Hay gì cứ bới móc những chậu cũ! Sẽ có người kêu lên vậy. Họ cho rằng cần nhìn thẳng tới phía trước, những gì đã qua thì cho qua! Những người trong cuộc, bị oan ức kẻng kêu, những kẻ đứng ngoài lại kêu to để hòng gây rối! Lập luận này không đứng vững. Mọi việc oan ức trong quá khứ cần nhìn lại cho rõ ràng, kết luận lại nếu cần, minh oan cho những người bị xử trí oan. Không phải để trả thù, cũng không phải để truy cứu tội lỗi của ai (tuy việc này có trường hợp cần làm) mà chủ yếu là để rút kinh nghiệm chung cho xã hội.
Đúng là dân tộc ta rất cao thượng, nhân dân ta số đông có lòng nhân ái và độ lượng. Họ sẵn sàng đại xá cho những người lầm lỗi từng gây oan ức cho người công dân. Thế nhưng không thể lợi dụng lòng tốt ấy để xí xóa tất cả, để cho chìm vào bóng tối tất cả những việc làm xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, thân thể, tài sản của công dân. Và người bị oan chỉ có thể độ lượng khi những kẻ gây ra tội lỗi nhận thật rõ sai tâm và có lời xin lỗi chính thức và công khai. Đó là lẽ thường tình trong đời sống xã hội.
Hơn nữa, lịch sử đất nước ta cần nhìn lại và viết lại. Mỗi người công dán có công tâm, mỗi nhà sử học biết tự trọng và có trách nhiệm cần giúp một ta góp phần viết lại lịch sử của đất nước mình một cách khách quan, trung thực, không bị bóp méo và xuyên tạc theo yêu cầu hất thời của giới cầm quyền.
Lịch sử dân tộc có liên quan đến việc đánh giá những con người tham gia việc hình thành lịch sử, đến việc nhìn lại cho đúng những nhân vật bị thanh trừng, bị thất sủng, bị xử trì, từ đó lập lại công bằng cho những nhóm người và những người có liên quan bị xử trí sai, bị vu cáo, bị án oan. Tôi được biết cho đến nay có đến hàng nghìn người bị xử trí oan mà chưa được kết luận lại. Có người đã gửi hàng trăm lá đơn đến các cơ quan có thẩm quyền, từ tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, thanh tra chính phủ, ban kiểm tra của trung ương đảng, các cơ quan an ninh, cảnh sát, các cơ quan ngôn luận… vậy mà vẫn cứ là biệt vô âm tín.
Tôi đã tận mắt thấy ở văn phòng báo Nhân dân, các cô văn thư nhận những lá đơn ngoài bì đề rõ: đơn thứ 24, đơn thứ 76, có lá đơn ghi đến dân thứ 120? Thật là kêu trời không thấu. Cơ quan này đá sang cơ quan kia, dưới đệ lên trên, trên chuyển xuống dưới, dồn cho nhau, thế là yên, còn sự việc vẫn để đó, không ai thèm xem xét đến. Nỗi oan khiên cứ việc tồn tại, cứ việc lưu cữu, cứ việc hành hạ những gia đình và những con người… cho đến tận khi chết vẫn còn ôm hận sang thế giới bên kia!
Xã hội không có pháp luật lõ ràng, lại không có cả một đội ngũ luật sư tự do giỏi nghiệp vụ đê bênh vực cuộc sống của người công dân, lại không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, để nêu lên những trường hợp ngang trái tiêu biểu nhất, gây sức ép của dư luận đòi hỏi phải giải quyết đến nơi đến chốn. Những người có trách nhiệm ở Viện kiểm sát, ở các ban thanh tra thú nhận rằng đơn từ xếp đống từ nền lên đến trần nhà (ở Viện Kiểm sát nhân dân thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh), nhưng chỉ giải quyết theo kiểu nhỏ giọt. Hãy cho một số nhà báo có công tâm khui ra một vài vụ tiêu biểu. Chả lẽ tình cảm của xã hội nay đã trở nên trơ như đá, không mảy may động lòng thương cảm, xót xa cho những người bị oan đầy rẫy thông xã hội, hậu quả của một thời kỳ dài sống dưới chế độ chuyên quyền, độc đoán, coi thường quyền công dân, cá nhân nấp sau tập thể để trốn trách nhiệm và làm bậy.
Ở nông thôn nước ta, tôi được biết tình hình còn thê thảm hơn nữa. Không ít nơi chính quyền nằm trong tay những cường hào mới, họ xây dựng quyền lực theo dòng họ, phe nhóm, án cánh với nhau, bênh che nhau, hà hiếp những người dân đen thấp cổ bé họng, dèm pha dọa dẫm người này, vu cáo kẻ khác, thêu dệt đủ chuyện để bôi nhọ những người lương thiện, trả thù những người ngay thẳng có công tâm, gây nên vô vàn cảnh oan ức, đày đọa cuộc sống của biết bao công dân.
Nhiều người nông dân không còn biết kêu oan cho ai, ở đâu “quan” thì xa, “lại” thì gần; “quan” thì quan liêu, “lại” thì nhũng nhiễu, không biết luật sư là gì, không biết ai cầm cân công lý, nên chỉ còn biết nhẫn nhục chịu đựng. Họ không biết, cũng không được hướng dẫn về quyền công dân trong xã hội, không am hiểu luật pháp, kể cả những điều sơ đẳng nhất? Họ là những công dân loại hai trên thực tế, vô hình bị tước quyền công dân, bị hà hiếp mà không biết phản ứng ra sao để tự vệ. Họ cần mẫn lao động ngoài đồng ruộng, lo cho gia đình riêng, vậy mà vẫn không được yên ổn, con cái bị phân biệt đối xử, có khi chỉ vì thuộc một họ tộc khác, vây cánh không có, thần thế càng không. Có người hồi còn tạm chiếm, bị bắt buộc đi lính bảo an, dân vệ, vài tháng bị buộc làm hội tề, thế là bị lý lịch “xấu, “liên quan với địch”, không sao gỡ ra được nữa, thua thiệt suốt đời. Ngược lại có kẻ trước kia thực sự tham gia chính quyền cũ còn áp bức nhân dân, cậy thần thế áp chế nông dân, thế mà do khôn khéo nịnh bộ cán bộ, lại tạo nên thế chính trị mới trong đảng, trong chính quyền để cưỡi đầu cưỡi cổ dân. Nhìn ra nước ngoài, lại hầu hết các nước, người công dân đã hiểu và đã hưởng cuộc sống trong pháp luật là thế nào, họ biết luật pháp cấm họ, răn đe họ không được xâm phạm tự do của người khác ra sao và cũng biết cách không cho phép ai xâm phạm đến thân thể, tài sản, danh dự của mình. Họ hiểu rằng trong xã hội, họ bình đẳng với mọi người, kể cả những người quyền cao chức trọng nhất. Họ sống ung dung, thư thái, đàng hoàng, không bị ai quấy rầy. Thủ tướng khi có lỗi, có tội, cũng phải ra hầu tòa, như ông Laurent Fabius, trước là thủ tướng Pháp, đầu năm 1993 cũng bị tòa án triệu tập đến để điều tra về trách nhiệm của ông trong vụ truyền máu cách đây 6,7 năm, làm cho mấy chục người bị nhiễm SIDA…