Trong Hoa Xuyên Tuyết, tôi đã cho rằng công cuộc sửa sai trong Cải cách ruộng đất còn hời hợt, không rút kinh nghiệm đến nơi đến chốn. Bởi vì nếu sớm phát hiện sai lầm và rút kinh nghiệm một cách thật sâu sắc thì chủ nghĩa Mao đã được phê phán quyết liệt, bản chất nông dân thiếu học đã được phơi trần. Thực tế đã không làm được như thế. Không ai dám đụng đến chủ nghĩa Mao, đến học thuyết đấu tranh giai cấp cực đoan, đến những biện pháp kỳ quặc: tố khổ, phản tỉnh, kiểm thảo… Ngược lại, khi những người cách mạng vô sản chuyên nghiệp “tạo phản” giành thêm được nhiều vị trí then chốt trong chính quyền, loại bỏ cả một lớp trí thức dân tộc yêu nước và có chuyên môn khá giỏi, thì ảnh hưởng của Mao lại tăng thêm. Cuộc dẹp bỏ thô bạo vụ Nhân Vàn Giai Phẩm diễn ra, và cuộc cải tạo Công thương nghiệp, loại bỏ giai cấp tư sản dân tộc được thực hiện. Đây vẫn là theo kinh nghiệm của công cuộc cải tạo ở Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh… vẫn là theo sự “giúp đỡ” của các “đồng chí phái viên đặc biệt của Mao chủ tịch” về cải tạo công thương nghiệp, của các đồng chí cố vấn, những “đồng chí Vương”, “đồng chí Lưu… có nhiều kinh nghiệm nóng hổi về tận diệt nền sản xuất tư doanh. Điều may mắn nếu có chăng, là sau sai lầm cải cách ruộng đất, những hiện tượng diễn ra ở các thành phố đông đúc ở Trung Quốc như: trói tay các nhà tư sản giàu có nhất giải đi giữa đường phố đầu đội mũ lừa, bắt các nhà tư sản đi lao động khổ sai, bắn bỏ một vài nhà tư sản mang bảng hiệu cấu kết với bọn đế quốc… đã không tái diễn ở Việt nam. Số nhà tư sản “tự nguyện” hiến kho hàng, cửa hiệu, xí nghiệp, “tự nguyện” mang của chìm, của nổi “vui vẻ hiến dâng chính phủ và nhân dân chiếm số đông. Trên báo chí và trong các buổi nói chuyện, những quan niệm về lao động và bóc lột, về thợ và chủ, về công bằng và bất công xã hội được làm rõ, với khẩu hiệu trung tâm của Marx-Engel: những kẻ lược đoạt phải bị tước đoạt. Các cuộc phân định thành phần giại cấp diễn ra khá căng thẳng: ai là tư sản mại bản, tư sản phản động, tư sản kiêm địa chủ? Ai là tư sản thường? Ai là tư sản tiến bộ, tư sản dân tộc, tư sản yêu nước? Các cuộc tố khổ, tính sổ bóc lột của tư sản, kể lể những thủ đoạn bóc lột, hà hiếp lao động, buôn gian bán lận, cân đo gian dối, buôn lậu, đầu óc tích trứ, tham tiền bất nhân, cá lớn nuốt cá bé, ăn chơi phè phỡn, sống sa đọa hưởng lạc… được phơi bày, thống kê, tính sổ. Trong đấu tranh đầy khí thế ở các thành thị, nhiều chuyện vô lý mà có thật diễn ra… Những hóa đơn, giấy tờ kinh doanh, quan hệ với các hãng, công ty ở Pháp, Hồng Ông… bị coi là tài liệu liên hệ với giai cáp tư sản đế quốc, cấu kết với bọn phản động quốc tế! Những bức ảnh riêng của gia đinh được ra triển lãm: vợ chồng hoặc người yêu khoác vai nhau trên bờ biển Đồ Sơn trong các bộ áo tẩm, cảnh cưới xin, đón đâu, ăn tiệc mừng thì bị chỉ trích là nếp sống bê tha, sa đọa, dửng mỡ của bọn tư sản, nếp sống đồi trụy của những gia đình bóc lột; những tác phẩm của Lamartine, Beaudelaire, và cả của Victor Hu go, tự điển Pháp… ở nhà riêng bị chụp cho là sùng bái văn hóa xấu xa của đế quốc; một số ông bà chủ sống giản dị, không hút thuốc, uống rượu, gần lao động thì bị kết luận ngay là giả dối, đóng kịch để lấy lòng thợ nhằm bóc lột nhiều hơn… Lập trường giai cấp là phải nhìn thấy tận đáy tâm can của bọn bóc lột, chúng không có một điều gì là tốt hết, sự thâm hiểm của chúng là không có giới hạn, không thể mơ hồ được? Sự nhận xét và phân loại về thái độ chính thị của từng người tư sản do các đoàn cán bộ cải tạo thực hiện theo các mức: thông suốt với chính sách của chính phủ và của đảng (loại A); chấp hành chính sách (loại B); không thông suốt chính sách, có phản ứng giai cấp (loại C). Ở mỗi loại lại xác định mức độ hơn kém, so sánh với nhau.
Một bà tư sản bán vải ở phố Hàng Đào ít lâu sau kể chuyện với bè bạn để cười đến chảy nước mắt. Chính sách của đảng dẫn đến chỗ các nhà tư sản phải đóng kịch. Có ông suốt đêm không ngủ, không phải vì tiếc của, mà chỉ sợ dọn cái bị liên lụy Vậy mà tỉnh dậy, soi gương là phải tập “cười” – vì các cán bộ cải tạo cũng lại rất ít học nên hay xem tướng! Anh buồn thiu sẽ bị quy kết là ngấm ngầm “có ý thức phản ứng giai cấp”, và con cái sẽ không được đi học tiếp, không được vào đại học, cho nên ông cười luôn miệng và cũng vâng dạ luôn miệng… Và cái cười của ông biến mất sau khi cải tạo hoàn thành, nhưng cái kiểu vâng dạ còn tồn tại mãi về sau? Và nhà thơ Quang Dũng bị “nện” đúng vào thời điểm này.
Có thể nói chỉ vì một câu thơ! Anh bộ đội trẻ, khỏe, yêu đời, tinh nghịch nữa, tôi quen từ hồi ở Liên khu 3 cuối năm 1949 ấy có đôi ria mép thật đáng yêu. Những bài thơ Tây Tiến, Chiều Sơn Tây của anh bọn tiểu tư sản tạch tạch xè chúng tôi luôn thuộc lòng, ngâm nga khi ngủ đêm trong rừng. Trong không khí đấu tranh giai cấp căng thẳng cải tạo tư sản ấy, trong một cuộc họp, nhà thơ Tố Hữu trùm tư tưởng văn hóa nhận xét: thơ Quang Dũng mang bản chất tiểu tư sản? Còn thêm chất tư sản nữa “Đêm mơ Hà nội dáng Kiều thơm” là cái gì? Mơ về bọn tiểu thư con cái tư sản! Không lành mạnh! Có thể ông Tố Hữu không có ác ý với Quang Dũng nhưng lời lãnh dạo là thuôn vàng thước ngọc. Cán bộ Tuyên huấn vội vã phổ biến rộng rãi, thêm thắt chút mắm muối và thế là Quang Dũng bỗng được “đề bạt” vào hàng ngũ Nhân Văn Giai Phẩm, nguy hiểm, bạn bè thưa thớt… để rồi về sau chết trong đói nghèo và ôm cả mối hận xuống suối vàng. Sau đó nhà vãn Nguyễn Tuân cũng bị các ông trùm văn hóa chụp cho cái mũ tư sản to tướng chỉ vì một bài khá hay về Phở! Đấu tranh giai cấp hửng hực khí thế lại không viết, đi viết về phở! Đó là tinh thần hưởng thụ, nhấp nháp rung đùi của bọn án bám, bóc lột, bọn tư sản. Đó là chủ nghĩa cảm giác (lắm chủ nghĩa thế!) trong văn học! Cả một thời gian dài, Nguyễn Tuân nằm nhà vì bè bạn khi gặp thường xa lánh, không vồn vã bắt tay. Nỗi sợ “liên quan” với một nhà văn “có vấn đề chính trị”?
Một nhân vật xuất hiện trong cải tạo giai cấp tư sản khá nổi ngay từ cuối năm 1956 là ông Đỗ Mười. Ông vốn là cán bộ chỉ huy mặt trận đường số 5 Hà nội-Hải Phòng, sau đó về làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Ông được chuyển về Hà nội tham gia lãnh đạo “chiến dịch đánh tư sản”, tên gọi bên trong của “cuộc vận động phát động quần chúng cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Đây là thời cơ của ông, vì ông có một cái “mác” trong lý lịch: thành phần giai cấp là thợ thủ công, thợ chữa khóa và sơn cửa rong từ 14, 15 tuổi ở vùng Vãn Điển, Thanh Trì, Phú Xuyên… Không có thợ từ các cơ sở công nghiệp lớn trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà Các Mác từng nghiên cứu, thì thợ thủ công cũng tạm được. Giá hỏi ông, ông bị bóc lột ra sao, bị ông chủ nào bóc lột đến tận xương tủy, thì ông cũng khó trả lời. Ông được được xếp là thành phần công nhân (!). Mà công nhân là giai cấp lãnh đạo, không chia sẻ cho ai! Ông “lập công” lớn ở Hải Phòng, đặc biệt là Hà nội, rồi Nam Định… Ông hay nói, nói nhiều ở các cuộc họp, và bao giờ cũng nói rất mạnh, tay chặt xuống liên tục như đang băm vằm kẻ địch, nói đến khản cổ vẫn còn muốn nói hoài. Ông bận đấu tranh, không có thì giờ học bất cứ thứ ngoại ngữ nào, dù là tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tàu hay tiếng Nga. Nhưng ông biết đủ chuyện để có thể thao thao nói về mọi đề tài, về mọi khu vực và quốc gia,về khoa học xã hội, và kỹ thuật…
Khi đảng quyết định xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước sau tháng 4 năm 1975 thì Bộ Chính Trị liền xuất tướng vào Nam để chỉ huy công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Ông Đỗ Mười được chỉ định làm “tư lệnh”: Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo công thương nghiệp toàn miền Nam, với 6 vị phó ban. Riêng ở Sài Gòn, địa bàn quan trọng và phức tạp nhất, ông thành lập cơ quan chỉ đạo và 11 đoàn công tác. Đoàn viên lấy cán bộ quân đội và công an làm nòng cốt, cán bộ các cơ quan khác bổ xung thêm thắt vào các đoàn ấy Quân đội có 6 đoàn do ông Nam Trần, tên thật là Trần Văn Danh, Phó tư lệnh Quân khu 7 chỉ huy. Lực lượng công an có 5 đoàn do ông Cao Đăng Chiếm, bí danh là Sáu Hoàng chỉ huy. Tôi quen ông Năm Trần từ hồi 1973, ở trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất, khi ông làm phó đoàn của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam trong Ban Liên Hợp quân sự 4 bên. Ông vốn là cán bộ quân báo. Về sau này ông là Thứ trưởng Bộ xây dựng, phụ trách chỉ huy việc xây dựng nhà máy thủy điện Trị An. Hồi cải tạo tư sản, ông thường báo tin riêng cho tôi tới tham dự các cuộc giao ban hàng ngày ở ngay tại Hội Trường Thống Nhất, dinh Độc Lập. Tôi bắt đầu quen ông Sáu Hoàng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Dinh Độc Lập. Công bằng mà nói, ông mới là người chính thức được ông Huỳnh Tấn Phát, Thủ tướng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam, giao nhiệm vụ vào Sài Gòn để tiếp nhận chính quyền Sài Gòn. Ông vào có phần chậm, vào khoảng 3 giờ chiều. Ông gặp đủ mặt những người trong chính phủ Dương Văn Minh ở lại trong dinh Độc Lập lúc ấy. Tôi còn nhớ rõ sau đó ông Dương Văn Minh hỏi tôi: ông Sáu Hoàng có phải là ông Cao Đăng Chiếm hồi 1945 là chỉ huy Tự vệ cuộc của Sài Gòn không? Tôi trả lời là chính ông ta đó! Trong thời gian cải tạo tư sản, ông Sáu Hoàng đặt bản doanh ở trụ sở Bộ tư lệnh Công An thành phố (Cảnh sát Đô thành cũ) trên đường Trần Hưng Đạo. Chính ông đã kể cho tôi về các ông “vua lúa gạo, “vua” sắt phế thải, “vua” hóa chất, “vua” nông cơ… đề tài sản, quá trình làm giàu và thái độ của họ trong cải tạo.
Tôi thường nghĩ rằng những người lãnh đạo cộng sản có vẻ thiện nghệ về các cuộc vận động “phá”, mang tính chất phá hoại hơn là trong sự nghiệp xây, những công việc mang tính chất xây dựng. Chiến tranh là phá. Cao nhất là “phá hoại” sinh lực đối phương. Tôi đã dự những chiến dịch phá thành phố Vinh hồi 1946; chỉ vài tuần, những nhà cửa dinh thự xây dựng hàng trăm năm đổ sập. Không còn lấy một bức tường nhỏ. Dụng cụ phá rất đơn giản, gậy sắt lớn, thoáng, đục. Và hiệu quả lớn nhất là bộ húc tường làm bằng 3 thanh sắt đường xe lửa buộc chụm chéo vào nhau, từ đó treo một thanh sắt để thọc vào tường, trông giống như chiếc gàu dai tát nước. Cứ thế mà thọc, tường thủng dần và sụp rất nhanh… Cái dụng cụ phá đơn giản vậy, việc làm đơn giản vậy, nhưng xây dựng thì phức tạp gấp hàng triệu dân. Tiêu thổ kháng chiến chỉ vài buổi, còn xây dựng một thành phố, phải vài chục tới hàng trăm năm! Ai cũng biết trồng cho rừng cây mọc phải mất 10 năm, 20 năm, hoặc hàng tràm năm. Nhưng chặt cây xuống thì chỉ một tháng!
Trồng người cũng thế. Luyện thành người tốt, người tài, người có tâm hồn đẹp, có hiểu biết rộng, thật công phu. Nhưng khi xã hội suy đồi, con người xuống cấp, sa sút, bàng hoại về phẩm chất rất nhanh. Đó là tình trạng hiện nay. Nghĩ đến khi phải dựng dậy mà kinh, xây dựng con người trở lại tốt đẹp phải hàng thế hệ, và biết bao công sức, điều kiện! Những người cổ súy đấu tranh giai cấp một cách cực đoan, sùng bái bạo lực, khẩu súng, mang tư tưởng phá phách, diệt trừ… rõ ràng không có khả năng để xây dựng nên một xã hội gồm những con người tốt và đẹp, dù cho họ nói miệng hàng triệu dân về con người mới. Họ thích dùng, quen dùng “chiếc máy nghiền” hơn là chiếc com-pa, máy tính, cần trục, sách vở và tâm tình.
Giữa năm 1992, ở Paris, tôi gặp một anh nghiên cứu sinh trẻ ở một viện thuộc khoa học xã hội từ Hà nội sang. Tôi đi với một anh bạn Việt Kiều từng ở Pháp gần 30 năm quen anh nghiên cứu sinh này từ trước. Anh không biết tôi, chắc nghĩ rằng tôi cũng đã ở bên này rất lâu. Chúng tôi nói về dân chủ, về cuộc bầu cử ở bên nhà, về những nhân vật lãnh đạo. Anh bạn Việt Kiều hỏi anh nghiên cứu sinh trẻ về Tổng bí thư Đỗ Mười. Thế là anh bạn trẻ hốc lên: “Ông Mười à? Các anh chẳng biết gì cả! Hừ. Ông ấy là người phá phách! Bọn tôi ở Hà nội đều nghĩ thế. Diệt tư hữu, diệt tư sản dân tộc miền Bắc là ông ấy. Diệt tư sản miền Nam cũng là ông ấy. Trưởng ban cải tạo kia mà! Để bây giờ lại kêu gọi người ta bỏ vốn ra làm ăn, sản xuất! Các ông chẳng biết gì cả! Ai ỉa (xin lỗi bạn đọc, tôi xin phép ghi nguyên lời anh bạn trí thức trẻ) một đống ở Xuân Mai, mua xi măng, sắt thép làm bao nhiêu là nền nhà, định dựng thành phố thủ phủ Hà Sơn Bình, rồi bỏ đó? Tốn bao nhiêu các ông biết không? Hàng chục tỷ. Rồi ai ỉa một đống nữa ở Xuân Hòa (ở gần thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phú) định đưa trung tâm thủ đô lên đó, tốn bao nhiêu xi măng, sắt thép, rồi lại quẳng đó?
“Còn các ông nói về bầu cử ở đại hội đảng và bầu quốc hội à? Các ông chẳng biết gì cả? Bầu bán cái gì. Các ông ấy chia ghế với nhau, phân vai cả rồi, tiền chế mà lỵ? Sau đó buộc dân phải bỏ phiếu, thế thôi! Tự chọn, tự chọn cả. Các ông cứ hỏi quý vị ấy, sẽ rõ. Cứ hỏi thế này này: Xin các ngài vắt tay lên trán, nghĩ kỹ xem có phải quý ngài được nhân dân lựa chọn và tín nhiệm hay không? Các ngài sẽ đỏ mặt, ngậm hột thị cho mà xem!”
Anh bạn Việt Kiều và tôi hỏi anh ta, về Hà nội, anh có dám nói vậy không? Đang đà hăng, anh ta cười to, lắc đầu: chưa, chưa dám. Nhưng bạn bè hiểu nhau gặp nhau thì sợ gì, nói hết, nói còn hơn thế ấy chứ. Trí thức trong nước chúng tôi ức lắm chứ, cay lắm chứ, họ dở trò gì chúng tôi biết ngay, hiểu ngay chứ, chúng tôi có phải trẻ con đâu mà xỏ mũi được. Rồi sẽ đến lúc chứ…
Tôi và anh bạn Việt kiều gợi lại khẩu khí hùng hồn của anh khi hỏi về vị tướng Lê Đức Anh được 100 phần trăm phiếu bầu ở Quốc Hội. Anh lại hăng máu: “Đó, các ông thấy không. Họ làm toàn chuyện ngược đời. Thái Lan chế độ quân phiệt hàng mấy chục năm bị đổ. Dân đòi phải lập chính quyền dân sự. Thì phải lập. Lập rồi. Ở Nam Hàn, chính phủ quân phiệt cũng hết rồi! Ta lại làm ngược, đưa ông tướng lên. Mà ông này trí thức chúng tôi chẳng ai biết ông ta là ai cả. Chỉ biết rằng ông ta chỉ biết làm chiến tranh ở Cam Bốt để bị cả thế giới trừng phạt. Mà lúc này là xây dựng, là phát triển. Tư duy của ông ta là tư duy tàn phá, tư duy chiến tranh, tư duy đối đầu. Trong khi cần tư duy kinh tế, tư duy xây dựng. Họ toàn làm ngược! Họ phá nát hết…” Đúng là khẩu khí mới của trí thức trẻ, biết tức giận, biết nổi giận, trước hiện tình đất nước.