Chương 3

Ellen O’Hara đã ba mươi hai tuổi, ở vào thời đó, bà được coi như một thiếu phụ trung niên, đã từng sanh 6 đứa con và chôn hết 3. Bà cao lớn, cao hơn chồng một cái đầu nhưng với dáng đi mềm mại làm nhún nhảy nhịp nhàng tà áo phồng to, bà đã làm cho mọi người quên để ý tới chiều cao đó. Chiếc áo chẽn lụa đen làm nổi bật cái cổ tròn trịa, thon thon và trắng ngần như sữa. Cái cổ đó dường như lúc nào cũng ngửa ra sau bởi sức nặng của mái tóc xum xuê bọc trong bao lưới. Mẹ bà là người Pháp mà cuộc Cách mạng 1791 cha mẹ đã phải trốn chạy khỏi đảo Haiti. Ở mẹ, bà thừa hưởng đôi mắt huyền hơi xếch, những hàng mi dài rậm và mái tóc đen nhánh. Với cha, từng là một chiến sĩ của Nã phá luân, bà giống ở sóng mũi dài và thẳng, ở quai hàm vuông nhờ đôi má bầu bĩnh làm dịu nét. Nhưng chính nhờ cuộc sống mà Ellen có được cái sắc thái kiêu hãnh nhưng không khinh mạn, dáng vẻ yêu kiều và nét sầu mơ làm mất hẳn cả sự tươi vui.

Bà sẽ là một giai nhân tuyệt sắc nếu có được một chút ánh sáng trong đôi mắt, một chút nồng nhiệt ở nụ cười, hoặc một chút hồn nhiên trong giọng nói, cái giọng nói êm như ru thường rót vào tai chồng con và đám gia nhân. Giọng bà êm dịu nhưng hơi líu ríu của người miền duyên hải xứ Georgia, nguyên âm dính liền nhau, phụ âm tách rời ra với chút ít âm điệu Pháp. Đó là thứ tiếng nói chẳng bao giờ cất cao khi ra lịnh hoặc quở trách con, nhưng là tiếng nói mà mọi người ở Tara phải tuân hành tức khắc, trong khi những lời gầm thét ỏm tỏi của chồng bà bị kể như vô hiệu.

Từ lúc hiểu biết tới nay, Scarlett vẫn thấy mẹ nàng không hề biến đổi, giọng nói vẫn êm và dịu dầu là ngợi khen hay rầy bảo, cử chỉ vẫn khoan thai và hữu hiệu mặc dầu luôn luôn bận rộn với bao nhiêu công việc khẩn cấp và náo nhiệt hằng ngày trong ngôi nhà của Gerald, đầu óc bà luôn luôn bình tĩnh và lưng vẫn thẳng, ngay cả trong ngày chết của ba đứa con trai. Scarlett cũng chưa bao giờ nhìn thấy mẹ dựa lưng vào ghế. Nàng cũng chẳng hề thấy mẹ ngồi ở nơi nào mà không có kim chỉ trên tay, ngoại trừ lúc dùng bữa, lúc cứu chữa người bệnh hoặc tính toán sổ sách của đồn điền. Khi tiếp khách, trên tay bà luôn luôn có một món đồ thêu, nhưng vào những lúc khác, bàn tay bà lại bận rộn với những chiếc sơ mi nhầu nát của Gerald, với những chiếc áo của ba cô con gái hoặc y phục của bọn hắc nô. Scarlett không thể tưởng tượng ra hình ảnh của mẹ mà không có cái bao đầu ngón tay bằng vàng. Nhớ tới mẹ là nàng cũng thấy ngay hình ảnh của mẹ đi qua trong tiếng sột sọat của tà áo lụa, theo sau là một con bé da đen có bổn phận duy nhứt là rút chỉ lượt và mang hộp đồ may bằng gỗ tử đàn, đi từ phòng nầy sang phòng khác, trong khi Ellen rảo quanh khắp nhà để kiểm soát việc nấu nướng, quét dọn và việc may y phục cho người làm ở đồn điền.

Chưa bao giờ, ngày cũng như đêm, Scarlett bắt gặp mẹ rời khỏi dáng vẻ trang nghiêm bình lặng cũng như chưa bao giờ nhận thấy cách phục sức của bà thiếu thích nghi. Khi Ellen sửa soạn dự một cuộc khiêu vũ hay tiếp khách hoặc đi Jonesboro dự lễ, bà phải cần tới hai tiếng đồng hồ, hai người tớ gái và cả Mammy phụ lực vào để lo việc ăn mặc sao cho thích hợp. Tuy thế, trong những trường hợp khẩn cấp, bà lại thay đổi y phục một cách mau lẹ khác thường.

Vì cửa phòng mở ra hành lang đối diện của phòng mẹ nên ngay từ thuở nhỏ, Scarlett đã quen với tiếng động rón rén của những bàn chân da đen bước thoăn thoắt trên sàn gỗ cứng từ lúc tờ mờ sáng, những tiếng gõ cửa gấp rút ở phòng của mẹ, và tiếng nói nghẹn ngào sợ sệt của bọn hắc nô thì thào về chuyện đau ốm, sanh đẻ, chết chóc trong dãy phòng quét bằng vôi trắng, nơi chúng ở. Lúc nhỏ, nàng thường len lén ra cửa nhìn qua khe hở nhỏ, và thấy Ellen từ trong gian phòng tối om bước ra trong khi cũng ở nơi đó, tiếng ngáy của Gerald vẫn đều đều và vô tư lự. Mẹ nàng đi vào vùng ánh sáng chập chờn của ngọn nến, tay kẹp hộp thuốc men, tóc vẫn thẳng thớm, áo chẽn gài cẩn thận.

Lúc nào cũng vậy, Scarlett luôn luôn cảm thấy ấm áp khi nghe mẹ thì thầm với giọng chắc, gọn nhưng đầy âu yếm trong khi bà nhón chân đi:

− Suỵt, đừng có ầm ĩ thế. Bọn bây làm ông O’Hara mất giấc ngủ bây giờ. Bịnh chúng nó chưa đến nổi chết đâu.

Quả vậy, nàng cảm thấy ấm lòng trở lên giường, biết rằng Ellen đang ở bên ngoài trong đêm tối và mọi việc đều đâu vào đó cả.

Lại có những buổi sáng, sau khi trọn đêm săn sóc những người sanh nở hoặc cứu chữa những kẻ sắp chết trong khi chẳng một ai tìm được hai bác sĩ Phontaine – một già, một trẻ – đến để tiếp tay, Ellen vẫn chủ toạ bữa điểm tâm như thường lệ, đôi mắt huyền nổi quầng thâm vì mệt mỏi. Dưới cái bề ngoài hiền thục uy nghiêm đó là cả một tinh thần cương nghị khiến cho tất cả đều kinh sợ kể cả chồng bà và mấy cô con gái, mặc dầu thà chết còn hơn là phải nhìn nhận điều đó – đối với Gerald.

Đôi khi Scarlett nhón chân hôn mẹ, nàng để ý đến vành môi trên quá ngắn và quá mềm mại của bà, một cái miệng dễ bị đời gây đau khổ. Nàng tự hỏi chẳng biết cái miệng đó có khi nào cười nhảm nhí lúc còn con gái, hoặc thức trọn những đêm dài để tâm tình với bạn gái hay không. Không, đó là một điều không thể có. Mẹ nàng vẫn luôn luôn là một, là cột trụ của uy lực, là nguồn gốc của khôn ngoan, con người duy nhứt bao giờ cũng có sẵn mọi giải đáp.

Nhưng Scarlett đã lầm, vì rằng nhiều năm về trước, Ellen Robillard của Savannah cũng cười ngớ ngẩn như bất cứ một cô gái nào ở tuổi 15 trong thành phố duyên hải nên thơ đó, cũng thức trắng đêm với bạn bè, trao đổi tâm tình, tiết lộ tất cả các bí ẩn của đời mình – chỉ trừ một việc. Đó là năm mà Gerald O’Hara, lớn hơn Ellen 25 tuổi bước vào cuộc đời bà – và đó cũng là năm mà người anh họ trẻ trung, mắt đen huyền, Philippe Robillard, bước ra khỏi đời bà. Khi Philippe với đôi mắt long lên sòng sọc, và với điệu bộ hung hãn, vĩnh viễn rời bỏ Savannah, người con trai đó cũng mang theo luôn ngọn lửa lòng của Ellen, để cho anh chàng Ái nhĩ lan chân vòng kiềng kia kết hôn với một cái vỏ sò trống rỗng nhưng xinh xắn.

Nhưng bao nhiêu đó cũng đủ đối với Gerald, một dịp may bất ngờ để cưới được người con gái ấy. Và nếu có một cái gì đã ra khỏi cuộc đời nàng, thì cái gì đó có mất mát gì đối với ông đâu. Là người sáng suốt, ông hiểu rằng chỉ có phép lạ mới khiến cho một gã Ái nhĩ lan vô gia đình, không sự sản lại có thể chiếm được ái nữ của một trong những gia đình giàu có và kiêu hãnh nhứt ở miền duyên hải. Bởi vì chính Gerald chỉ là một kẻ tự lập.

Từ Ái nhĩ lan, Gerald bước chân lên đất Mỹ vào năm hai mươi mốt tuổi. Cũng như nhiều người Ái nhĩ lan trước đó, hơn hoặc kém ông, Gerald đã phải ra đi hấp tấp chỉ với một ít quần áo trên lưng, với hai đồng si linh và với cái đầu được treo giá một khoản tiền khá lớn, lớn hơn tội của ông nhiều. Ở xứ ông, không một tên Orange nào đáng giá tới một trăm đồng bảng Anh đối với chánh phủ Anh quốc, nhưng người Anh xúc động vì một viên quản lý của một điền chủ Anh đã bị ông đánh chết thì ông chỉ có việc là phải bỏ trốn và trốn ngay. Quả tình ông có gọi tên quản lý đó là “đồ tạp chủng Orange”, nhưng có thế mà hắn lại dám chửi vào mặt ông bằng cách huýt sáo điệu nhạc “The Boyne Quater”.

Trận Boyne đã xảy ra cách hơn một trăm năm, nhưng đối với người trong họ O’Hara và các láng giềng thì như chỉ mới hôm qua khi mà đất đai và gia sản của họ tan biến trong vầng mây bụi che phủ cuộc đào tẩu của hoàng thân Stuart, để cho Quilliam oph Orange và đoàn quân khả ố của ông đeo huy hiệu màu cam tàn sát những kẻ đứng về phe hoàng tộc Stuart.

Vì lẽ đó và nhiều lý do khác nữa, gia đình O’Hara tưởng rằng chuyện rắc rối chẳng có gì quan trọng lắm, ngoại trừ trường hợp nó bị kết liền với những hậu quả nghiêm trọng khác. Từ nhiều năm, họ O’Hara thường bị nhân viên cảnh sát Anh nghi ngờ về những hoạt động lén lút chống chánh phủ, và Gerald không phải là người đầu tiên trong gia đình phải chạy ba chân bốn cẳng để rời khỏi Ái nhĩ lan giữa lúc hừng sáng. Hai người anh lớn, James và Andrequ mà ông chỉ nhớ mang máng là hai thanh niên kín đáo thường đi đi về về ban đêm vào những giờ giấc khác thường, đôi khi biến mất luôn cả mấy tuần khiến bà mẹ ngồi đứng không yên. Họ đã trốn sang Mỹ nhiều năm trước, ngay sau khi một số súng chôn giấu dưới những chuồng heo nhà O’Hara bị khám phá. Hiện nay, họ đã là những thương gia phát đạt “mặc dầu chỉ có Trời mới biết vì sao” như lời bà mẹ mỗi khi nhắc tới hai đứa lớn nhứt của đám con trai bà. Chính Gerald đã được gởi gấm cho hai người anh đó.

Ông rời nhà với chiếc hôn vội vàng của mẹ, với những lời bà cầu nguyện văng vẳng bên tai và lời khuyên của người cha: “Mầy phải nhớ là không bao giờ lấy cắp một món gì của ai”. Năm người anh cao lớn tiễn biệt ông với những nụ cười thán phục pha lẫn chút ý nghĩa khích lệ, bởi vì Gerald hãy còn nhỏ mà là kẻ thấp bé trong một gia đình cao lớn khoẻ mạnh.

Năm người anh cũng như cha ông, đều cao từ một thước tám trở lên, nhưng về phần Gerald năm hai mươi mốt tuổi, ông tự hiểu là chiều cao một thước sáu mấy phân là tất cả những gì mà Thượng đế đã ban cho. Chỉ có hạng người như Gerald mới không phí thì giờ tiếc rẻ cái tầm vóc thấp bé của mình và không bao giờ coi đó là một chướng ngại trên đường tiến thủ. Trái lại, chính cái thân hình thu gọn đó đã tạo cho ông thành người như ngày nay, bởi vì ông đã sớm hiểu rằng những người thân hình nhỏ bé cần phải đầy đủ quả cảm mới sống còn được giữa những kẻ to lớn. Và Gerald đúng là người quả cảm.

Các anh ông đều ảm đạm và trầm lặng. Ở họ, sự lưu truyền của những thời vàng son trong gia tộc đã vĩnh viễn qua rồi, đã bị dồn nén thành một mối hận thù câm nín và nếu có phải phát tiết thì chỉ với hình thức chua xót. Nếu Gerald cũng cao lớn, khoẻ mạnh như các anh, có lẽ tánh tình ông cũng như họ và có lẽ ông đã lặng lẽ biến thành một thành phần chống đối chánh phủ. Nhưng Gerald là đứa “rộng họng cứng đầu” như mẹ ông thường mắng yêu như thế, dễ nổi xung và hay đấm đá. Ông giống như một con gà “bantam” nhỏ bé nhưng hung hăng đi nghênh ngang giữa một đàn gà khổng lồ loại “cochin”, nhưng các anh ông vẫn nuông chiều ông và chỉ khi nào xét thấy quá cần để răn dạy thằng em nhỏ bé, họ mới phải sử dụng tới những nắm tay to lớn.

Về phần học vấn, Gerald mang theo lên đất Mỹ một kiến thức kém cỏi, nhưng ông không cần nhận thức điều đó, và nếu có ai nói rõ với ông như thế, ông vẫn dửng dưng. Bà mẹ đã dạy cho ông biết đọc và biết viết. Ông cũng khá tinh thông về toán pháp. Và trình độ chữ nghĩa ông chỉ tới chừng đó thôi. Phần ngôn ngữ La tinh mà ông đã được biết qua chỉ đủ cho những lời xướng hoạ trong lễ Misa và sự hiểu biết về sử học của ông chỉ gồm toàn những chuyện đau thương, đen tối đã dồn dập xảy tới cho Ái nhĩ lan. Ông chẳng biết tí gì về thi ca ngoại trừ mấy bài thơ của Moore và cũng không hiểu gì về âm nhạc trừ một vài bản dân ca. Trong khi vẫn ngưỡng mộ những kẻ có học thức hơn mình, ông chẳng bao giờ nhìn nhận trình độ học lực của mình là một thiếu sót đáng kể. Vả lại, những điều học hỏi đó có giúp ích được gì tại một xứ khai phá, nơi mà những người Ái nhĩ lan dốt đặc cũng đã lập nên sự sản to lớn? Ở một nơi chỉ đòi hỏi người đàn ông phải có sức khoẻ và không ngại lao tác?

Cả James và Andrequ, hai người anh đã cho ông tá túc trong một cửa hàng ở Savannah, cũng không hề hối tiếc về sức học quá thiếu sót của đứa em. Bàn tay khéo léo cùng những phép tính chính xác và khả năng linh mẫn của ông đã khiến họ trọng nể. Thật vậy, ở đây, nếu cậu em Gerald mà có được tài nghệ văn chương hoặc âm nhạc thì chắc chắn hai người anh của cậu ta sẽ không khỏi bất bình, khinh ghét. Mỹ quốc vào những năm đầu thế kỷ, dường như ưu đãi người Ái nhĩ lan. James và Andrequ bắt đầu công cuộc làm ăn bằng cách chuyên chở hàng hoá trong những cổ xe phủ kín từ đi từ Savannah tới tận các thành phố nội địa Georgia và đã phát đạt để dựng lên một thương cuộc riêng có Gerald cùng chung hưởng.

Gerald yêu mến miền Nam, và chưa đầy bao lâu, ông tự cho mình là một người Nam chánh cống. Kể ra thì hãy còn quá nhiều chuyện về miền Nam – và những người Nam – mà ông không làm sao hiểu nổi, nhưng với bản chất mộc mạc, ông chấp nhận tất cả những tư tưởng và thói quen nào gần gũi với ông – chẳng hạn như chơi phé và đua ngựa, các cuộc bàn cãi chánh trị sôi nổi và luật lệ song đấu, quyền lợi các quốc gia và lên án bọn Yankee, binh vực chế độ nô lệ và quí trọng mảnh đất được mệnh danh là Vua Bông Vải, khinh rẻ bọn da trắng cặn bã và tỏ ra lịch sự thái quá đối với nữ giới. Ông cũng tập cả thói nhai thuốc lá. Riêng về tửu lượng thì ông khỏi phải tốn công để học hỏi vì là một kẻ có máu rượu ngay tư thuở mới ra đời.

Nhưng Gerald vẫn cứ là Gerald. Lề lối sống và tư tưởng của ông thay đổi nhưng ông vẫn cứ giữ nguyên cốt cách của ông, dầu rằng ông có đủ sức để thay đổi nó. Ông thán phục cái dáng điệu sang trọng buông thả của các đại phú nông và chủ đồn điền giàu có từ những lãnh địa đầy rêu của họ đến viếng Savannah, chễm chệ trên lưng những con ngựa nòi, theo sau là các cổ song mã chở những bà vợ xinh đẹp và phía sau nữa là một số xe đầy nhóc bọn nô lệ. Nhưng Gerald thì chẳng bao giờ có được cái điệu bộ sang trọng. Giọng nói uể oải và điệu bộ hững hờ của họ đối với ông nghe thật êm tai nhưng cái giọng của người Ái nhĩ lan vẫn bám chặt ở lưỡi ông. Ông thích cái thái độ ung dung của họ khi thương lượng các vấn đề quan trọng. Nếu có phải vì một cây bài mà mất đi một sản nghiệp, một đồn điền hay một tên nô lệ, họ vẫn viết giấy nhường lại những thứ đó cho người thắng cuộc với một dáng vẻ bất cần như khi họ ném vãi một số xu đồng cho đám trẻ con da đen. Nhưng Gerald là kẻ từng sống trong cảnh nghèo khó nên ông không bao giờ học được cái tư thái thua tiền một cách ung dung thanh lịch đó. Người ở miền duyên hải Georgia nầy họp thành một sắc dân nhỏ khả ái với giọng nói êm dịu, với những cơn giận bất ngờ và tính khí vô chừng khiến Gerald yêu thích họ. Tuy thế, bên trong con người trẻ tuổi vừa mới rời khỏi một xứ sở mà các đầm lầy đầy sương mù không dung chứa bịnh sốt rét, luôn luôn có gió ẩm và lạnh, bên trong con người đó còn có một khí lực sinh động và hoạt nhiệt khiến cho anh ta khác hẳn với hạng người trang nhã nhưng lặng lờ quen sống ở phong thổ bán nhiệt đới với những ao đầm đầy muỗi sốt rét.

Ở họ, ông chỉ học lấy những gì mà ông cho là cần thiết, phần còn lại, ông bất chấp. Ông nhận thấy đánh phé là trò hữu dụng nhứt trong tất cả các tập quán miền Nam, đánh phé và uống rượu thật cừ; và chính cái năng khiếu về phé và rượu mạnh đó đã đem lại cho Gerald hai trong ba vật sở hữu quí nhứt đời ông, đó là gã hầu cận và đồn điền bông vải. Vật quí nhứt còn lại chính là vợ của ông mà mỗi khi nghĩ tới, ông chỉ biết cho rằng đó là hạnh phúc trời ban.

Gã hầu cận, tên Pork, là một hắc nô da đen nhánh, đứng đắn và thuần thục về nghệ thuật thời trang. Anh ta là kết quả của một sòng bài phé suốt đêm giữa Gerald và một chủ đồn điền từ đảo St. Simon tới. Lối tố phé của ông ta cũng gan lì chẳng kém Gerald, nhưng về tửu lượng đối với món Rhum Nequ Orleans thì ông ta không phải là đối thủ. Về sau, mặc dầu người chủ cũ của Pork có đề nghị mua lại anh ta với giá mắc gấp đôi, Gerald vẫn cương quyết từ chối, bởi vì có được một gã nô lệ hầu cận đầu tiên mà đó lại là “tên hầu cận gioinhứt miền duyên hải” tức là đánh dấu được bước đầu tiên trong giấc mộng lớn của ông: có được thật nhiều nô lệ và thành một địa chủ thanh lịch.

Từ lâu ông đã có chủ ý là sẽ không giống như James và Andrequ cứ suốt ngày mặc cả với khách hàng rồi thức khuya tính toán những hàng cột dài chi chít số dưới ngọn nến mờ. Trái với hai anh, ông đã nhận thấy một cách sắc bén rằng xã hội chẳng bao giờ có ấn tượng đẹp đối với những “người là thương mãi”. Gerald muốn trở thành một chủ đồn điền. Với tất cả lòng hăng say của một người Ái nhĩ lan đã từng là tá điền, ông muốn chính mắt nhìn ngắm những mẫu đất xanh tươi của riêng mình. Trong mục đích duy nhứt đó, ông kỳ vọng có một ngôi nhà, một đồn điền, thật nhiều ngựa và nô lệ cho riêng mình. Và ở đây, ở một xứ vừa được khẩn hoang, không còn phải lo sợ đến hai mối tai hoạ vẫn luôn xảy ra ở quê hương ông – thuế má ăn mòn huê lợi và sự đe doạ thường xuyên của một án lịnh tịch biên bất ngờ – ông nhứt quyết phải thực hiện mộng ước. Nhưng, cùng với thời gian trôi qua, ông nhận thấy rằng có một ước vọng và biến ước vọng đó thành sự thật là hai chuyện khác nhau.

Rồi bàn tay của định mệnh liên kết với bàn tay của thần đổ bác đã giúp cho ông có một đồn điền mà về sau ông gọi là Tata, đông thời đưa ông ra khỏi vùng duyên hải lên tận vùng cao nguyên Bắc Georgia.

chuyện xảy ra vào một đêm mùa xuân oi bức trong một quán rượu ở Savannah khi Gerald thoáng nghe câu chuyện của người bên cạnh. Khách lạ là người sanh quán ở Savannah vừa từ nội địa trở về sau mười hai năm xa cách. Ông ta là một trong những người trúng được đất đai do nhà nước xổ số để phân chia vùng đất mênh mông bát ngát của vùng Trung bộ Georgia do dân da đỏ nhượng lại một năm trước khi Gerald đặt chân lên Mỹ quốc. Ông ta đã lên trên đó và tạo dựng một đồn điền, nhưng hiện thời, ngôi nhà lớn đã bị thiêu huỷ, ông ta quá nản cái “chỗ ghê tởm” nên có ý định phủi tay.

Luôn luôn bị ám ảnh bởi cái ý nghĩ làm chủ một đồn điền, Gerald nhờ người giới thiệu với khách. Và càng lúc ông càng quan tâm hơn khi nghe người lạ kể chuyện là ở miền Bắc đó đang tràn ngập những người đi lập nghiệp từ Carolinas và Virginia tới. Sống khá lâu ở Savannah nên Gerald quan niệm rằng, ngoài vùng duyên hải ra, tất cả các nơi khác đều là rừng rú với một tên da đỏ ẩn núp sau mỗi bụi rậm. Trong khi tải hàng cho thương cuộc “Anh em O’Hara”, ông đã từng đi qua Augusta, phía bên con sông Savannah khoảng một trăm dặm, và ông cũng đã từng đi sâu tới các thành phố xưa cũ nằm về phía Tây của thị trấn nầy. Ông nhận thấy khu vực đó cũng được xây dựng an bày như vùng duyên hải, nhưng theo lời người lạ thì đồn điền của ông ta còn ở sâu vào một nội địa cách Savannah tới hai trăm rưỡi dặm về phía Tây và Bắc. Và chỉ cách con sông Chattahoochee chừng vài dặm. Gerald cũng biết rằng vượt quá con sông đó về phía Bắc là nơi chiếm cứ của giống dân da đỏ Cherokee, do đó ông không khỏi ngạc nhiên khi thấy người lạ kể qua những vụ đụng độ với dân da đỏ bằng một vẻ khinh thường, và cũng ở đấy, nhiều thị trấn bắt đầu mọc lên và đồn điền phát đạt vô cùng.

Một giờ sau, khi câu chuyện bắt đầu lạt lẽo, với một thủ đoạn làm ra vẻ ngây thơ chất phác phản chiếu từ đôi mắt trong xanh, Gerald đề nghị chơi bài. Khi đêm càng khuya và rượu uống đã nhiều, bao nhiêu người khác đều dừng tay, chỉ còn Gerald và người khách lạ. Khách xô hết đống tiền ra và tố luôn với tờ bằng khoán đất. Gerald cũng xô tuốt cộc tiền của mình và đặt trên đó trọn bóp bạc. Đặt trường hợp số bạc trong bóp đó là tiền của Công ty “Anh em O’Hara”, Gerald cũng không hối hận bao nhiêu vì ông sẽ về thú tội trước lễ Misa sáng hôm sau. Ông biết rõ điều ông muốn, và khi Gerald muốn có một cái gì, ông cố chiếm lấy bằng con đường trực tiếp. Vả lại, ông còn có cả một đức tin vào số mạng và “xây thiều dĩ ” của mình nên không một chút bận tâm về việc làm cách nào để hoàn trả số tiền lại cho các anh nếu bài của người lạ lớn hơn.

Người lạ chỉ có đôi ách vừa thở ra vừa gọi mượn giấy bút và nói:

− Thắng ván nầy ông cũng chẳng được lợi bao nhiêu. Phần tôi thì khỏi phải lo đến việc thuế khoá. Ngôi nhà lớn bị cháy năm rồi. Đồn điền, cây cối mọc hoang và đầy những thông con. Nhưng dù sao nó cũng đã thuộc về ông.

Cũng ngay đêm đó, Gerald đã nghiêm trang bảo Pork khi anh ta đỡ ông lên giường:

− Đừng lầm lẫn chuyện bài bạc với rượu Quhisky trừ khi mình là tay cừ về rượu lậu Ái nhĩ lan.

Và gã nô lệ hầu cận bày tỏ sự thán phục của anh ta đối với chủ mới bằng một thứ thổ âm pha trộn giữa địa phương của anh ta và địa phương của chủ mà chỉ có hai người đối thoại là hiểu nổi với nhau mà thôi, kỳ dư chẳng ai có thể biết là gì cả.

Con sông Phlint đục bùn lặng lờ chảy giữa hai bức tường thông và sồi bao phủ bởi những cây leo, ôm lấy giãi đất của Gerald như một cánh tay mở rộng ôm choàng qua hai phía. Đứng trên nền đất, trước là nền của ngôi nhà chánh, Gerald say sưa ngắm bức tường chắn cao ngất và xanh um ấy, coi như đó là bờ rào do chính ông dựng lên để phân định ranh giới mảnh đất của mình. Từ trên nền đá đen xạm vì hỏa hoạn nhìn xuống lối đi có trồng cây hai bên chạy ra đường cái, Gerald chửi thề ỏm tỏi vì vui sướng quá đến nỗi quên tạ ơn Thượng đế. Hai dãy cây song song nhau kia là thuộc quyền sở hữu của ông, cả cái sân hoang phế kia cũng là của ông, nơi đó cỏ đã mọc cao tới thân người bên dưới những khóm hoa mộc lan đầy bông sao trắng. Những cánh đồng không ai canh tác, lố nhố những thông non và bụi rậm, trải dài bình diện đất đỏ xa lần ra bốn phía cũng là của Gerald – tất cả đều thuộc quyền sở hữu của ông chỉ vì ông có dòng máu Ái nhĩ lan mạnh rượu và có cái can đảm dám liều sanh tử trong một ván bài.

Gerald nhắm mắt lại, và giữa sự yên tĩnh của vùng đất đỏ bỏ hoang, ông có cảm tưởng như vừa trở lại quê nhà. Ở đây, ngay dưới chân ông, một ngôi nhà tường vôi trắng sẽ mọc lện Bên kia đường sẽ có nhiều bức rào để chứa lũ gia súc béo phị và những con ngựa giống, và giãi đất đỏ thoai thoải đổ xuống triền đồi ra tận thung lũng phì nhiêu kia sẽ trắng xoá như lông tơ vịt biển dưới ánh mặt mặt trời – đó là bông vải, hàng mẫu và hàng mẫu bông vải! Vận số của dòng họ O’Hara lại sắp được tỏa rạng.

Với một ít bạc mượn được của hai người anh không mấy nhiệt thành và một khoản tiền khá lớn cầm thế đất, Gerald mua được một số nô lệ chuyên việc đồng áng và lên đường tới Tara sống độc thân trong ngôi nhà nhỏ chỉ có bốn phòng của viên quản gia trong khi chờ ngôi nhà lớn cất lên.

Ông cho khai quang các cánh đồng để trồng bông vải, mượn thêm tiền của James và Andrequ để mua nô lệ. Họ O’Hara đoàn kết như một bộ lạc, luôn luôn bám sát vào nhau trong hoàn cảnh sung túc cũng như những lúc gặp tai ương, không phải vì quá thương mến nhau mà là vì trong suốt nhiều năm đen tối, họ đã hiểu được nếu muốn sống còn thì cả gia đình phải liên kết chặt chẽ với nhau để đối phó với bên ngoài. Họ cho Gerald mượn tiền, rồi những năm sau đó, tiền lại được trả vào tay họ với một số lời. Đồn điền từ từ bành trướng trong khi Gerald mua thêm một số đất bên cạnh, và ngôi nhà trắng đã từ trong mộng hiện ra.

Ngôi nhà do bọn nô lệ xây lên trông vụng về như bò trườn ra. Nó nằm chễm chệ trên gò đất nhìn xuống đồng cỏ tươi tốt trải dài nghiêng nghiêng xuống tận dòng sông, và Gerald đã hết sức hài lòng vì mặc dầu mới được xây cất, trông nó già giặn như từng trải mưa nắng nhiều năm. Những cây sồi cổ thụ đã từng nhìn thấy dân da đỏ đi qua dưới cành lá của mình ôm chặt lấy ngôi nhà, nhánh nhóc chìa ra che phủ mái nhà trong một vòm bóng mát. Sân cỏ được săn sóc kỹ càng bây giờ đã xanh mướt với loài xa trục thảo và loại cỏ Bermuda và Gerald luôn luôn nhắc nhở người làm phải trông chừng cẩn thận. Từ con đường lớn hai bên có trồng cây bách hương đến dãy lều trắng dùng làm nơi cư trú cho nô lệ, Tara toát ra một không khí chắc chắn, vững vàng và trường cửu. Cứ mỗi lần phi ngựa qua khúc quanh trên đường cái và nhìn thấy mái nhà của chính mình nhô lên khỏi cành lá xanh tươi là mỗi lần ông cảm thấy hãnh diện dường như lúc nào cũng chỉ mới nhìn thấy lần đầu.

Chính ông – chính cái anh chàng Gerald bé nhỏ, cứng đầu và ồn ào – đã tạo dựng được nó.

Gerald luôn hoà nhã với tất cả các láng giềng trong hạt, chỉ trừ đám Mac intosh có đất nằm sát mé trái đồn điền của ông và bọn Slattery chỉ có vỏn vẹn ba mẫu đất, cằn cỗi ở về phía phải, chạy dài theo những ao đầm nằm giữa con sông và đồn điền của John Quilkes.

Đám Mac intosh là người Tô cách lan – Ái nhĩ lan lại thuộc phe Orange nên cho dầu họ có được tất cả những đức tánh cao quí của bao nhiêu vị Thánh có tên trong lịch Thiên Chúa giáo thì dòng họ tổ tiên của họ vẫn cứ đáng bị nguyền rủa muôn đời trước mắt Gerald. Thật sự, họ đã tới sống ở Georgia được bảy chục năm rồi, và trước đó, cũng đã trải qua suốt một thế hệ ở Carolinas, nhưng những người đầu tiên trong tông tộc của họ đã từ Ulster đặt chân lên đất Mỹ và chỉ nội một việc đó cũng đủ cho Gerald thù hận lắm rồi.

Bọn họ toàn những kẻ thâm trầm và ương ngạnh, chỉ quanh quẩn trong thế giới riêng của họ và gả cưới lẫn nhau giữa những người thân tộc ở Carolinas. Không phải chỉ một mình Gerald là giận ghét họ, bởi vì dân trong hạt ai ai cũng niềm nở và hợp quần với nhau thì khó mà tha thứ được đối với những kẻ thiếu những đức tánh đó. Những lời đồn đãi về việc họ thiên về phe chủ trương giải phóng nô lệ lại càng làm cho người trong hạt lánh xa họ Mac intosh. Mặc dầu lão Angus chưa hề giải phóng cho một tên nô lệ nào và mặc dầu ông ta đã làm một điều hết sức trái ngược với chủ nghĩa phế nô là bán một vài đứa nô lệ cho những người mãi nô đưa lên những cánh đồng mía ở Louisiana, những lời đồn đãi kia vẫn cứ tồn tại.

Gerald nói với John Quilkes:

− Không nghi ngờ gì hết, y là một tên phế nô. Nhưng ở một đứa theo phe Orange, khi một nguyên tắc chạm vào cái thế kín như bưng của Tô cách lan thì nguyên tắc đó phải lâm nguy.

Đối với đám Slattery thì lại là một vấn đề khác. Là những người da trắng nghèo đói, họ không được dành một chút nể trọng bất đắc dĩ nào như đối với dòng họ Mac intosh qua việc sống triệt để độc lập với họ hàng. Lão già Slattery cứ bám dính lấy mấy mẫu đất nghèo nàn với tất cả sự lười biếng và sầu thảm, mặc dầu Gerald và John Quilkes đã nhiều lần đề nghị mua lại. Vợ lão là một người đàn bà tóc tai rối nùi, trông bịnh hoạn và thất sắc, lại còn phải chăn nuôi cả một lũ con nhút nhát – cứ mỗi năm lại mỗi tăng nhân số. Tom Slattery không có tới một tên nô lệ và hai đứa con trai lớn của y lại không chịu liên tục cố gắng trồng bông vải, trong khi bà vợ và đám trẻ con quanh quẩn trên một lõm đất được coi như là vườn rau cải của gia đình. Do đó, bông vải chẳng bao giờ được mùa, và vườn rau thì chẳng mấy khi cung cấp đủ cho cả nhà, bởi vì bà Slattery cứ luôn luôn mất thì giờ cho việc sanh đẻ.

Cảnh Tom Slattery thất thểu đi từ nhà nầy sang nhà khác để ăn mày hạt giống bông vải hay một lát thịt để sống qua ngày là một chuyện quá quen mắt. Còn một chút hơi tàn nào là Slattery thù hận chút ấy đối với các láng giềng qua sự khinh khi ra mặt của họ, nhứt là với bọn hắc nô tự phụ vì được làm tôi đòi cho đám nhà giàu. Bọn tôi tớ da đen trong hạt luôn luôn tự cho mình cao cả hơn những kẻ da trắng rác rến, và thái độ khinh ngạo không che giấu của chúng làm cho y uất ức, nhưng đồng thời cũng khiến cho y thèm muốn địa vị của chúng. Trong khi y phải sống trong cảnh nghèo khổ thì bọn da đen đó lại được ăn uống đầy đủ, quần áo tươm tất, lại còn được săn sóc tử tế lúc bịnh hoạn hay khi già nua. Bọn chúng hãnh diện về danh tiếng của chủ và phần lớn đều tự kiêu vì được dịp hầu hạ người cao quí.

Tom Slattery có thể bán nông trại của y với một số tiền mắc gấp ba lần giá trị thật sự cho bất cứ chủ điền nào trong hạt. Họ sẵn sàng coi đó như là một món tiền xứng đáng dùng tống khỏi cộng đồng một vật chướng mắt. Tuy thế, y lại rất hài lòng được ở lại trên mảnh đất đó để chịu đựng cuộc sống cùng khổ chỉ với một bành bông vải mỗi năm với lòng từ thiện của những láng giềng.

Riêng đối với bao nhiêu người khác thì Gerald luôn giữ vững tình giao hảo và một vài trường hợp còn đi tới chỗ thân thiết. Những người trong họ Quilkes, Calvert, Tarleton và Phontaine đều tươi cười khi trông thấy con người nhỏ thó của ông ngồi trên lung một con ngựa bạch cao lớn sải như bay ngược dốc trên đường vào nhà họ. Họ tươi cười và nâng cao những chiếc ly lớn có pha một muỗng rượu Bourbon cùng một ít lá bạc hà nghiền nát. Gerald là một người khả ái, và lần lần người láng giềng nhận ra điều mà bọn trẻ, đám hắc nô và lũ chó đã phát giác ra ngay từ khi mới thấy ông lần đầu rằng ông là một người tốt bụng, chịu khó nghe và luôn luôn cởi mở mặc dầu con người bề ngoài của ông là một kẻ hay la hét và có vẻ hung tợn.

Cứ mỗi lần ông tới đâu là lũ chó mừng rỡ sủa như điên, và bọn trẻ da đen hò hét vang rần, chạy ào ra đón, giành nhau đặc ân giữ ngựa trong khi ông quát mắng mấy câu trìu mến. Đám trẻ con da trắng thì đòi được ông cho đu đưa trên gối, giữa lúc ông không ngớt miệng tố cáo với người lớn về sự phỉ báng của các chánh trị gia Yankee; các cô gái con của bạn ông thì kể riêng với ông về những chuyện tình của họ, và các cậu trai không dám thú nhận với cha về một món nợ danh dự nào đó thì lại coi ông như là một người bạn cần thiết.

Thế là ông mắng ngay:

− Thằng ranh con, vậy là mầy đã mắc nợ cả tháng rồi! Khốn kiếp, tại sao mầy không chịu nói với tao sớm hơn?

Đã quá quen với lối ăn nói cục mịch của ông, nên không ai coi đó như một sự sỉ vả, và các cậu trai chỉ biết rụt rè cười nhăn nhó:

− Thưa bác, con không dám làm phiền bác. Cha con…

− Cha mầy là một người tốt, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng ông ấy nghiêm khắc. Đây, cầm lấy cái nầy và không được nhắc tới chuyện đó nữa.

Vợ của các ông chủ đồn điền là những người cuối cùng nhận ra điều đó. Nhưng, đến khi bà Quilkes, “một phụ nữ quí phái và kín đáo chẳng ai bằng” – như Gerald thường bảo – một đêm đã nói với chồng sau khi Gerald phóng ngựa ra về rằng “ông ta ăn nói hơi sỗ sàng nhưng đó là một người phong nhã”, Gerald mới thật sự được chấp nhận vào xã hội thượng lưu.

Gerald không ngờ là phải mất suốt mười năm mới nhận được điều vinh hạnh đó, vì chẳng bao giờ ông nghĩ là, ngay từ đầu, người láng giềng đã coi ông như là một kẻ không xứng đáng. Ngay từ khi mới đặt chân lên đồn điền Tara, chẳng một chút nghi ngờ gì cả, ông đã tự cho mình đương nhiên thuộc về giai cấp đó rồi.

Năm bốn mươi ba tuổi, Gerald mập tròn và da mặt hồng hào trông chẳng khác một địa chủ sang trọng trong một bức tranh săn bắn. Cũng vào năm đó, ông nhận thấy, mặc dầu Tara rất quí giá đối với ông và các bạn láng giềng luôn niềm nở đón tiếp ông, ông vẫn còn thấy thiếu một cái gì. Ông muốn có một người vợ.

Tara cần phải có một nữ chủ. Người nấu ăn trước kia được cắt đặt trông coi sân gà vịt được nâng lên hàng đầu bếp vì thiếu người, chẳng bao giờ dọn ăn đúng giờ giấc, còn đứa hầu phòng trước chỉ là một nữ nông nô, luôn luôn để bụi phủ đầy bàn ghế và dường như chẳng bao giờ lo sẵn quần áo sạch cho đủ mặc, do đó, mỗi lần có khách tới là cả nhà nhốn nháo lên. Pork, người da đen duy nhứt được huấn luyện về cách phục vụ chủ, có nhiệm vụ giám sát toàn thể tôi tớ trong nhà, nhưng rồi cũng lần lần đâm ra lười biếng và bất cẩn sau nhiều năm tiêm nhiễm thói sống không cần nghi thức của chủ nhân. Là người hầu cận, hắn phải dọn dẹp buồng ngủ của Gerald cho ngăn nắp, và với phận sự hầu bàn, hắn dọn ăn một cách trịnh trọng và khéo léo, nhưng đối với các chuyện khác hắn cứ để mặc cho ra sao thì ra.

Với năng khiếu bén nhạy của người Phi châu, bọn hắc nô đều nhận thấy rõ ràng Gerald chỉ sủa chớ không bao giờ cắn, và bọn chúng đã lợi dụng điều ấy một cách không xấu hổ. Thời đó, lúc nào người ta cũng nghe nói tới chuyện bán nô lệ xuống miền Nam, và những trận đòn thảm khốc, nhưng ở Tara thì chẳng có một gã nô lệ nào bị bán, và chỉ có một trận đòn duy nhứt xảy ra vì hôm đó, tên mã phu quên lo cho con ngựa quí của Gerald sau trọn ngày săn đuổi.

Bằng đôi mắt xanh biếc, Gerald tỉ mỉ quan sát sự xếp đặt gọn ghẽ tại các ngôi nhà trong vùng và ông cũng không quên để ý tới những bà nội trợ tóc chải láng, ung dung điều khiển bọn gia nhân. Ông không hề biết được rằng những bà vợ đó đã phải làm việc không hở tay từ sáng sớm đến nửa khuya, lúc thì trông coi việc nấu nướng, săn sóc con cái, lúc thì điều khiển việc may và giặt giũ. Ông chỉ thấy có những kết quả bề ngoài và chính những kết quả đó đã ám ảnh ông.

Sự cần thiết cấp bách phải có một người vợ trở nên rõ rệt hơn vào một buổi sáng giữa lúc ông đang mặc đồ để đi ra thị xã dự lễ, Pork mang vào cho ông một chiếc sơ mi xếp nếp thành hình tổ ong nhưng con nữ tì lại vá quá vụng về đến nỗi không ai dám mặc ra ngoài, ngoại trừ gã hần cận.

Trong khi chủ nổi giận hét vang, Pork xếp chiếc áo lại với vẻ hân hoan:

− Thưa ông Gerald, ông cần phải có một người vợ, và bà vợ đó phải là một người đã từng có một nhà chứa đầy nô lệ.

Gerald mắng ngay gã hầu cận về tội vô lễ của hắn, nhưng ông cũng nhìn nhận là hắn có lý. Ông muốn có vợ, có con, và nếu không thực hiện sớmm thì có lẽ đã trễ lắm rồi. Nhưng ông không thể cưới bất cứ ai, như Calvert đã lấy người đàn bà Yankee dạy riêng cho các đứa con của ông ta. Vợ ông phải là một người đàn bà quí phái, quí phái từ trong huyết quản, phải có tư cách và duyên dáng như bà Quilkes đã thực hiện một cách toàn hảo tại đồn điền của chồng bà.

Nhưng có hai việc khó khăn trong việc cưới hỏi tại những gia đình ở đồn điền. Trước nhất là chẳng còn bao nhiêu cô gái đến tuổi thành hôn. Thứ hai, và đây là vấn đề quan trọng hơn, Gerald chỉ là một “người mới” mặc dù đã cư ngụ trong xứ gần mười năm, và bị coi như một ngoại nhân. Không một ai biết gì cả về gia thế của ông. Và mặc dầu xã hội trên cao nguyên Georgia không kiên cố mấy về sự bảo toàn danh giá như các giới quí tộc miền duyên hải, chẳng một gia đình nào muốn cho con gái kết hôn với một kẻ mà tổ phụ của kẻ ấy không từng được biết đến.

Gerald hiểu rằng mặc dầu vẫn được sự mến chuộng của những người đã từng cùng ông săn bắn, uống rượu và bàn luận chánh trị, ông vẫn ít có hy vọng được cưới con gái của một người nào trong số đó. Ông cũng không muốn để thiên hạ cứ mỗi bữa ăn tối lại xì xầm với nhau là ông nọ hoặc ông kia đã từ chối không cho Gerald O’Hara tán tỉnh con gái mình. Tuy biết thế, ông vẫn không cảm thấy hạ thể chút nào đối với các láng giềng. Chẳng có gì khiến cho Gerald cảm thấy thấp kém đối với bất cứ ai. Trong hạt, có tục lệ khá buồn cười là người ta chỉ gả con gái cho những ai đã sống ở miền Nam quá hai mươi năm, và kẻ đó phải có một mảnh đất, có nhiều nô lệ và chỉ biết say mê những trò vui thích hợp của thời ấy thôi.

Gerald bảo Pork:

− Sửa soạn đồ đạc mau. Mình đi Savannah. Và nếu tao nghe mầy nói: “Suỵt” hay “Số mạng”, chỉ một lần thôi, là tao sẽ bán mầy liền, bởi vì tao cũng ít khi xài những tiếng đó.

James và Andrequ có thể giúp ý kiến về chuyện hôn nhân, vả lại còn một số thiếu nữ con của bạn họ mà ông có thể cầu hôn và sẽ được chấp nhận. James và Andrequ nhẫn nại nghe ông nói nhưng chẳng có một chút khích lệ nào. Ở Savannah, họ không có người trong thân quyến để nhờ vả tới, bởi vì họ đã có vợ trước khi tới Mỹ châu. Và các cô gái con của bạn họ đã có chồng từ lâu và đã có con.

James nói với Gerald:

− Chú không được giàu và cũng không phải thuộc dòng dõi thế gia.

− Tôi đã có thể làm ra tiền thì tôi cũng có thể dựng được một gia đình quyền quí.

Andrequ chỉ nói cộc lốc:

− Chú trèo quá cao!

Nhưng họ vẫn cố giúp Gerald. James và Andrequ là những người cũ và có địa vị ở Savannah. Bạn bè của họ khá đông, và trong vòng một tháng, họ đã đưa Gerald đi từ nhà nầy sang nhà khác, ở lại dùng các bữa ăn tối, dự các cuộc khiêu vũ và các bữa ăn ngoài trời.

Cuối cùng, Gerald tuyên bố:

− Ở đây, tôi chỉ để mắt có một người, và khi tôi đặt chân lên đất Mỹ, người ấy vẫn chưa được sanh ra.

− Chú nói ai?

− Cô Ellen Robillard.

Gerald cố nói với giọng điệu thản nhiên nhưng thật ra thì đôi mắt buồn hơi xếch của Ellen Robillard đã làm ông xúc động nhiều. Tuy chỉ mới mười lăm tuổi, nhưng cái dáng vẻ hững hờ kín đáo của cô bé đã làm cho Gerald thật sự say mê. Đã vậy, cái nhìn ám ảnh như chứa chan niềm thất vọng của cô ta lại càng làm cho ông đắm đuối thêm và tỏ ra lịch thiệp như chưa từng bao giờ có với một người nào.

− Nhưng tuổi chú đáng làm cha cô ta!

Gerald bất mãn:

− Nhưng tôi đang ở thời kỳ tráng niên mà.

James từ tốn:

− Gerald, ở Savannah không có cô gái nào mà chú ít hy vọng được cưới hơn cô gái đó. Cha cô ta là người thuộc họ Robillard, và mấy người Pháp đó còn kiêu căng hơn cả quỉ Lucipher. Và mẹ cô ấy cầu trời cứu rỗi cho linh hồn bà – trước kia đúng là một mệnh phụ.

Gerald phát cáu:

− Cóc cần! Vả lại, mẹ cô ta đã chết, còn cụ Robillard thì lại mến tôi.

− Mến như một người bạn thì đúng, chớ không phải như một thằng rể.

Andrequ chen vào:

− Dầu thế nào cô ta cũng không chịu chú. Cả năm nay, cô ta yêu thằng anh họ cuồng nhiệt của cô ta là Philippe Robillard, mặc cho gia đình luôn luôn cản trở.

Gerald nói ngay:

− Nó đã đi Louisianna tháng nầy rồi.

− Sao chú biết?

− Biết chớ!

Gerald trả lời vắn tắt, không muốn nói rõ chính Pork đã tiết lộ cho ông mẩu tin đáng giá đó, và rằng anh chàng Philippe đã bắt buộc đi tận miền Tây theo lịnh của gia đình anh ta. Và Gerald tiếp:

− Tôi nghĩ là dầu yêu thương thằng kia cách mấy cũng chưa chắc là cô ta không thể không quên hắn được. Mới 15 tuổi thì làm gì hiểu rõ được chuyện ái tình.

− Thà họ chịu gả con gái cho thằng liều mạng đó còn hơn cho chú.

Chính vì vậy mà James và Andrequ không khỏi kinh ngạc hết sức như bao nhiêu người khác khi nghe tin là ái nữ của Pierre Robillard sắp thành hôn với một người Ái nhĩ lan thấp bé trên vùng cao nguyên.

Cả thành phố Savannah thầm thì bàn tán và băn khoăn về chuyện Philippe Robillard bỏ đi, nhưng những lời đàm tiếu ấy không đưa tới được chút ánh sáng nào. Việc cô gái cưng của nhà Robillard sắp thành hôn với một gã đàn ông không cao tới mang tai vợ, mặt đỏ gay, to tiếng vẫn cứ mãi là điều bí ẩn đối với mọi người.

Ngay cả chính Gerald cũng không bao giờ hiểu được sự thể một cách trọn vẹn. Ông chỉ biết là một phép lạ đã xảy ra. Và, lần đầu tiên trong đời, ông hết sức khiêm tốn khi Ellen, da mặt trắng nhợt, nhưng vô cùng bình tĩnh, đặt bàn tay nhỏ nhắn lên cánh tay ông và bảo: “Ông O’Hara, tôi bằng lòng thành hôn với ông”.

Cả gia đình Robillard hoang mang chỉ hiểu được có phần nào câu chuyện, chỉ có Ellen và bà vú của nàng mới rõ trọn vẹn việc đêm ấy, khi một cô gái khóc ròng như mưa, lòng tan nát, sáng hôm sau, khi thức dậy lại quyết chỉ như một người đàn bà.

Như đã dự liệu, Mammy đã mang cho tiểu chủ một gói nhỏ do một người lạ trao tay từ Nequ Orleans. Gói đó chứa đựng một bức ảnh nhỏ của Ellen mà nàng đã ném xuống sàn với tiếng kêu thảm thiết, ngoài ra còn bốn bức thư viết tay cho Philippe Robillard và một mảnh giấy của một tu sĩ vắn tắt cho biết, Philippe đã chết trong quán rượu, sau một cuộc ấu đả.

− Chính họ đã đuổi anh ấy, cha tôi, Pauline và Eulalie. Họ đã xua đuổi anh ấy. Tôi thù oán họ, tôi ghét tất cả, tôi không bao giờ muốn gặp họ nữa. Tôi muốn bỏ đi, tôi sẽ đi đến nơi nào để không còn nhìn thấy họ nữa, nhìn thấy thành phố nầy, những người quen sẽ làm cho tôi nhớ… nhớ tới anh ấy.

Và khi gần tàn đêm, Mammy khóc trên mái tóc xanh mướt của tiểu chủ, van lơn:

− Con ơi, con không làm như vậy được.

− Tôi sẽ làm. Ông ta là một người dễ thương lắm. Tôi sẽ làm như vậy hoặc vào một tu viện ở Charleston.

Chính vì lời doạ vào tu viện đó đã làm cho ông Pierre Robillard phải ưng thuận dù đang bối rối và đau lòng. Ông theo phái Trưởng Lão giáo trong khi nhà ông theo Công giáo và ý nghĩ con gái sẽ trở thành một nữ tu sẽ làm ông khó chịu hơn là lấy Gerald O’Hara. Sau cùng, ông chẳng có gì để phản đối Gerald ngoài sự hiểu biết về gia thế của ông.

Vì thế, Ellen, đoạn tuyệt với họ Robillard, quay lưng lại Savannah, để không bao giờ trở lại nữa, và cùng với một người chồng đứng tuổi, Mammy và hai mười đầy tớ da đen lên đường đi về Tara.

Năm sau, đứa con thứ nhất ra đời, được đặt tên là Katie Scarlett, theo tên của mẹ Gerald. Gerald hơi thất vọng vì ông ta mong con trai hơn, tuy vậy, ông hài lòng đứa con gái tóc đen nhỏ xíu đã có dịp cho ông đãi đằng bọn nô lệ da đen nhậu nhẹt và để chính ông được la hét ăn uống một bữa.

Nếu Ellen có hối tiếc về quyết định lấy ông, thì cũng chẳng ai bie6’t, ngay cả Gerald vì mỗi khi nhìn vợ, ông gần như kiêu hãnh. Nàng đã bôi xoá Savannah và kỷ niệm ở đó khi rời bỏ thành phố miền biển đầy phong tục cao quí, và ngay khi đặt chân lên hạt nầy, miền Bắc Georgia đã trở thành quê hương của nàng.

Khi rời khỏi căn nhà của cha, nàng đã để lại sau nó với những đường nét thật đẹp và nở nang như thân hình đàn bà, như một chiếc thuyền buồm no gió. Một ngôi nhà tô hồ như cẩm thạch hồng, cất theo kiểu nhà thuộc địa Pháp, vươn lên cao cái hình dáng xinh xắn, phía trước có thang xoáy, tay vịn làm bằng sắt rèn như đăng ten, một ngôi nhà sang trọng, lộng lẫy nhưng vô cùng lạnh lẽo.

Chẳng những nàng rời nơi trú ẩn kia mà còn lìa bỏ hoàn toàn đời sống văn minh đã được xây dựng từ trước ở đó. Và nàng tự thấy mình đang ở một nơi xa lạ, khác biệt như nàng đã vượt qua một địa lục khác.

Đây là miền Bắc Georgia, một nơi hiểm trở được khai phá bởi những người sắt đá. Trên đỉnh cao nguyên nằm dưới chân rặng núi Blue Ridge, Ellen có thể thấy những ngọn đồi tròn đất đỏ, với những hiện tượng đột khởi của đá hoa cương và những hàng thông cao vút, khắp nơi. Tất cả đều có vẻ hoang vu, không làm sao hợp mắt một người miền biển, đã từng quen thuộc với hải đảo, những cây cối đẹp êm ả phủ đầy rêu xám, hải đảo xanh, những bãi cát nóng dưới ánh nắng miền bán nhiệt đới và quen thuộc với con đường cát nằm dài dưới hai hàng dừa hoặc kè.

Ở vùng nầy, người ta chỉ biết có cái lạnh buốt xương của mùa đông cũng như cái nóng thiêu đốt của mùa hè, và tinh thần, nghị lực của dân chúng ở đây quá xa lạ với nàng. Họ là một mẫu người lịch thiệp, quảng đại và nhiều tánh tốt, nhưng thật là hùng hổ, dũng mãnh và dễ nổi giận. Dân miền biển mà nàng đã rời bỏ, có thể tự hào về cách đối xử hờ hững những công việc của họ, ngay cả lúc đấu gươm, đấu súng hoặc lúc thanh toán oán thù cũng vậy, nhưng người Georgia có mầm bạo động trong người họ. Trên miền biển, đời sống lụn dần, ở đây, luôn luôn tươi trẻ, cường tráng và mới mẻ.

Tất cả những người mà Ellen quen ở Savannah dường như được đúc cùng khuôn, rập nhau về quan điểm và tập tục, nhưng ở đây mỗi người mỗi khác. Những người định cư miền Bắc Georgia đã tới từ nhiều nơi khác nhau, những vùng khác ở chính Georgia, Carolinas, Virginia, Âu châu, Bắc Mỹ… Một số bọn họ, như Gerald, đi lập nghiệp, một số giống như Ellen thuộc về thành phần những gia đình cố cựu, thấy rằng không thể nào chịu được cuộc sống dưới mái nhà đúc của họ và tìm kiếm một nơi ẩn náu xa hơn. Một số đông thì chẳng còn có lý do gì cả, ngoại trừ huyết quản họ, dòng máu của những tiền nhân khai phá lúc nào cũng sôi sục.

Những người tứ xứ nầy tô lên cuộc sống của hạt một vẻ giản dị mới mẻ đối với Ellen, điều xa lạ mà nàng không bao giờ quen thuộc được. Theo năng khiếu, nàng đoán biết được hành động của người dân miền biển trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng ở đây, không được.

Và để khêu lại sự hoạt động trong xứ, một phong trào phồn thịnh tràn xuống miền Nam. Cả the6′ giới kêu gào bông vải, và đất mới trong địa hạt rất phì nhiêu vì chưa khai thác, sản xuất một cách phong phú. Bông vải là nhịp tim của vùng nầy, trồng trọt và gặt hái cũng như hai thời kỳ trương tâm và thu tâm của đất đỏ. Sự thịnh vượng đến từ những luống cày cong cong và sự kiêu ngạo cũng như bắt nguồn từ đó, kiêu hãnh vì cây lên nhiều nụ, vì hàng ngàn mẫu ruộng nhỏ trổ hoa đẹp như mây trắng. Nếu bông vải làm cho họ sung túc suốt đời thì những thế hệ sau còn phồn thịnh hơn thế nữa.

Sự chắc chắn của tương lai làm họ thú vị và hăng hái, dân trong hạt bằng lòng cuộc sống của họ một cách khoan khoái mà Ellen không bao giờ hiểu được. Họ có đủ tiền, có nô lệ để vui chơi, và họ thích vui chơi. Hình như không bao giờ họ bận rộn đến phải bỏ ngang công việc để đi câu cá, đi săn hay đua ngựa và không có tuần nào mà họ quên mở dã yến hay khiêu vũ.

Ellen không bao giờ muốn hoặc có thể làm giống như họ được, bà đã bỏ lại Savannah rất nhiều cá tính của mình. Nhưng bà rất kính phục họ và lâu dần, bà biết thán phục sự thành thật và lòng quả quyết của họ. Đó là những người thận trọng và biết xác định giá trị con người một cách đứng đắn.

Bà trở thành một người láng giềng được ưa thích nhứt trong vùng, một người bình dị, một bà chủ đúng nghĩa, một mẹ hiền và một người vợ tận tụy. Thay vì hiến dâng cõi lòng tan nát và tinh thần vị kỷ cho tôn giáo, bà đã đặt trọn tâm hồn vào mấy đứa con, mái nhà và người đàn ông đã mang bà ra khỏi Savannah, ra khỏi bao nhiêu kỷ niệm mà không hỏi câu nào cả.

Khi Scarlett được một tuổi, mạnh khoẻ và đẹp hơn bất cứ đứa nhỏ nào khác – Mammy nghĩ như vậy – thì Ellen sinh đứa thứ hai, tên Susan Elinor, nhưng thường gọi là Suellen, và sau đó Carreen được ghi vào gia phả là Caroline irene. Và sau đó là ba cậu trai, nhưng tất cả đều chết trước khi biết đi… Ba cậu bé đó hiện giờ đang an nghỉ dưới rặng bách hương gân guốc trong mảnh đất mai táng cách nhà chừng một trăm thước với ba tấm bia cùng ghi “Gerald O’Hara, Jr.”.

Kể từ ngày đầu Ellen đến Tara, vùng đất đã thay đổi nhiều. Mặc dầu mới 15 tuổi, Ellen vẫn sẵn sàng đảm nhận vai trò của một bà chủ đồn điền. Trước khi lấy chồng, các cô gái cần phải dịu dàng quí phái và biết trang điểm, nhưng sau ngày thành hôn, các cô phải có khả năng cai quản những toà nhà chừng một trăm người hay hơn nữa, gồm cả da trắng lẫn da đen. Họ được huấn luyện từ nhỏ nhằm mục đích ấy.

Ellen đã được chuẩn bị trước cho ngày cưới cũng như các cô gái nhà lành đã hấp thụ, và bà còn có Mammy, người có thể làm phấn chấn những tên hắc nô lười nhứt. Bà mang đến sự ngăn nắp, trang nghiêm và sang trọng cho căn nhà của Gerald và mang lại cho Tara một vẻ đẹp trước kia chưa từng có.

Căn nhà không xây theo một hoạ đồ kiến trúc nào cả, người ta có thể xây thêm những phòng đặc biết nếu thấy tiện, nhưng nhờ sự cẩn thận và chú ý của Ellen, nó dần dần trở nên duyên dáng để bù đắp các khuyết điểm. Con đường nhỏ trồng bách hương từ đường chính vào nhà, con đường mà các nhà vườn ở Georgia không thể nào hoàn toàn như vậy được, có bóng râm mát, làm nổi bật màu xanh của các cây khác. Cây tử đằng hoa leo phủ mái hiên phô màu rực rỡ trên vách tường vôi trắng và phối hợp với những nụ trân châu thái (sim) gần cửa ra vào, những cụm trắng hoa mộc lan trong sân… che đậy phần nào sự vụng về của gian nhà.

Vào mùa xuân và hạ, cỏ Bermuda và xa trục thảo trên sân trước đổi sang màu lục tươi, trông vui mắt đến nỗi đám gà tây và ngỗng trắng mặc dầu thường ngày lang thang sau nhà cũng bị quyến rũ. Một vài con già nhứt trong đám mon men tiến đến sân trước, bị lôi cuốn bởi cỏ xanh và sự hứa hẹn ngon lành của những nụ lài bách nhật. Chống lại sự phá phách của chúng là một đứa bé hắc nô đứng trước thềm, võ trang một mảnh giẻ. Đứa nhỏ da đen ngồi trên bực thềm ấy là một bối cảnh của Tara. Nó chẳng vui vẻ gì lắm, vì nó bị cấm không được đánh đập đám gia cầm ấy mà chỉ được phe phẩy mảnh giẻ để xua đuổi chúng đi mà thôi.

Ellen đã trao nhiệm vụ đó cho vài chục thằng bé da đen, đó là chức vụ đầu tiên ở Tara đối với một nô lệ trai. Khi đã được 10 tuổi, nó sẽ được gởi cho lão Daddy thợ vá giày của đồn điền để học nghề, hoặc Amos thợ mộc và đóng bánh xe, hay Phillip chăn bò, Cuphphee chăn la. Nếu chúng không đủ khả năng học những nghề nầy, chúng sẽ làm việc ngoài đồng, và đối với bọn da đen, như thế là mất luôn quyền có địa vị trong xã hội.

Cuộc sống của Ellen không dễ dàng mà cũng không sung sướng, nhưng bà không mong cuộc đời dễ dàng hơn. Và nếu không được sung sướng thì đó cũng là số phận của nữ giới. Thế giới chỉ dành riêng cho đàn ông và bà chỉ có việc chấp nhận nó. Đàn ông làm chủ sản nghiệp, và đàn bà quản trị sản nghiệp đó. Đàn ông hưởng hết công trạng của việc khai thác, và đàn bà có bổn phận khen ngợi sự khéo léo của đàn ông. Đàn ông gầm thét như bò rừng khi bị xóc dầm, còn đàn bà phải cắn răng không rên rỉ khi sinh nở vì sợ chồng lo lắng. Đàn ông ăn nói cộc cằn và hay say sưa. Đàn bà không được nói lấp tiếng và dìu người say lên giường mà không hề trách móc một lời. Đàn ông thô lỗ và hay nói thẳng. Đàn bà phải luôn luôn ân cần, cao quí và khoan dung.

Ellen đã được giáo dục theo nếp sống cổ truyền của các bà quí tộc. Bà đã được dạy cách mang gánh nặng của gia đình trên vai mà vẫn giữ vẻ vui tươi, ý định của bà là làm cho ba đứa con gái cũng trở nên các phu nhân quí phái. Với hai cô con nhỏ, bà đã thành công. Suellen thích làm dáng nên sẵn sàng chú ý và ngoan ngoãn vâng lời dạy dỗ của mẹ, Carreen thì rụt rè và dễ hướng dẫn. Nhưng Scarlett, xứng đáng là con gái của Gerald, cho rằng con đường đi đến nữ tính thật khó khăn.

Mammy giận dữ cho rằng, Scarlett thích làm bạn với lũ trẻ da đen trong đồn điền hay mấy đứa con trai hàng xóm hơn là hai cô em gái đoan trang hoặc mấy cô Quilkes lễ phép. Nàng có thể trèo cây hoặc ném đá không thua gì bọn con trai. Mammy lo ngại vô cùng vì đứa con gái của Ellen đã biểu lộ những cá tánh đó và thường khuyên bảo Scarlett: “Hãy có tư cách của một tiểu thơ”. Nhưng Ellen khoan dung và nhìn xa hơn. Bà biết rằng những bạn bè lúc thơ ấu sẽ trở thành những vị hôn phu sau nầy, và bổn phận đầu tiên của một cô con gái là phải lấy chồng. Bà tự nhủ là tại con mình quá tràn trề sức sống mà thôi, và còn đủ thì giờ để dạy bảo nó có nghệ thuật và sự duyên dáng để thu hút đàn ông.

Trong mục đích đó, Ellen và Mammy cùng cố gắng. Và càng lớn lên, Scarlett càng có khiếu về thuật quyến rũ đàn ông, dầu các môn khác đều dở. Mặc dầu đã có nhiều nữ sư phó đã cố gắng và hai năm được gởi nội trú tại nữ học viện Phayetteville gần nhà, sự học của nàng không được hoàn toàn. Tuy thế, không một cô gái nào trong hạt có thể khiêu vũ đẹp bằng nàng, Scarlett biết mỉm cười làm sao cho má lúm đồng tiền, biết nhón gót cho chiếc váy phồng to và đu đưa, biết cách ngước nhìn một người đàn ông rồi sụp mắt xuống, chớp thật nhanh làm như rung động vì cảm xúc. Nhứt là nàng còn biết giấu kín trí thông minh sắc bén dưới một khuôn mặt khả ái và tròn trịa như một đứa trẻ, khi đứng trước đàn ông.

Ellen khuyến cáo nhẹ nhàng, còn Mammy thì luôn luôn chỉ trích, cố khắc sâu vào đầu nàng những đức tánh sẽ giúp nàng xứng đáng là người vợ mà đàn ông ai cũng mong ước.

Ellen nói với con:

− Con phải tỏ ra lịch thiệp hơn, nghiêm trang hơn. Con không nên ngắt lời những người thanh lịch, ngay cả khi con nghĩ rằng con hiểu biết nhiều hơn họ. Đàn ông tao nhã không ưa những cô gái quá tiến bộ.

Mammy rầu rĩ tiên đoán:

− Các cô gái hay nhăn mặt, đưa càm lên và nói “Tôi sẽ…”, và “Tôi muốn…” sẽ kiếm không ‘a chồng. Các cô phải ngó xuống và nói: “Vâng, thưa ông”, và “Vâng, ông nói thế đúng lắm, thưa ông”.

Họ dạy Scarlett tất cả những gì một bà quí phái cần phải biết, nhưng nàng chỉ học bề ngoài của những phép lịch sự ấy thôi, không thiết tới bề trong của nó, không bao giờ biết đến tại sao phải học tập như thế. Bề ngoài đủ dùng rồi, với nó, nàng được mọi người mến chuộng và nàng chỉ muốn có chừng đó. Gerald cho rằng Scarlett đáng làm hoa khôi của cả năm hạt, cũng đúng một phần nào, vì hầu hết trai trẻ trong vùng lân cận và một số ở xa hơn nữa như Atlanta, Savannah cũng đều cầu hôn nàng.

Năm 16 tuổi, nhờ Mammy và Ellen, nàng trông thật dịu dàng kiều diễm và lơ đãng. Nhưng thực ra, rất thực tế, ngoan cố, tự đắc và bướng bỉnh. Nàng thừa hưởng của người cha Ái nhĩ lan tánh nóng nảy và không còn gì khác hơn, ngoài bề ngoài có vẻ vị tha, nhẫn nại của bà mẹ. Ellen không bao giờ nhận ra đó chỉ là lớp vỏ bên ngoài, vì lúc nào trước mặt mẹ, Scarlett cũng phô diễn những hình thức đẹp đẽ nhứt, giấu kín hành vi nghịch ngợm, cố gắng tự chế và tỏ ra dịu dàng để mẹ khỏi quở mắng đến có thể phát khóc được.

Nhưng Mammy không nuôi một ảo tưởng nào về Scarlett. Lúc nào bà cũng lo ngại cái bề ngoài ấy tan vỡ. Mắt của bà sắc hơn Ellen, và Scarlett nhớ lại cả đời nàng, chưa bao giờ nàng lường gạt Mammy được lâu.

Hai vị cố vấn ấy không phàn nàn về tinh thần hăng hái, sức sống mãnh liệt và thuật quyến rũ của Scarlett, mà trái lại, đều là người miền Nam, họ lấy làm kiêu hãnh vì những đức tánh ấy. Nhưng đầu óc táo bạo và sự hung hăng mà Scarlett thừa hưởng nơi Gerald làm họ lo âu. Đôi lúc họ sợ họ không thể che đậy kịp những tệ hại có thể xẩy ra trước khi Scarlett có được một cuộc hôn nhân xứng đáng. Nhưng Scarlett quyết định lấy chồng… lấy Ashley… và nàng sẵn sàng trở thành đoan trang, dễ dạy và hơi lơ đãng, nếu những điều ấy làm cho đàn ông thích. Tại sao đàn ông cũng rập một khuôn, nàng không hiểu nổi. Nàng chỉ biết rằng phương pháp ấy có hiệu quả. Nàng không bao giờ cố gắng tìm nguyên nhân, không biết gì về đời sống nội tâm con người, kể cả của chính nàng. Scarlett biết rằng nếu nàng nói rằng như thế nầy, như thế kia thì đàn ông có thể trả lời một cách chắc chắn những câu đầy đủ thích ứng. Giống như một công thức toán, không khó lắm vì toán là môn mà Scarlett học dễ dàng nhứt lúc ở trường.

Nếu nàng chỉ biết thật ít oi về những tư tưởng của đàn ông, thì nàng còn tệ hơn nữa với những tư tưởng của đàn bà, vì nàng chẳng hề chú ý đến họ. Nàng chưa có một cô bạn gái nào nhưng không thấy đó là điều thiếu thốn. Đối với nàng, kể cả hai cô em, đều là những kẻ thù tự nhiên, cùng săn đuổi một con mồi chung: đàn ông.

Tất cả đàn bà, nhưng trừ mẹ nàng ra. Ellen O’Hara khác hẳn, Scarlett chiêm ngưỡng bà như một đấng thiêng liêng, đứng ngoài nhơn loại. Khi còn bé, Scarlett lầm lẫn mẹ nàng với Thánh mẫu, và bây giờ, càng lớn nàng càng thấy không có lý do gì để thay đổi ý kiến đó. Đối với Scarlett, Ellen tượng trưng cho sự che chở an toàn mà chỉ có Thượng đế hay một bà mẹ mới có thể làm được. Nàng biết mẹ nàng là hiện thân của công bình, sự thật, tình thương tràn trề và khôn ngoan thâm trầm… Thật là một người đàn bà cao cả.

Scarlett rất muốn được giống mẹ, chỉ có một điều khó là muốn công bằng, thành thật, dịu dàng, vị tha thì phải mất hầu hết những vui thú của cuộc đời và chắc chắn là sẽ mất đi những kẻ si tình. Và đời sống thật quá ngắn ngủi để cho chúng ta thiếu vắng những thú vui ấy. Ngày nào đó, khi nàng đã lấy Ashley và già đi, ngày đó nàng sẽ có đủ thời giờ để tập lại, và dĩ nhiên sẽ được giống Ellen. Nhưng, trong lúc chờ đợi thì…