, không thể chịu đựng được nữa! Thiệt mà, không chịu đựng nổi nữa Tụi này phải làm một cái gì dù cho có chiến tranh lần nữa cũng được. Không bao lâu nữa, mình sẽ gặp phải mấy ông tòa da đen, mấy nhà lập pháp da đen… toàn một lũ lọ nồi từ trong rừng ra…

– Nói tiếp đi… mau đi anh? Anh làm gì nó?

– Cho tôi xin thêm chút xíu bánh bắp nữa rồi hãy gói. Người ta đồn là thằng Wilkerson còn đi quá trớn hơn là lo chuyện bình đẳng cho tụi da đen. Thiệt mà, nó có nói với tụi da đen, nó dám lớn gan…

Tony lắp bắp một cách khổ sở:

– Nó nói là tụi mọi đen… có… có quyền… với phụ nữ da trắng.

– Trời, Tony, có vậy sao!

– Chúa ơi, có chớ sao không Tôi không lạ về chuyện chị ghê tởm, nhưng tại sao chị không biết việc này? Ngay tại Atlanta, chúng cũng nói với bọn mọi đen như vậy mà.

– Tôi… tôi không biết.

Vậy là tại Frank không muốn cho chị biết. Vừa nghe chuyện đó, chúng tôi định tới thằng Wilkerson vào buổi tối nhưng trước đó chị còn nhớ thằng mọi đen Eustis, cái thằng lúc trước cai quản nông nô nhà tôi không?

– Nhớ!

Bửa nay nó lẻn vào bếp trong khi Sally đang nấu nướng và nói gì đó. Tôi không biết nó nói cái gì, nhưng nó đã làm Sally la lên, tôi liền chạy xuống bếp thì gặp nó, đang say mèm như…

– Kể tiếp đi.

Tôi bắn nó chết và trong lúc má tôi lo cho Sally, tôi lấy ngựa đi Jonesboro tìm Wilkerson. Nó mới là thằng chịu hoàn toàn trách nhiệm. Không có nó, bọn hắc nô không bao giờ điên cuồng như vậy. Đi ngang Tara tôi gặp Ashley, dĩ nhiên là anh cùng đi với tôi. Ashley bảo để anh ra tay vì thằng Wilkerson đã chủ mưu đoạt Tara, nhưng tôi không chịu. Tôi nói Sally là em dâu của tôi, chúng tôi cãi nhau dọc đường. Chừng tới Jonesboro thì, Chúa ơi, chị biết gì không, tôi bỏ quên súng ở nhà. Điên quá!

Tony ngừng lại cạp bắp, Scarlett bỗng rùng mình. Cả hạt Clayton ai cũng rõ những cơn giận ghê người của dòng họ Fontaine.

– Tôi đành phải xài dao. Tôi tìm ra nó trong một quán rượu. Tôi đẩy nó vào một góc trong khi Ashley khống chế mấy người khác. Tôi nói cho nó hiểu nguyên do trước khi đâm nó. Rồi mọi chuyện sau đó giống như chiêm bao. Tôi chỉ nhớ có một chuyện là Ashley đặt tôi lên lưng ngựa và bảo tôi tìm tới anh chị. Ashley

hay thật, lúc nào anh cũng bình tĩnh và sáng suốt.

Frank đem chiếc áo choàng vào đưa cho Tony. Đó là cái áo dày nhất của y nhưng Scarlett không phản đối. Nàng tự đặt mình hoàn toàn đứng ngoài, đây là chuyện riêng của đàn ông.

– Nhưng Tony… ở nhà cần có anh. Nếu anh về và giải thích với…

– Tony vừa cười vừa xỏ tay vào áo khoác: Frank, vợ anh điên rồi. Chị tưởng tụi Yankee sẽ ban khen một người dám kháng cự bọn mọi đen để bảo vệ gia đình mình. Ừ chúng sẽ thưởng cho tôi một bản án và một sợi dây thừng. Hôn tôi đi Scarlett, Frank không ghen đâu và có lẽ không bao giờ tôi gặp lại chị nữa. Texas xa lắm. Tôi không viết thơ được đâu. Làm ơn cho gia đình tôi biết là tôi đã được an toàn.

Scarlett để cho Tony hôn mình và sau đó hai người đàn ông ra ngoài nói chuyện. Rồi nàng nghe có tiếng vó ngựa rất mau. Tony đã đì Scarlett mở né cửa thấy Frank đang uể oải dắt một con ngựa miệng sùi bọt mép vào chuồng. Nàng ngồi xuống, chân mềm nhũn. Bây giờ nàng mới nhớ lại những gì mà mấy lúc gần đây không để ý, những chuyện nghe đàn ông nói loáng thoáng và cứ mỗi lúc thấy nàng là họ lại trở nên thật dè dặt, những lời Frank khuyên nàng không nên đi xuống trại cưa với sự bảo vệ của mỗi mình bác Peter. Bây giờ tất cả đều rập nhau tạo thành một hình ảnh kinh khủng. Dân da đen đã hợm mình tới tột đỉnh với hậu thuẫn của quân Yankee. Nàng có thể bị giết, bị hãm hiếp hoặc là nạn nhân của một sự bạo hành nào đó. Và người nào muốn trả thù cho nàng đều sẽ bị quân Yankee treo cổ, không cần đem ra tòa xét xử. Sĩ quan Yankee chẳng biết gì về luật pháp, cũng chẳng cần biết yếu tố cấu thành tội phạm, họ sẵn sàng cho treo cổ ngay. Nàng giận giữ nghĩ thầm:

“Mình có thể làm gì được bây giờ? Tại sao lũ người quỉ ám đó có thể treo cổ một thanh niên hào hiệp như Tony chì vì đã giết một tên mọi đen đang gay rượu và một tên Scallawag hèn hạ để bảo vệ gia đình mình?”

“Không thể chịu đựng được nữa!” Tony đã hét lên như vậy và anh ta có lý. Nhưng nếu không chịu đựng được nữa thì phải làm gì? Thụ động như hiện tại? Nàng sợ hãi. Lần đầu trong đời nàng nhận thức rằng Scarlett O’hara cũng tầm thường như mọi người. Khắp miền Nam đang có hàng ngàn đàn bà cùng sợ sệt, cũng yếu đuối như nàng. Và hàng ngàn đàn ông, sau khi. đã giải giới tại Appomattox, đã cầm lại vũ khí, sẵn sàng liều mạng để bảo vệ những người đàn bà đó.

Scarlett đã từng biết nhiều người đàn ông miền Nam, giọng nói thật dịu dàng nhưng nguy hiểm, vào thời tiền chiến, và những người thật khô khan nhưng liều lĩnh, vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tuyệt vọng. Nhưng gương mặt của hai người đàn ông bên ánh nến chập chờn có một cái gì khác hơn, một cái gì làm cho nàng nửa khích động nửa sợ hãi.

Lần đầu tiên Scarlett nghĩ tới những kẻ khác, đồng chia xẻ với họ sự sợ hãi, sự chua xót và tinh thần dứt khoát. Không, không thể chịu đựng được nữa! Miền Nam không thể chịu bó tay dễ dàng, không thể để cho những tên da đen dốt nát thao túng vì say men rượu cũng như say men tự do quá trớn. Nghĩ tới chuyện Tony phải vội vàng bỏ xứ ra đi, Scarlett bỗng thấy thiện cảm với anh ta, vì nhớ lại tình cảm cha nàng đã phải hấp tấp rời Ireland sau một vụ giết người. Dòng máu bạo động của Gbrala Cũng là dòng máu ở người nàng. Scarlett nhớ lại cảm giác khoái trá khi bắn chết tên cướp cạn Yankee. Dòng máu bạo động đó cũng ngấm ngầm chảy đằng sau lớp vỏ ân cần, lịch thiệp của thanh niên miền Nam. Toàn thể bọn họ, toàn thể những người nàng quen biết, ngay người có đôi mắt mơ màng như Ashley cho tới một người mẫn cảm như Frank, đều có những cơn rung động ẩn tiềm. Ngay cả Rhett, một gã vô lương và thô lỗ, cũng đã hạ sát một tên da đen vì đã dám “làm nhục một người đàn bà quý phái”. ‘ ‘

Lúc Frank ướt loi ngoi bước vào và ho khẽ, nàng vội chạy tới:

– Ồ Frank, chuyện này kéo dài tới bao lâu?

– Tới chừng nào bọn Yankee hết thù ghét chúng ta.

– Không còn cách nào khác hơn sao?

Frank mệt mỏi vuốt chòm râu ướt đẫm:.

– Các anh đang làm…

– làm cái gì?

– Chưa thể nói gì, chưa đạt được kết quả nào. Có lẽ phải kéo dài nhiều năm. Không chừng… không chừng miền Nam còn phải chịu đựng vậy hoài.

– Ồ, đâu được!

– Thôi, ngủ đi em. Em lạnh run rồi.

– Chừng nào những thứ đó chấm dứt

– Khi nào chúng ta được quyền bỏ phiếu lại. Khi nào tất cả chiến sĩ miền Nam có quyền bỏ lá phiếu vào thùng bầu cho một người miền Nam hoặc một đảng viên Dân chủ.

Scarlett thất vọng:

– Một lá phiếu? Một lá phiếu thì ăn nhằm gì trong khi bọn da đen đã điên cuồng… trong lúc bọn Yankee vẫn còn đầu độc chúng để chống lại mình?

Frank kiên nhẫn giải thích, nhưng khái niệm về giá trị của lá phiếu vượt ngoài sự hiểu biết của Scarlett. Nàng chỉ nghĩ tới chuyện Jonas Wilkerson không bao giờ còn đe dọa Tara được nữa và nghĩ tới Tony.

Tội nghiệp nhà Fontaine. Mimosa chỉ còn có một mình Alex. Tại sao Tony không suy tính… Không ra tay ban đêm để khỏi ai biết? Vụ cày mùa xuân, nếu anh ở nhà thì có phải là ích lợi hơn trốn ở Texas không?

Frank quàng tay ôm vợ, bình thường y vẫn ngại sẽ bị vợ hất tay ra, nhưng đêm nay đôi mắt Frank có vẻ đăm chiêu, cánh tay quàng hông Scarlett thật chắc nịch.

– Còn nhiều thứ trọng hệ hơn là chuyện cày bừa. Bây giờ là lúc chúng ta phải gieo kinh hoàng cho tụi da đen, phải cho bọn Scallawag một bài học. Khi nào còn những thanh niên dũng cảm như Tony là không cần phải lo lắng nữa. Đi ngủ em.

– Nhưng, Frank…

– Nếu chúng ta biết sát cánh nhau, quyết không lùi một bước trước bọn Yankee, thì có ngày chúng ta sẽ thắng. Em đừng quá lo nghĩ về chuyện đó. Cứ để cho đàn ông tính toán.

Scarlett nhớ tới Wade và ý tưởng thầm kín trong nhiều ngày qua, không, nàng không muốn con nàng sống trong một thế giới hỗn loạn đầy thù hận và quá mơ hồ, một thế giới của bạo động âm ỉ cháy bên trong mỗi người, của sự nghèo khó và bất an. Nàng không muốn con mình biết tới những điều ấy. Scarlett muốn có một thế giới trật tự và bảo đảm để có thể yên lòng tạo ìập tương lai, một thế giới mà con nàng chỉ có thể biết sự ấm êm, quần áo đẹp và thực phẩm dồi dào.

Frank tưởng là tất cả sẽ vuông tròn nhờ vào quyền bỏ phiếu. Bỏ phiếu? Bỏ phiếu để làm gì? Có lẽ dân miền Nam sẽ không bao giờ có quyền đi bầu nữa. Trên đời này chỉ có một thứ được coi như thành lũy kiên cố nhất để đương đầu với tai ương, đó là tiền.Nàng thấy cần phải có tiền, thật nhiều tiền để khỏi lo đói và nghèo khổ nữa.

Nàng đột ngột cho Frank biết mình đã có thai.

Nhiều tuần sau ngày Tony đào tẩu, nhà cô Pitty bị lục soát liên miên. Từng toán lính xông vào nhà bất kể giờ giấc. Họ lục soát khắp các phòng, hạch sách đủ điều, mở các tủ quần áo, đồ đạc, nhìn dưới gầm giường. Chánh quyền quân sự được mật báo là Tony có ghé nhà Pitty và họ nghĩ anh ta vẫn còn ẩn náu tại nhà cô hoặc một nài nào gần đó.

Mỗi lần có lính tới nhà là cô Pitty lại mướn cớ đau để nằm trong phòng. Frank và Scarlett đều không hề tiết lộ chuyến tạt qua chớp nhoáng của Tony nên cô gái già không hay biết gì cả.

Cô thành thật khai rằng mình chỉ gặp Tony có một lần trong đời, vào dịp lễ Giáng sinh năm 1862. Cô nghẹn ngào thêm:

– Và lúc đó cậu ta đã say nhừ tử rồi.

Mệt mỏi và khổ sở vì tình trạng thai nghén, Scarlett đâm ra thù ghét lính Yankee đã làm xáo trộn sự yên tĩnh của nàng, đồng thời nàng cũng sợ Tony bị bắt, và anh có thể khai sự đồng lõa của vợ chồng nàng. Nhà tù đã đầy nghẹt dân chúng bị giam giữ vì những lý do còn mơ hồ hơn thế nhiều. Scarlett biết chỉ cần một bằng cớ nhỏ nhặt nào là họ cũng sẽ bắt nàng và Frank, cả cô Pitty nữa.

Một dạo, tại Washington người ta đã thảo luận sôi nổi về vấn đề tịch thu tất cả tài sản của quân phiến loạn” để trả chiến phí cho Hiệp chủng quốc. Việc này làm Scarlett phải lo âu một thời gian. Bây giờ thêm vào đó, lại có nhiều tin đồn ở Atlanta người ta sẽ trưng dụng tài sản của những kẻ chống đối quân luật. Scarlett lo không những nàng và Frank bị mất tự do mà còn có thể mất luôn căn nhà, cửa tiệm và trại cưa. Và dầu cho chính quyền quân sự không tịch thu tài sản đi nữa thì nàng và Frank cầm bằng như phải mất tất cả khi ngồi tù, vì có ai điều khiển công việc giùm họ trong lúc họ ngồi tù đâu.

Scarlett hận Tony đã mang tới phiền nhiễu cho gia đình nàng. Tại sao anh lại gây rắc rối cho bạn bè? Và tại sao Ashley lại bảo anh ta tới nhà nàng? Từ nay, nàng sẽ không bao giờ giúp đỡ ai nữa cả, nàng không muốn bọn Yankee bao vây nàng như ong vò vẽ Không, nàng sẽ gài chặt cửa, không giúp bất cứ ai. Dĩ nhiên, trừ Ashley. Nhiều tuần sau ngày Tony tới nhà, Scarlett thường bị tiếng động ngoài đường đánh thức giữa đêm, nàng sợ tới lượt Ashley đào tẩu, trốn đi Texas vì tội đồng lõa với Tony. Scarlett không biết tình trạng của chàng ra sao mà cũng không dám viết thơ về Tara để hỏi. Quân Yankee có thể chặn thơ và gây rắc rối thêm cho Tara. Nhưng nhiều tuần qua mà không nghe một tín bất thường nào, nàng biết Ashley vẫn bình yên. Rồi cuối cùng, quân Yankee cũng ngừng quấy nhiễu gia đình nàng.

Nhưng sự lắng dịu đó không làm cho Scarlett mất dược mối lo từ lúc Tony tới gõ cửa nửa đêm, nàng lo âu nhiều hơn lúc bị pháo kích ở Atlanta. Có thể nói là Tony đã kéo vẹt cho nàng tấm màn đen, bắt nàng phải nhìn thẳng vào sự thật bấp bênh của cuộc sống.

Mãi tới mùa đông năm 1866 này, Scarlett mới nhận thức vấn đề trước mắt nàng và cho toàn miền Nam. Nàng cứ đặt kế hoạch, cứ thu xếp, cứ làm việc quần quật như một con nô lệ và cứ cố gắng vượt mọi trở ngại nhưng bất cứ lúc nào quân Yankee cũng có thể tước đoạt một cách dễ dàng. Đã vậy, lúc đó nàng lại không có quyền phản kháng, không có quyền đòi minh xét, ngoại trừ cái quyền được ra tòa, như Tony đã mĩa mai. Nhưng tòa án quân sự chỉ gồm toàn những ông thẩm phán chuyên quyền. Chỉ có bọn da đen mới có quyền khiếu nại.

Quân Yankee đóng ở Georgia rất nhiều phần lớn đều tập trung Atlanta. Các đơn vị trưởng Yankee đều có toàn quyền đối với dân,kể cả quyền tha hay giết, họ lại còn triệt để khai thác quyền đó. Họ bắt giữ dân chúng không cần lý do, tịch biên tài sản và treo cổ.Họ gây rắc rối và phiền nhiễu dân với những qui chế thương mại trái ngược nhau về tiền thù lao cho gia nhân về những gì họ có thể phát biểu ở nơi công cộng, về những cuộc hội họp cá nhân và những gì có thể trình bày trên mặt báo. Họ còn qui định thời gian và nơi đổ rác, những bài hát nào có thể trình bày được, vì bây giờ nếu còn hát bản “Dixìe” hoặc Bonnie blu fag” đều bị liệt vào tội phản nghịch. Họ còn bắt buộc khi lãnh thư ở nhà Bưu điện, dân chúng phải tuyên thệ trung thành với Hiệp chủng quốc và trong một vài lĩnh vực khác, họ còn cản trở việc cấp phát hôn thú cho những cặp vợ chồng không tuyên thệ.

Báo chí đều bị bịt miệng nên không thể đưa ra những lời phản đối công khai về hành động bất công hoặc cướp bóc của quân Yankee. Những chống báng riêng rẽ đều bị bóp nghẹt bởi nhà tù. Khám đường chật ních những thân hào nhân sĩ, họ ngồi tù mà không hy vọng có ngày được xét xử. Tòa án không hề áp dụng công lý hoặc luật Habeas corpusl vì thế số người bị giam giữ rất nhiều. Chỉ cần bị tình nghi chống đối hoặc là đảng viên Ku Klux Khan, hoặc bị người da đen tố cáo nhục mạ chúng là đủ để được vào tù. Chánh quyền không cần chứng cớ rõ ràng, chỉ một lời tố cáo là xong. Dựa vào sự xúi bẩy của ủy ban giải phóng nô lệ, bọn da đen sẵn sàng đứng ra buộc tội bất cứ ai

Tuy chưa chính thức được chấp thuận quyền đầu phiếu nhưng dân da đen được hứa hẹn rất nhiều, đối với họ không có gì sung sướng bằng được quyền đi bầu. Quân đội sẵn sàng làm hậu thuẫn cho bất cứ yêu sách nào của người da đen, do đó hễ người da trắng nào ra mặt chống đối họ là rước họa vào thân.

Các tên nô lệ ngày xưa, bây giờ nghiễm nhiên trở thành lãnh chúa với sự giúp đỡ của Yankee những tên đần độn và đê tiện nhất cũng tha hồ thao túng. Nhưng những thành phần da đen được khai hóa nhiều hơn lại đâm ra chê lối tự do kiểu đó, họ cùng chia xẻ sự đau khổ với các chủ nhân da trắng, hàng ngàn gia nô, từng lớp cao nhất trong xã hội da đen, vẫn còn ở lại với chủ nhân của họ, vẫn ra sức làm những việc mà ngày xưa họ cho là không xứng đáng.

Bọn hắc nô rời bỏ vùng quê, tràn ngập Atlanta đều lười biếng và vô cùng nguy hiểm, kết quả của ý thức hệ mới vừa hấp thụ. Chen chúc trong những túp lều bẩn thỉu, bọn họ là môi trường tốt cho các chứng đậu mùa, thương hàn và lao phổi. Vốn quen được các nữ chủ chăm sóc lúc đau yếu, bây giờ họ đành bó tay

trước bệnh hoạn của mình. Vốn quen được chủ nhân bảo vệ cho gia đình con cái, bây giờ họ hoàn toàn không có chút ý thức trách nhiệm nào với chính bản thân. Phần ủy ban giải phóng nô lệ thì họ chỉ mưu đồ việc chính trị hòng trục lợi nơi các chủ đồn điền.

Con cái người da đen bị bỏ rơi chạy rong ngoài đường như một con vật cho tới khi được một gia đình da trắng hảo tâm nào đó đem về nhà nuôi nấng.

ủy ban giải phóng nô lệ lo không xuể, khi họ nhận ra thì đã muộn, vội vàng gửi bọn hắc nô đó về với chủ cũ của chúng. Bảo chúng cứ việc trở về, trở về như một công dân tự do, họ bảo chúng có quyền ký hợp đồng với chủ nhân để lĩnh lương hàng ngày. Thế là bọn hắc nô có tuổi sung sướng quay về, lại chồng thêm gánh nặng cho các người chủ cũ, nhưng bọn trẻ tuổi thì vẫn ở lại Atlanta. Chúng không muốn làm việc gì cả. Đã no bụng thì cần làm chi nữa.

Lần đầu trong đời, người da đen được tự do uống rượu mạnh. Ngày trước họ chỉ được nhấm nháp trong dịp lễ Giáng sinh thôi. Bây giờ vừa do bọn ủy ban giải phóng nô lệ và bọn Carpetbagger xúi giục vừa bị men rượu thúc đẩy những vụ bạo hành do chúng gây ra không thể nào tránh khỏi. Sanh mạng, tài sản không còn được bảo đảm, người da trắng không còn được pháp luật che chở đã lắc đầu sống trong lo âu sợ sệt. Trên đường phố, đàn ông bị bọn da đen say rượu làm nhục, nhà cửa vựa lúa bị đốt về đêm bò, ngựa, gà, vịt bị mất cắp ban ngày, tội ác xảy ra khắp nơi và chỉ có một số ít phạm nhân bị đưa ra tòa.

Nhưng tất cả những nguy cơ và sỉ nhục đó không nghĩa lý gì với tai họa của những phụ nữ da trắng. Những người đã bị chiến tranh cướp đoạt trong gia quyến phải sống cô độc ở những nơi hẻo lánh hay trên những quãng đường vắng. Con số đàn bà bị cuỡng hiếp ngày càng gia tăng. Lo sợ cho sự an nguy của vợ con, đàn ông miền Nam bừng giận. Ku Klux Klan bắt đầu lớn mạnh dần. Và để đốí phó với tổ chức hoạt động về đêm này, báo chí miền Bắc la hoảng lên. Họ đòi hỏi chính quyền địa phương phải lùng bắt hết đãng viên Ku Klux Klan và treo cổ chúng vì đã dám tự tay xử trị những kẻ phạm pháp, bất kể luật pháp do người Yankee áp đặt.

Mấy lúc sau này, bọn da đen càng bất cần luật lệ và binh sĩ Yankee khiến Scarlett lo sợ hơn bao giờ hết. Mối lo bị tịch biên tài sản ám ảnh ngay trong giấc ngủ, nàng lo ngại sẽ trở lại với cảnh khốn cùng. Chán nản trước sự bất lực của mình, của bạn bè của cả miền Nam, nàng không bao giờ quên câu nói của Tony:

“Scarlett, tôi quả quyết với chị là chúng ta không thể nào còn chiu dựng được nữa đâu”

Dù bị chiến tranh tàn phá, dù bị thời kỳ tái thiết gây rắc rối,Atlanta vẫn là một thành phố trên đà phát triển mau lẹ. Nó gần giống như các thành phố trẻ được dựng lên trong thời gian ly khai. Chỉ có một bất ổn duy nhất là thành phố có quá đông binh sĩ vô kỷ luật, tiền bạc tập trung trong tay kẻ bất lương và bọn da đen được sống an nhàn, trong lúc các chủ nhân cũ của chúng phải vất vả làm lụng mà không đủ ăn.

Bên trong lớp vỏ phồn thịnh ấy là sự lầm than và lo sợ, nhưng đó chỉ là tình trạng chung của những thành phố dang hấp tấp được dựng lên từ đống gạch vụn. Hình như lúc nào Atlanta cũng là một thành phố hối hả dù ở cảnh ngộ nào cũng vậy..

Atlanta sầm sập như một khu làng biên giới, không cần che đậy tội ác và đồi trụy. Quán rượu mở cửa suốt đêm, dãy phố nào cũng có hai ba quán. Cứ đêm xuống là đường phố đầy rẫy người say, đen lẫn trắng. Bọn giật móc túi và gái điếm nhan nhản trong những con hẻm hoặc đường phố tốl tăm. Tại những sòng bạc không đêm nào không xảy ra những vụ bắn nhau hay ấu đả. Tại các nhà chứa, tiếng dương cầm, tiếng cười đùa vang dậy cả đêm, thỉnh thoảng chen vào đó là những tiếng la hét, những tiếng súng nổ. Bọn gái điếm trân tráo thò đầu qua cửa sổ mời gọi khách qua đường chúng còn bạo dạn hơn cả bọn gái điếm trong thời chiến.

Belle Watling là chủ chứa nổi tiếng nhất trong bọn. ả ta vừa xây một ngôi nhà riêng cho mình, một ngôi nhà hai tầng lầu vĩ đại, khiến nhà cửa ở chung quanh trông tồi tàn hẳn đi. Từng dưới dùng làm quán rượu, trang hoàng tranh sơn dầu lộng lẫy với một dàn nhạc da đen chơi mỗi đêm. Từng trên, Theo lời đồn đại, được trưng bày toàn đồ gỗ đắt giá, màn đăng ten thật dầy và nhiều gương soi khung mạ vàng.

Nhưng đằng sau cánh cửa của những ngôi nhà tồi tàn là vùng ngự trị của nghèo đói. Bác sĩ Meade kể lại chuyện của những gia đình từng ở dinh thự dọn sang những căn nhà mướn và từ những căn nhà mướn họ lại dọn sang những phòng tối tăm trong xó xỉnh.ông trình bày cho các bà biết những nguy cơ nào đang chực chờ họ và lần đầu tiên, người ta khám phá ra bệnh Pellagra° xuất hiện trong những gia đình danh tiếng như Atlanta. Ngày trước mỗi lần giúp cho một đứa bé chào đời là bác sĩ lại cảm tạ Thượng đế, nhưng bây giờ sự tạ ơn đó không còn nữa. Bây giờ, Theo ông, sự sống không còn là một đặc ân. Cuộc sống khó khăn không còn thích ứng cho trẻ sơ sinh, rất nhiều đứa bé ra đời chỉ sống được trong vòng hai tháng.

Ánh đèn rực rỡ rượu nho, tiếng vĩ cầm, các buổi khiêu vũ và những bộ quần áo xa hoa lộng lẫy trong các biệt thự đứng sát bên những nguy cơ đói lạnh. Thái độ ngạo mạn và tàn nhẫn của những kẻ thành phục chen lẫn với sự chịu đựng nhẫn nhục và căm hờn của người thua trận.