Có khoảng 2 triệu người Việt ở nước ngoài. Một số khá lớn đã vào quốc tịch các nước sở tại. Họ là người Mỹ, người Pháp, người Úc… gốc Việt. Lâu nhất như số các cụ đi lính thợ ở Pháp; rồi một số đi du học, thành tài rồi ở lại. Số khá lớn đi từ 1975; rồi số thuyền nhân rất đông đảo từ 1978, 1979 đến nay; còn một số theo chương trình ra đi có trật tự ODP và số H.O. thuộc chính quyền và quân đội Sài Gòn đi “cải tạo về. Người Việt ở nước ngoài thành một cộng đồng nhiều màu sắc về mọi mặt. Đã có thế hệ một, thế hệ 2, thế hệ 3 và sắp tới là thế hệ 4.
Hầu hết đều có tinh thần dần chủ, trừ một số rất nhỏ còn bảo thủ, bị ảnh hưởng quan niệm phong kiến, tuân theo chính phủ, coi lời dạy bảo của chính phủ, của đảng ở quê nhà, của sứ quán “ta” như là của cha mẹ, phục tùng không điều kiện. Tất cả đều ít nhiều gắn bó với quê hương, tự hào về truyền thống dân tộc, căm giận chống lại hoặc phê phán chính thể độc đoán ở trong nước, nhưng khả năng tác động đến tình hình chính trị trong nước thì rất hạn chế. Số lớn bà con mang nỗi oán hận về thân phận tha hương, đồng thời đều thành đạt khá, con cháu học và thành tài, ổn định, nên rất ít người thực tế nghĩ đến trở hẳn về nước sau này. Cuộc đấu tranh cho dán chủ là cuộc đấu tranh bền bỉ, gay gắt của đồng bào ta ở trong nước, vì chính đồng bào đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ độc đoán chà đạp quyền tự do, quyền công dân. Bị đè nén lâu, sức bật càng mạnh khi có thời cơ. Sức ủng hộ, động viên, cổ vũ và yểm trợ của bà con ở nước ngoài là rất lớn, là vô cùng quan trọng.
Cũng cần nói chân thực rằng đồng bào ở trong nước chán ngán những bài diễn văn kiểu khẩu hiệu vừa kêu vừa rỗng ở các cuộc họp lớn ở trong nước, phát ngấy về những bài báo dài mà sáo rỗng, đầy công thức cứng đờ, họ chê cười những bức ảnh nghi lễ các nhà lãnh đạo cũ kỹ ở trên đài chủ tịch, trước máy phóng thanh… thì họ cũng ngán, cũng ngấy, cũng chê một số sinh hoạt chính trị hải ngoại, cũng chung một kiểu cách như vậy… Vẫn là những nghi thức cổ hủ, cờ quạt khẩu hiệu nhàm chán, những quan chức đạo mạo, đoàn chủ tịch quan cách, diễn văn lòng thòng theo công thức; vẫn là hai kiểu lưỡi gỗ chửi nhau mà lại rất giống nhau.! Họ cảm thấy những hình thức và nội dung ấy quá xa lạ với cuộc sống, hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhân dân trong nước, không lý giải và đáp ứng vô vàn vấn đề nóng bỏng và thiết thực của bà con, ít có tác dụng hỗ trợ cuộc đấu tranh giành quyền công dân của đồng bào. Các tổ chức hải ngoại cũng cán dứt khoát từ bỏ các kiểu hoạt động bạo lực, phá hoại bằng súng đạn, chất nổ, xâm phạm cuộc sống làm ăn của đồng bào lương thiện; các chính khách cực đoan đã thúc giục các hành động liều lĩnh kiểu thiêu thần, bị đồng bào trong nước lên án và tạo cớ cho chính quyền trong nước lên gân, xiết chặt sự kiểm soát. Tôi thiết nghĩ cách tác động lớn nhất đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước là hoạt động chính trị ở hải ngoại nên lập nên những tổ chức thiết thực hơn, mở la các cuộc vận động quyên góp tiền của theo các hướng:
– Lập quỹ cứu giúp trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng (ước chừng 2 triệu em từ sơ sinh đến 6 tuổi – trẻ em trong nước từ 15 năm nay sanh ra nhẹ hơn trước trung bình 200 gam và ngắn hơn hai xăng-ti-mét là một nguy cơ cho nòi giống) Lập quỹ hỗ trợ thương binh vừa và nặng của các bên trong cuộc chiến, không phân biệt thuộc bên nào (số này ước tính lên đến 300.000 người). Hiện cuộc sống của số bà con này vô cùng bi đát.
– Lập qũy khuyến học, cấp học bổng cho học sinh giỏi ở trong nước và ra các trường đại học ngoài nước (mỗi năm khởi đầu chừng 200 em, sau sẽ nâng lên đến 800, rồi 1000 đến 2000).
– Lập quỹ bảo tồn các di tích văn hóa (ngoài khu Đại Nội và các lăng tẩm ở Huế được UNESCO hỗ trợ, có chừng 250 di tích văn hóa có ý nghĩa cần bảo lồn, trùng tu và duy trì, gồm các đền chùa lớn như vùng Hoa Lư (Ninh Bình), khu Đại Nội Thăng Lững từ đời Lý (nay ở trong khu vực Bộ Quốc Phòng), cho đến các mộ của các danh nhân như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu…
Các quỹ này có thể đặt tên là Quỹ tình thương từ số 1 đến số 4. Không lo rằng tiền quyên góp sẽ vào túi tham nhũng vì các Quỹ ấy đều có cơ quan quản trị đặt đại diện ở trong nước cùng điều phối tận cơ sở. Chắc chắn nếu thực phẩm, sinh tố, sữa, xe đẩy các loại cho thương binh… được phân phát cùng với các học bổng được cấp các di tích được bảo tồn do công sức của cộng đồng thì thanh thế của cộng đồng sẽ được phát huy mạnh ở trong nước. Nó sẽ có tác dụng bằng hàng trăm bài diễn văn và hô hào, bằng hằng trăm nghị quyết… Và lúc ấy những bài diễn văn và nghị quyết chắc sẽ gần hơn với cuộc sống ở trong nước, đi vào lòng người nhanh và sâu. Tôi nghĩ hiện nay đã là hơi chậm, nhưng vẫn còn là thời cơ để làm những việc thiết thực. Đó là việc thiện, việc nghĩa, cũng là việc làm rất chính trị, hợp ý bà con ta ở ngoài nước, hợp lòng bà con ở trong nước, rất thực tế nhằm hỗ trợ cho phong trào dần chủ ở trong nước.
Khi tình thương đã thấm được trong và ngoài nước, cộng đồng sẽ có đủ sáng kiến: quyên góp, biểu diễn văn nghệ, dạ hội, vũ hội, triển lãm, bán huy hiệu, góp hàng tháng một buổi tiền lương, làm việc thiện nguyện… để góp vào các Quỹ tình thương. Quỹ có thể đạt hàng chục cho đến hàng trăm triệu đô la, theo mức độ của tình thương được khơi động. Khi chính trị đã đổi theo hướng dân chủ hóa, các chuyên viên kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật… Ở hải ngoại sẽ là vốn cực quý tham gia xây dựng và phát triển đất nước; và cộng đồng người Việt sẽ ra sức vận động để các nước, các tổ chức quốc tế, các hội đoàn… giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác với Việt nam đến mức cao nhất, có lợi nhất cho nước nhà. Ở hải ngoại, còn có rất nhiều bạn người nước ngoài (Pháp, Đức Anh, Hoa Kỳ, Nhật…) làm đủ nghề: trí thức, nhà báo, luật sư nghệ sĩ… hết lòng hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước. Tiêu biểu là chị Irina Zisman, người Nga, Giám đốc đài Tự Do ở Moscow. Chị nói và viết tiếng Việt thành thạo, yêu nhân dân Việt hết lòng. Chị đã tới Paris mấy lần lấy tin và cổ động cho đài Irina. Chị kể tôi nghe, những người ở sứ quán Việt nam ở Moscow cố bịt mồm chị vì sợ tiếng nói chị đến bà con trong nước. Chị cho rằng, người Nga đã du nhập những đường lối, chính sách sai lầm, nên nay chị làm để chuộc tội cho họ. Chúng tôi kể nhau nghe: các cán bộ sứ quán Việt ở Nga, Ba Lan, Đức, Tiệp… đều ngang nhiên bán hộ chiếu, hôn thú, giấy ly hôn, bằng lái, bằng tốt nghiệp đại bọc… cho bất cứ ai, miễn là có tiền. Các giấy tờ ấy đều đóng dấu chính thức của Vụ lãnh sự Bộ ngoại giao, của các ủy ban hành chánh Hà nội, Sài Gòn, của các sứ quán. Thật chưa có nước nào làm tiền quỷ quái kiểu hệ thống đến thế! Chị Irina! Tiếng nói của chị ngay thật và lôi cuốn, mang lại hy vọng cho biết bao gia đình và con người Việt nam.