Lênin, ông ở nước Nga…

Ở vùng Đông Nam Á, chỉ có một bức tượng duy nhất của Lênin ở Hà nội, trong vườn hoa Canh nông cũ, bên đường Điện Biên Phủ. Lênin đứng, một tay cầm ve áo khoác, một tay chỉ về phía trước, trông sang Cột Cờ cổ và Bảo tàng Quân Đội. Ở Hà nội, hồi khai mạc bức tượng nhân kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Mười (1917-1987), đã có những câu thơ tiếu lâm vỉa hè:

Lênin ông ở nước Nga.
Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?
Ông ngửng mặt, ông chỉ tay.
Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu

Có người còn mỉa mai, châm biếm trước thảm cảnh đạo đức suy đồi ăn cắp, hối lộ tràn lan: Lênin vừa bước chân đến Hà nội đã một tay giữ túi đựng ví tiền, một tay chỉ trỏ hô hoán, “Ôi? kẻ cắp! kẻ cắp! Bắt lấy nó!” Dịp Quốc Khánh mồng 2 tháng 9 năm 1991, có người đã lẻn trèo lên bệ tượng và đội cho ông Lênin một chiếc nón rách. Khi trời đã sáng bạch, mấy chú công an phải trèo lên cất chiếc nón mê cho cụ. Người Việt nam vốn có tính trào lộng, đùa rất chính trị như vậy đó. Lãnh tụ vô sản mà lỵ. Cùng với Các Mác, Lênin (1870-1924) là nhân vật có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với Đảng cộng sản Việt nam và cuộc sống của nhân dân Việt nam trong gần nửa thế kỷ qua.

Lênin luôn tự nhận là người học trò trung thành của Mác và được xưng tụng như người đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, áp dụng chủ nghĩa Mác trong đấu tranh thực tiễn đố mở ra kỷ nguyên mới, “Kỷ nguyên Cách Mạng Tháng Mười ở Liên xô và trên toàn thế giới.” Luận điểm của Lênin khác với Mác, và có thể nói trái hẳn với Mác, là cách mạng vô sản có thể thành công trong một nước, ở lại một khâu yếu nhất của chủ nghĩa đệ quốc, như ở nước Nga. Trong khi ấy Mác cho rằng cách mạng vô sản chỉ có thể thắng lợi đồng thời ở một số nước kinh tế phát triển nhất, với đội ngũ đông đảo và đã thức tỉnh của giai cấp công nhân sản nghiệp lớn, như ở các nước Tây Âu chẳng hạn. Luận điểm của Lênin đúng hay sai? Sự tan vỡ của Liên Bang Xô Viết và của đảng cộng sản Liên xô đem lại bằng chứng thể nghiệm rằng luận điểm ấy là một sai lầm mang tính chất chủ quan, nóng vội và gượng ép, tiêu biểu cho căn bệnh duy ý chí. Lênin cũng áp dụng một cách cực đoan quan điểm bạo lực và học thuyết đấu tranh giai cấp, dẫn đến thái độ cường điệu vai trò của khởi nghĩa vũ trang, và nội chiến. Vai trò của đảng cộng sản cũng được tuyệt đối hóa một cách quá đáng, tách nó khỏi giai cấp vô sản, ra khỏi đời sống kinh tế xã hội, với cách nghĩ chủ quan duy ý chí rằng một đảng tiên phong có thể lôi cuốn một giai cấp công nhân nhỏ yếu trong một nước chậm tiến vào một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi!

Có thể nhận thấy sự “có mặt” của Lênin ở Việt nam tai hại nhất là ở chỗ đảng cộng sản Việt nam đã cường điệu vai trò của chính mình trong một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu, một giai cấp công nhân nhỏ xíu; ở sự cường điệu đấu tranh giai cấp đến độ làm lu mờ các vấn đề dân tộc; ở thái độ nôn nóng vội đốt cháy giai đoạn, đi lên chủ nghĩa xã hội không cần đến một thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa! Cái giá phải trả thật là đắt! Việc coi rất nhẹ, thậm chí phớt lờ yêu cầu xây dựng một xã hội dân sự, một nền dân chủ thật sự trên nền tảng quyền công dân rộng rãi theo pháp chế dân chủ ở Việt nam cũng là do ảnh hưởng của chủ nghĩa Lênin. Đảng đặt trên nhà nước, đảng là tối cao, đảng chiếm đoạt mi quyền lực của nhà nước, đảng trùm lên đến độ bóp nghẹt nhà nước, đến mức đảng là pháp luật đảng, là nhà nước (Parti-état) cũng là điều Đảng cộng sản học được từ Liên xô và Lênin. Cái sai lầm này quá sâu, quá nặng, đến nay dù có quyết định tách đảng ra khỏi nhà nước mà 2 thực thể này vấn cứ dính chặt vào nhau một cách tệ hại.

Theo chiều suy nghĩ trên đây, Lênin cũng đưa ra quan niệm về dân chủ tập trung, hay nói rõ hơn là nền tập trung mang tính chất dân chủ, hạn chế quyền dân chủ, cả trong nội bộ đảng và trong xã hội, dẫn đến nạn độc đoán, chuyên quyền, bóp nghẹt dân chủ một cách tai hại. Cho nên Lênin đã tự mâu thuẫn với chính mình khi khẳng định rằng nền dân chủ Xô Viết là một nghìn dân cao hơn nền.dân chủ tư bản? Điều này đã trở nên mỉa mai đến lố bịch! Ơ Việt nam tác hại do quan niệm dân chủ tập trung cho cả xã hội không sao lường hết? Dân chủ trong Đảng cộng sản Việt nam là con số không, ở trong xã hội cũng lại là một quả trứng lớn?

Đó. Lênin, từng được những người đứng đầu đảng cộng sản coi là bậc thầy của cách mạng để hãnh diện tự nhận là những học trò trung thành, đã có mặt ở Việt nam trong những sai lầm như vậy đó. Đã đến lúc không thể mù quáng mãi được nữa. Đã đến lúc cần nhìn rõ bộ mặt Lênin một cách khách quan, tỉnh táo, đúng như nó có. Trong di chúc của ông Hồ Chí Minh, có nói rằng: “Phòng lúc tôi đi gặp cụ Mác, cụ Lênin…”; nó đánh dấu cả một thời kỳ lịch sử coi học thuyết chuyên chính vô sản là hòn đá tảng của các chính sách lớn, coi đấu tranh giai cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự phát triển của xã hội Việt nam… Hai điều đó hợp lại thành cỗ máy nghiền nát tình đoàn kết dân tộc, tinh thần nhân ái truyền thống, quyền dân chủ của công dân, nếp sống trong luật pháp… dẫn đến thảm cảnh bần cùng và lạc hậu hiện nay. Đó là những nguyên nhân sâu xa, đã đến lúc tất cả những đảng viên cộng sản, cán bộ và nhân dân ta từng được giáo dục sâu rộng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận cho rõ, bằng tất cả sự tỉnh táo, cũng như bằng tât cả nỗi khổ sở, nhọc nhằn, mồ hôi và cả xương máu của bà con mình!

Tôi đã từng ngắm bức tượng lớn, cao đến 6 mét của Lênin ở quảng trường trung tâm Adis Abéba, thủ đô Ethiopia, tận Châu Phi. Bức tượng nhìn vào trụ sở bề thế của Tổ chức các nước Châu Phi. Mười năm trước, ông Mengistu Sélassié Quốc trưởng cũng là Chủ tịch đảng theo chủ nghĩa Mác- Lênin của Ethiopia khánh thành bức tượng đó và hoan hỉ xác định: “Lênin và học thuyết Lênin đã đến bén rễ ở Châu Phi.” Thế mà cuối năm 1991, bức tượng áy đã bị kéo đổ xuống và ngài Mengistu Sélassié, từng nhiều lần sang Moscow và một lần sang thăm Hà nội, đã bỏ trốn chạy khỏi đất nước Ethiopia hồi tháng 6 năm 1992 để xin cư trú ở Dimbabuê! Những thăng trầm lịch sử đáng để suy ngẫm.: ở Moscow, đang lưu truyền những chuyện vui kiểu tiếu lâm về Lênin. Một hôm vào lăng Lênin người ta sửng sốt không thấy thi hài Lênin đâu. Đến gần, thấy trên bệ một mảnh giấy ghi: “Tôi đã lên đường trở lại Thụy Sĩ, tất cả phải làm lại từ đầu!” Ký tên: Lênin. (đầu năm 1917 Lênin ở Thụy Sĩ để nắm tình hình và chỉ đạo phong trào trong nước). Lại một câu chuyện khác do một nhà văn Nga trẻ kể lại cho tôi. Một hôm văn hào Nga Maxim Gorki rủ Lênin đi uống rượu. Hai người vừa sống lại và vui vẻ gặp nhau. Lênin suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Vâng, rất vui lòng đồng chí Maxim thân mến ạ. Thế nhưng rút kinh nghiệm thời xưa, hôm nay tôi chỉ xin uống nửa rúp rượu vodka thôi. Hồi trước, tôi uống đến 1 rúp, quá chén, nên lỡ lời ba hoa về chủ nghĩa cộng sản sẽ một mình thắng trọn vẹn ở nước Nga cho vô sản hồi ấy nghe. Tôi xin nhận lỗi là bốc đồng vì men rượu và xin chừa…” Đó, lại thêm một nét văn học dân gian hóm hỉnh mà thâm thúy.

Bản báo cáo mật còn được dấu kín việc thành phố Lêningrad được đổi tên, lấy trở lại tên Pêtrôgrad hoặc Pêtécbua năm 1990 chỉ được bộ máy tuyên truyền ở Hà nội nói thoáng qua. Những người lãnh đạo giáo điều bảo thủ vẫn còn cố ghi trong bản Hiến Pháp mới thông qua ngày 15-4-1992 tên của Mác Lênin đến 2 lần. Trong lời nói đầu, họ vẫn lắp lại câu: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…”; rồi ở Chương 1 (Chế Độ Chính Trị) điều 4 họ vẫn tụng lại câu: “Đảng cộng sản Việt nam, đội tiên phong của giai cáp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhãn, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Do đó họ nghĩ rằng việc đổi tên thành phố nói trên ở nước Nga là sai lầm, nông nổi, mang tính chất cơ hội hữu khuynh, ăn phải bả của đế quốc. Họ không thể hiểu những ý nghĩ và tình cảm chân thực của trí thức, công dân có lương tâm ở nước Nga trước một quyết định sâu sắc như thế, lấy lại cái tên cũ Pi-e đại đế cho thành phố tuyệt vời ấy. Do vậy, những người đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự mang bản chất dán tộc ở Việt nam còn phải làm rất nhiều để nhân dân ta hiểu thật đúng tình hình chính trị của nước Nga gần đây đang bị che dấu và xuyên tạc.

Một vấn đề không thể không làm rõ là về Stalin. Giữa năm 1990, đã có chỉ thị của Ban Văn Hóa Và Tư Tưởng cấm tất cả các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình không được nói đến 2 chữ: đa nguyên là một, Stalin là hai. Đó là 2 điều cấm kỵ. Ai không tuân sẽ bị phạt nặng, mất chức như chơi.

Tại sao Stalin là điều húy kỵ lớn đến vậy? Bởi vì cùng với Mác và Lênin, nhưng đã bỏ rất xa Mác và Lênin, Stalin (1879-1953) đã in rất sâu dấu ấn của mình ở mảnh đất xa xôi tận Đông Nam Á này. Bởi vì từ vườn trẻ, em bé Việt nam đã phải trìu mến, kính cẩn ngắm ảnh ông Stalin có bộ ria vểnh, hát múa dưới ảnh ông ta. Vẫn lại thơ của Tố Hữu, nhà thơ cung đình của chế độ:

Stalin! Stalin!
Yêu ông biệt mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi: Stalin!

(Nhà thơ có phịa, bốc đồng không đây? Vì trẻ con ta mới bập bẹ, rất khó nói từ: Stalin!). Rồi, vẫn lại Tố Hữu, xưng tụng trong bài “Bài Ca Tháng Mười”:

Hoan hô Stalin
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát hòa bình
Đứng đầu sóng ngọn gió…

Tấm lòng, nhận thức hôm nay của Tố Hữu đối với Stalin ra sao? Có thay đổi chút ít? Hay vẫn thế? hay còn hơn thế? Công nhận một lầm lỡ, quả thật không dễ dàng, nhất là khi quả tạ của quá khứ còn quá nặng.

Tôi nghĩ đến một điều rất cần là nhân dân ta, các đảng viên cộng sản ở Việt nam được biết, được đọc một vãn kiện quan trọng về Stalin: bản báo cáo mật về Stalin do N. Khrushev đọc trước Đại hội Đảng cộng sản Liên xô tháng 2 năm 1956. Vì là báo cáo mật nên Liên xô không công bố. Phía Liên xô có phân phát tận tay cho mỗi Trưởng đoàn Đại biểu các đảng anh em một bản với yêu cầu không phổ biến rộng theo nguyên văn. Ông Trường Chinh, Trưởng đoàn Đại biểu Đảng Lao Động Việt nam (tên hồi ấy của Đảng cộng sản) đã cất kỹ trong cặp tập tài liệu độc đáo ấy.

Tài liệu này tỷ mỹ hơn nhiều so với bản báo cáo về chống sùng bái cá nhân Stalin cũng do Khrushchev trình bày ở Đại hội 20. Ngay sau Đại hội, bản báo cáo mật này bị tiết lộ trọng Đảng cộng sản Ba Lan do Zambrowski trong đoàn đại biểu Ba Lan dự Đại Hội 20 về phổ biến trong đảng. Ở các đảng khác, trong đó có Đảng cộng sản Việt nam, tài liệu này được giữ kín, các ủy viên Bộ Chính Trị truyền tay nhau đọc, không phổ biến nguyên văn cho Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, họ rất sợ gây chấn động dây chuyền vì ít nhiều đảng nào cũng có tệ sùng bái cá nhân. Họ sợ phản ứng mạnh của đảng viên thường và của quần chúng. Dân chủ, nhưng là dân chủ tập trung, ắt phải thế. Sang đến Pháp, gần đây, tôi mới có được nguyên văn toàn bộ bản tài liệu mật dày hơn 50 trang này.

Những tội ác, vâng, phải gọi là tội ác của Stalin được một ủy ban đặc biệt của đảng cộng sản Liên xô sưu tầm, điều tra, xác minh, thật là kinh khủng! Chính Stalin là người đầu tiên chụp mũ tất cả nhưng ai khác ý kiến với mình là kẻ thù của nhân dân”. Chính Stalin cho phép dùng đủ mọi cực hình nhằm buộc những người đó phải viết những “bản thú tội trong đe dọa của nhục hình, tra tấn. Các đại biểu dự Đại Hội 20 đã sửng sốt đến kinh hoàng khi được biết rằng Đại Hội Đảng lần thứ 17 họp năm 1934 đã bầu ra 139 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết thì sau đó, nhất là vào 2 năm 1937 và 1938, đã có 98 người bị tống giam và xử bắn vì là “kẻ thù của nhân dân”. Trong số 1.956 đại biểu dự Đại Hội Đảng lần thứ 17, thì sau đó 1.108 đại biểu bị bắt và bị khép án “phản cách mạng” bởi Stalin? Có nghĩa là hơn một nửa!

Vụ án Kirov năm 1933 là do Stalin dựng lên để thủ tiêu một lãnh tụ bất đồng ý kiến. Về sau những người nhúng tay vào vụ ám sát này đều lần lượt bị xử bắn nhằm xóa bỏ dấu vết. Stalin dùng rất tùy tiện, bừa bãi danh từ “phản động”, “kẻ thù của đảng”, “kẻ thù của nhân dân”, “gián điệp, tay sai của đế quốc để đàn áp quy mô ngày càng lớn mọi người không đồng tình với thái độ độc đoán tàn ác ấy, dựa trên luận điểm trứ danh: càng xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cuộc đấu tranh giai cấp càng thêm gay gắt, kẻ thù càng nhiều hơn và nguy hiểm hơn! Stalin đích thân thúc ép bộ máy mật vụ, an mình lao vào bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu không chút e ngại người ngay thật và lương thiện. Ông ta ra lệnh, mọi án xử bắn đều phải thi hành ngay. không được phép chống án và xử lại! Staline đã thúc bộ hạ kê những danh sách “Kẻ phản bội” một cách bịa đặt, dựng đứng, tràn lan và đích thân duyệt để hành quyết hàng chục nghìn người trong 383 danh sách ấy! Stalin cung đe dọa cả Bộ Trưởng An Ninh (lgnatiev – đến 1956 vẫn còn sống và dự đại hội 20) rằng: “Tôi sẽ chặt đầu anh nếu anh không lấy được lời thú nhận tội trạng của bọn bác sĩ,” trong vụ án lớn “Các bác sĩ phản nghịch” tiếp sau vụ án lớn ở Leningrade. Chính Stalin đã ra lệnh giết hơn 25 ngàn sĩ quan Ba lan trung khu rừng Katin rồi đổ vấy cho là phát xít Đức giết. Mới đây một viên sĩ quan Liên xô gần 90 tuổi từng tham dự cuộc tàn sát man rợ này đã kể lại vụ này trên vô tuyến truyền hình Moscow. Đó là chưa kể những cuộc đầy ải hàng triệu gia đình Cu-lắc (phú nông) – thực tế phần lớn là trung nông lớp trên, giỏi nghề nông nhất của xã hội, đi tới vùng tuyết lạnh xa xôi ở Xi-bê-ri, nhân danh chế độ Xô Viết ưu việt và nhân đạo? Nhà khoa học Sakharov khi nhắc đến những tội ác tày trời của Stalin trên đây đã nhận xét rằng, cái tội không kém phần nghiêm trọng nữa của Stalin là đã làm tê liệt mọi xúc động của toàn xã hội Liên xô trước tội ác tràn lan của mình. (Tôi nhớ đèn mấy trăm trại cải tạo ở Việt nam sau 1975 mà rùng mình. Hàng mấy trăm ngàn người bị đầy ải, lao động cực nhọc quá sức, ốm chết trong trại, vợ con nheo nhóc, gia đình tan nát, thế mà chính quyền vẫn cứ nhơn nhơn là nhân đạo quá rồi! Và phản ứng của xã hội thật sự bị tê liệt! Thật đáng sợ, khi con người không còn phản ứng trước nỗi đau thê thảm của đồng loại, đồng bào!)

ảnh hưởng của Staline đối với Việt nam là cực lớn. Cuốn Tóm Tắt Lịch Sử Đảng cộng sản Liên xô dày cộp, khổ lớn, hơn 600 trang, do Stalin đích thân duyệt và sửa, do nhà xuất bản Sự Thật in đi in lại đến hơn chục lần, là cuốn sách gối đầu giường của các cán bộ cộng sản cấp cao ở Việt nam. Cuốn sách này được ông Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt khi ông còn ở trong hang Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Qua cuốn sách ấy lịch sử đã bị bóp méo theo ý đồ tự đề cao mình của Stalin. Quan điểm bạo lực đơn thuần, nguyên lý cực đoan về chuyên chính vô sản, luận điểm càng đi lên chủ nghĩa xã hội đấu tranh giai cấp càng thêm gay gắt… được Stalin tô rất đậm. Cần thấy rõ, do nhuốm nặng chủ nghĩa giáo điều, Đảng cộng sản Việt nam và dặc biệt là bộ phận lãnh đạo của đảng đã mang tính chất Stalinít sâu nặng vào loại nhất so với các đảng cộng sản khác. Tinh thần sùng bái Stalin một cách mù quáng không phải chỉ có ở nhà thơ Tố Hữu. Nó luôn còn rất nặng ở ngay trong bộ chính trị và han chấp hành trung ương hiện tại.

Cuốn sách lớn của Stalin, Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội, cũng là sách gối đầu giường của cán bộ cộng sản toàn thế giới. Quy luật cơ bản và 9 quy luật tất yếu của chủ nghĩa xã hội, do Stalin tìm ra, trình bày và giải thích, chính là một ngọn nguồn tai họa và bế tắc của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Từ quy luật công nghiệp hóa, lấy công nghiệp nặng làm trung tâm, đến cải tạo quan hệ sản xuất, tiêu diệt chế độ tư hữu đến kế hoạch hóa tràn lan, cứng đờ, máy móc, cho đến đảng độc quyền lãnh đạo, gò bó sự nghiệp văn hóa trong một hình thức duy nhất hiện thực xã hội chủ nghĩa… đều là những sai lầm cơ bản gây cơ man nào là tổn thất, rối loạn, đổ vỡ cho sản xuất xã hội, giam hãm nhân dân trong ìâm than, đói khổ và lạc hậu?

Một giáo sư Nga tôi gặp ở Trường Đại Học Berkeley ở California (Mỹ) kể rằng, Stalin nguyên học ở một trường dòng, không được học có hệ thống về tự nhiên cũng như xã hội, nhưng tự cho mình là biết hết và can thiệp rất liều vào khoa học. Chính Stalin khẳng định rằng: “Không có ở đâu cái gọi phương thức sản xuất Châu Á”, và cấm bàn vấn đề này. Ông ta cũng kết luận một cách vũ đoán là không có khoa xã hội học (sociologie), vấn đề này nằm trong khoa duy vật lịch sử rồi? ông cũng kết luận không có vấn đề toán trong kinh tế? (Ai cũng biết môn toán kinh tế đang phát triển rất mạnh hiện nay, với khoa toán kinh tế đặc sắc). Ông ta ra lệnh điều các nhà nghiên cứu môn này hồi ấy sang ủy Ban Thống Kê, từ đó Liên xô trở nên rất lạc hậu về môn toán kinh tế. Liên xô trở nên rất lạc hậu về môn toán kinh tế là điều dễ hiểu! Stalin còn viết cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, phê phán một cách bừa bãi, kém trí thức quan điểm của nhà ngôn ngữ học Marx rất tài giỏi về môn này. Trong sinh học, nhà “bác học Stalin” nhận định: ai theo quan điểm gen (gène) trong sinh học là kẻ phản động! Ông đưa nhà nghiên cứu dỏm” Lyssenko lên mây xanh và đưa xử bắn nhà sinh học tài giỏi là Vavilov. Phương pháp suy nghĩ duy ý chí của Stalin đã làm hại dân tộc Việt nam không xiết kể. Các nhà lãnh đạo Việt nam theo nếp nghĩ duy ý chí giải quyết rất ẩu vấn đề kỹ thuật của công trình thủy điện sông Đà, bắn khoan vào lòng đá cho nước chảy, đề phòng chiến tranh nguyên tử (!!!), tốn kém thời gian, chất nổ, tiền của không tính xiết. Việc dựng đường dây cao thế Bắc Nam hiện nay để đưa điện từ Hòa Bình vào Sài Gòn và Cần Thơ, cũng theo cung cách Stalin, quyết định ẩu cấm cãi lại, chính trị là thống soái, cán bộ kỹ thuật là hầu hạ, điếu đóm, phải vâng dạ, thế thôi! Stalin cũng viết cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, nhưng cũng chính Stalin lại phạm sai lầm nhất thống vấn đề dân tộc. Sau nội chiến, ông ra lệnh cho nhiều dân tộc thiểu số di dân từ nơi họ sinh sống từ lâu đi nơi khác, đầy ải từng dân tộc vào những vùng xa xôi, như dân tộc Karatchai, các dân tộc Chechene và Ingouche, dân tộc Balkar… Những xung đột chủng tộc hiện nay ở vùng Karabak là hậu quả của chính sách cưỡng bức di dân thời đó của Stalin. Thái độ độc đoán, khinh thị trí thức, coi cán bộ kỹ thuật là kẻ thừa hành, khinh thị dân tộc, lấy “chính trị làm thống soái đã được truyền sang các nước xã hội chủ nghĩa anh em, và được nhập vào Việt nam khá là sâu đậm.

Theo gót Stalin, các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam ít được học chu đáo, thậm chí học kém vẫn ngang nhiên phát biểu đủ thứ, lên lớp dạy bảo các nhà khoa học theo quan điểm chính trị là thống soái. Việc phi Staline hóa về nhận thức lý luận trở nên rất cấp bách. Thế nhưng các vị lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Việt nam lại, cấm không cho đụng đến Stalin, coi đó là húy kỵ, nhằm bảo vệ cái thần tượng hão huyền ấy? Đây là một thái độ vô trách nhiệm đối với dân tộc và nhân dân. Họ còn duy trì sự sùng bái này bao lâu nữa? Trong khi chính ngay ở Liên xô, Stalin đã bị hạ bệ từ lâu rồi.

Cái luận điểm mà các ông Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính Trị Trung ương Đảng, đến năm 1992, vẫn còn cứ cãi chày cãi cối rằng, dù sao “đồng chí Stalin” công lao vẫn lớn hơn thiếu sót (họ không dám dùng chữ tội ác); dù sao trong chiến thắng chống Phát Xít, đại nguyên soái Liên xô Stalin vẫn lập công đầu… thật là lạc lõng!

Họ vẫn ù ù cạc cạc, không biết rằng ở Liên xô, các nhà viết sử chiến tranh, các nhà lý luận, các nhà chính trị trung thực đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo để chứng minh rằng: Trong chiến tranh công của Stalin đã được thêu dệt, tâng bốc quá đáng, còn khuyết điểm đã được che dấu kỹ. Stalin đã hoàn toàn chủ quan, ảo tưởng về “thiện chí”, sự “biết điều của Hit-le tôn trọng hiệp ước Đức Xô, để đến mức tê liệt cảnh giác ngay trong đại bản doanh, làm cho Liên xô bị động, bị tấn công bất ngờ, phải lui quân trên quy mô lớn, bị tổn thất hàng triệu sinh mạng nhân dân và binh sĩ. Chiến công lớn về sau toàn là thuộc về tài thao lược của các tướng tài, như Giukov (về sau thống chế Giucov bị Stalin đối xử xấu với thái độ phải nói là hèn hạ, vì đã “dám” tỏ ra tài nàng hơn Stalin). Cướp công của hơn một chục vị tướng có thực tài là một tội lớn của Stalin, đã được chứng minh rõ. Vậy thì các vị cộng sản giáo điều ở Hà nội còn có lý gì để bảo vệ sự thiêng liêng của “đại” lãnh tụ Stalin và cấm đoán toàn đảng và xã hội không được đụng đến chân lông của kẻ mà chính người Liên xô vạch mặt chỉ tên như một tên khát máu man rợ nhất, một con thú dữ lộng hành suốt hơn 30 năm cầm quyền, một kẻ gây tai họa cực lớn cho xã hội, nhân dân Liên xô và thế giới.

ở Moscơw đang lưu truyền chuyện tiếu lâm trên vỉa hè phố Arbat rằng: Stalin chuẩn bị đi săn và xác định rằng chỉ đi săn gấu mà thôi. Lập tức mọi động vật khác, cho đến cả thỏ hiền lành và sóc nhút nhát cũng chạy trốn hết. Vì cái máu Stahn là giết, là bắn mọi động vật đang động đậy, và hắn rêu rao chỉ bắn gấu là để có thể giết được nhiều loại động vật nhất!

Stalin đã tạo nên nhưng tay đô tể dưới trướng hắn như Beria. Truyện rằng một hôm Stalin gọi Beria đến và bảo: Ta vừa mất cái tẩu hút thuốc, phải truy bắt lập lức thủ phạm!” Nửa giờ sau, Stalin gọi Beria vào phòng, nói: “Tẩu thuốc lá đã tìm thấy, ta để quên trong ngăn kéo kia.” Beria nhanh nhảu:. “Kính thưa đồng chí Stalin vĩ đại, xin trình đồng chí đây là đúng 200 bản tự thú nhận của những kẻ đã dám lấy cắp cái tẩu vô giá của đồng chí…”

Nội dung chuyện có thể vô lý nhưng lại rất thực, lột tả cái tâm địa tàn ác, đần độn của chính Stalin và bộ hạ. Cái thâm của chuyện tiếu làm là ở đó. Lại một chuyện nữa. Stalin vừa chết. Ban Chấp Hành Trung ương họp khẩn cấp. Molotơv báo tin buồn: “Stalin đã tắt thở.” Mọi người yên lặng. Bỗng tiếng của một ủy viênbộ Chính trị cất lên, run rẩy: “Thật là nghiêm trọng! Vậy thì ai trong chung ta dám báo cáo cái tin khủng khiếp này đến đồng chí Stalin vĩ đại?” Truyện phịa, không có thật, nhưng để nhấn mạnh rằng đến khi chết rồi, Stalin vẫn còn gây sợ hãi cho bộ hạ đến vậy!