Lời mở đầu

Năm 1991, tôi viết cuốn Hoa Xuyên Tuyết được người đọc trong và ngoài nước chú ý đôi chút.

Có người tìm đọc Hoa Xuyên Tuyết vì đây là cuốn sách của một cán bộ lâu năm trong đảng Cộng sản, một người lính lâu năm trong Quân đội nhân dân nhìn lại cuộc đời của mình, cũng là nhìn lại một chế độ chính trị trong một thời kỳ lịch sử để đưa ra những nhận định tổng quát. Cuốn sách đi đến kết luận: dân chủ đa nguyên là một yêu cầu cấp bách, là chìa khóa để mở ra giải pháp cho những cuộc khủng hoảng của đất nước. Điều tốt nhất là những người lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản nhận rõ trách nhiệm của mình, nhận ra một cách sâu sắc những nhầm lẫn và lỗi lầm của đảng Cộng sản trong quá khứ, đặc biệt trong 18 năm qua, chủ động đổi mới thật sự về kinh tế và chính trị, thực hiện dân chủ. đa nguyên, hòa nhập với thế giới hiện đại. Tác giả cuốn Hoa Xuyên Tuyết đã nhận được hơn ba trăm lá thư phê bình và nhận xét. Khá nhiều báo chí tiếng Việt ở hải ngoại, thuộc các màu sắc chính trị khác nhau, có những bài nhận.xét, tranh luận đôi khi sôi nổi về nội dung cuốn sách và tác giả. Những lời khen, chê đều rất quý báu và bổ ích cho người viết.

Gần một trăm lá thư của bạn đọc trong nước là sự khích lệ quý giá nhất cho tác giả. Các bộ máy an ninh, tư tưởng và văn hóa của chính quyền trong nước truy lùng, ngăn chặn để Hoa Xuyên Tuyết không đến được với đồng bào. Họ nhận định: đây là một cuốn sách vào loại nguy hiểm. Cuốn sách bằng nhiều con đường khác nhau, bởi những tấm lòng tha thiết với sự nghiệp dân chủ ở Việt nam, vẫn về được Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Phần lớn những cán bộ ở những cương vị chủ chốt, các nhà báo, anh chi em văn nghệ sĩ các trí thức quan tâm đến thời cuộc, với động cơ và nhận thức khác nhau, cũng như khá đông bạn trẻ, đã tìm đọc Hoa Xuyên Tuyết. Cuốn sách do bị cấm, vẫn đang được truyền tay nhau một cách kín đáo, hào hứng và xúc động. Một cơ sở phô-tô-cóp-pi ở Sài Gòn của các nhóm sinh viên chụp lại từng phần của cuốn Hoa Xuyên Tuyết để tạo thuận lợi cho sự truyền tay. Người cầm đầu Ban Tư Tưởng Và Văn Hóa của đảng và người đứng đầu báo Nhân dần nhận định: tiếp theo “Bản Kiến Nghị Của Một Công Dân”, tác giả Hoa Xuyên Tuyết thêm một bước trên con đường phản bội! Người viết thật không ngờ rằng bông Hoa Xuyên Tuyết mảnh mai đơn sơ lại làm mất ngủ đến thế cho cả một bộ máy ngày càng tha hóa; họ sợ sự thật và lẽ phải, nhất là khi họ cảm thấy nền đất dưới chần họ đang rung chuyển…

Một số bạn đọc gửi thư cũng có người có dịp sang đến Pháp, tìm gặp tác giả, đưa ra hai nhận xét.

Một là: với những bản kiến nghi, một số cuốn sách, bài báo, những lời phát biểu trên đài BBC, RFI, VOA, radio Irina…. đã hình thành một thế lực đối lập, buộc những người cầm đầu đảng và Chính quyền phải tính đến và đối phó, trong khi họ vẫn một mực bác bỏ quan điểm dần chủ đa nguyên. Một lực đối trọng đã hình thành trên thực tế, tạo nên sức ép đẩy lùi từng bước sự ù lỳ bảo thủ. Đồng bào tuy còn e ngại, dè đặt, vần tỏ ra khoái chí, hả lòng hả dạ vì đã có một số người viết và nói lớn lên được những suy nghĩ thầm kín của chính mình.

Hai là: cuốn Hoa Xuân Tuyết còn có một số thiếu sót và nhược điểm: nội dung còn dàn trải, chưa tập trung phơi bày và phê phán những quan điểm hệ trọng nhất làm nền móng cho chế độ. Đó là nền chuyên chính vô sản, quan điểm đấu tranh giai cấp không khoan nhượng, quan điểm bạo lực thẳng cánh được áp dụng rộng khắp, xuyên suốt thời gian, lan khắp không gian. Đó là bộ máy đàn áp rộng lớn và tinh vi theo kiểu KGB lộng hành bất chấp luật pháp và dư luận, chà đạp quyền tự do của công dân, khống chế con người và xã hội, tạo nên nỗi sợ thường trực và dai dẳng. Đó là hệ thống đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp, hoặc một lớp người là hiện thân của chế độ, là Nomenclature theo danh từ Tây Phương; đó là giới thượng lưu mới của xã hội “xã hội chủ nghĩa”, một tầng lớp quan liêu ăn bám, bóc lột xã hội theo kiểu riêng của nó, từ đó tạo nên cả một lớp “tư bản đỏ” trong thời kỳ thoái trào, rã đám hỗn loạn, bát nháo hiện nay… Ngoài ra, một số nhân vật của chế độ cần được đánh giá rõ hơn, sâu hơn, trên cơ sở một số tư liệu mới phát hiện và với sự lắng đọng qua thời gian. Chỉ có nhìn rõ hơn, sâu sắc hơn cả một thời gian dài đã qua và hiện tại mới có thể hình thành giải pháp đúng trước mắt và phương hướng đúng cho tương lai.

Cuốn sách này được viết theo những gợi ý nói trên. Những gợi ý này trùng hợp với ý kiến một số bạn đọc ở nước ngoài. Người viết vẫn cố giữ thái độ tỉnh táo, bình tĩnh, có trách nhiệm. Viết theo điều mình nghĩ, bằng cái đầu “lạnh” của chính mình, không a dua, không nói theo, không bôi đen hoặc tô hồng, công bằng với cả những người mình lên án. Nội dung cuốn sách có mang tính chất sám hối, do tác giả đã từng ở trong bộ máy đảng, nhà nước cầm quyền, từng vừa là thành viên, vừa là nạn nhân của bộ máy ấy. Đây là sự sám hối tự nguyện và tự giác, đối với lương tâm và đồng bào mình, không bị dồn ép bởi bất cứ ai. Tôi đã thanh thản, vui mừng từ biệt đảng cộng sản nhưng không hề tuyệt giao với những người cộng sản lương thiện, ước mong rằng họ cũng cùng tôi sám hối về những lỗi tâm của mình, trong khi vẫn giữ mềm tự hào về những đóng góp xứng đáng của mình vào cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc

Đối với những bạn đọc từng ở chiến tuyến đối lập trước đây, tôi cũng mong chờ một thái độ hiểu biết. Họ có thể nhìn rõ hơn mặt trái mang bản chất của một chế độ họ từng căm ghét và lên án. Họ có thể cảm thấy khoái trá, hả lòng hả dạ. Nhưng xin chớ dừng lại ở chỗ đó. Dù trước đây họ có tham gia một chính quyền nào đó hay không, hoặc có tham gia đảng phái nào đó hay không, cũng xin coi nội dung cuốn sách này là một tấm gương để soi lại mình. Những người cộng sản, đặc biệt là những người cộng sản bình thường, ở cơ sở, không toàn thiện, toàn mỹ, cũng không toàn ác, toàn xấu. Như là ở mọi cộng đồng, ở mọi tập thể vậy. Họ không giữ độc quyền về tội lỗi, về thói hư, tật xấu. Mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình, và với lòng yêu thương dân tộc mình, nhân dân khổ đau của mình, tự sám hối trong thâm tâm mình về quá khứ của mỗi người.

Để từ nay, đất nước ta không còn bị khốn khổ, lầm than, mất tự do, lạc hậu vì những đồng bào ruột thịt hành hạ nhau và chém giết nhau, ghét bỏ và thù hận nhau đo áp dụng máy móc những nguyên lý ngoại lai, do thoái hóa khi nắm quyền lực. Hãy cùng nhau học thuộc những bài học lịch sử! Thành những kinh nghiệm chung.

Tôi viết cuốn sách này với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn lại quá khứ với đôi mắt phê phán. Trong một xã hội độc đoán ảnh hưởng nặng của thói gia trưởng, người dân quen nếp vâng lời, nghe theo quyền lực, ít dám cãi lại, không quen cãi lại, không quen có chính kiến của riêng mình.

Cái gọi là tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và kỷ luật sắt bóp nghẹt mọi nhận xét của cá nhân. Đồng phục ở ngoài đời, đồng phục trong tư duy. Khởi đầu, tôi dự định tên cuốn sách sẽ là Mặt Thật, phơi bày một cách khách quan những điều chế độ cố tình che giấu, theo kiểu “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Viết gần xong, nhìn lại cả một quá trình lịch sử, đọc lại những sách có tính kinh điển của Marx, Engels, Lênin… thấy rằng các vị ấy phê phán rất nặng chế độ tư bản về cái tội đã tha hóa giai cấp công nhân và toàn xã hội (aliénation de toute la société); các vị tự đặt cho mình và cho xã hội cộng sản chủ nghĩa sứ mệnh chắp cánh cho mọi ước mơ cao (đẹp nhất của loài người, biến thành hiện thực mọi ước vọng vươn cao về trí tuệ, về sáng tạo nghệ thuật, về tình nhân ái của con người, đi đến một xã hội tràn đầy sản phẩm chất lượng cao, không còn bóc lột, bất công; người với người là bạn, tứ hải giai huynh đệ… Đó là sứ mệnh cao quý cởi bỏ sự tha hóa (desaliénation).

Thực tế phủ phàng, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã không chắp cánh, mà còn cắt cánh mọi mơ ước, vùi dập trí tuệ, tự do, sức sáng tạo của toàn xã hội. Đó là bi kịch lớn, đẫn đến sự sụp đổ tất yếu. Đầu đề Cất cánh nảy ra từ đó, với chương cuối Để Cất Cánh nhằm góp ý kiến về lối ra, về giải pháp trước mắt. Tuy nhiên tôi vắn giữ nhan sách là Mặt Thật để nhấn mạnh nghĩa, những dòng chữ này chỉ để nói lên sự thật, sự thật và chỉ sự thật về một chế độ đã đưa nước mình, dân mình vào một trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử. Cuốn sách xem xét lại tình hình đất nước trong mấy chục năm qua; người viết cố giữ một cách nhìn tỉnh táo, khách quan, trung thực. Tuy có đề cập đến một số nhân vật, tác giả không có tham vọng thẩm định cặn kẽ về mỗi một nhân vật, chỉ cốt làm rõ cái bản chất của chế độ, của cơ chế, của bộ máy cầm quyền lộng hành nghiêng ngửa một thời. Cuốn sách được viết trong điều kiện ở xa đất nước, tài liệu khó khăn, dựa vào trí nhớ, không tránh khỏi những sơ xuất và nhầm lẫn, mong được độc giả trong và ngoài nước lượng thứ. Người viết chỉ có tấm lòng thành của mình đối với đồng bào thân yêu, đặc biệt là các bạn trẻ, một động lực khỏe khoắn trong tiến trình giành quyền dân chủ, quyền tự do cho công dân, chắp cánh cho đất nước ta vươn tới những chân trời mới.

Paris, mùa thu 1993.
Thành Tín