Các Tây nhiều râu

Thảm họa khủng hoảng nặng nề và lạc hậu của Việt nam hiện nay bắt nguồn từ đâu?

Đây là một câu hỏi phức tạp, trả lời không thể đơn giản. Nó có khá nhiều nguyên nhân, giấn tiếp và trực tiếp, về lý luận cũng như trên thực tế, ngược đòng của lịch sử mấy chục năm qua.

Tôi nhớ lại, từ hồi 1950 biên giới Việt Trung mở ra càng ngày càng rộng. Chuyên gia Trung Quốc, vũ khí Trung Quốc, hàng hóa gồm vải vóc, thuốc men, phích nước, xe đạp Trung Quốc tràn vào theo đường xe lửa qua Bằng Tường, Đồng Đăng… Đến sau Điện Biên Phủ, tất cả các thứ trên ào ạt nhập vào nhiều hơn, khi các đoàn xe lửa dài phóng xuống đến Yên Viên (bắc Hà nội), rồi vào ga Hà nội và đi xuống Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới… Các đoàn xe ô tô vận tải Trung Quốc cũng theo đường số 1 đi theo từng đoàn “nhập Việt”. Đường xe lửa Hải Phòng-Lào Cai-Vân Nam Phủ được khôi phục nhanh.

Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì mang dần màu sắc Trung Quốc. Khu gang thép Thái Nguyên rộng lớn được bắt đầu xây đựng sau khi hơn 30 ngọn đồi được ủi phẳng làm mặt bằng. Bên sông Hồng và sông Lô, thị trấn Việt Trì lớn lên nhanh chóng với các nhà máy điện, mì chính, thuốc trừ sâu, đường, giấy, bánh kẹo, cơ khí, dệt… đều do Trung Quốc bỏ vốn, trang bị kỹ thuật, đào tạo công nhân. Cầu xe lửa Việt Trì cũng là cầu đường bộ, được đoàn công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán sang xây dựng… Đi cùng theo đó, ít ai thấy, là hàng ngàn, chục ngàn rồi cả trăm ngàn “các ông Tây” được nhập Việt và tỏa rộng đến khắp các làng xã từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Vĩnh Linh.

Đó là những tập ảnh màu cỡ 80×60 cm hoặc 60X40 cm in hình các cụ già Karl Marx, Engels, hình Lénine, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh… in từ Bắc Kinh, Nam Ninh (Quảng Tây) hoặc Quảng Châu (Quảng Đông), quà tặng của Trung Quốc. ở bất kỳ trụ sở ủy ban nhân dân xã, chi bộ Đảng cộng sản xã, các cơ quan kinh tế, văn hóa, quân sự, xã hội ở xã, huyện, tỉnh, trung ương nào cũng đều treo trong khung gỗ một loạt hình chân dung ấy. Sau đó được thêm ảnh Malenkov của Liên xô. Trừ ông Mao và ông Malenkov cằm và mép nhẵn thín, còn tất cả đều có râu, tuy kiểu râu có khác nhau. Ở nông thôn, nhà mỗi người dân cũng thường được treo những bức chân dung xanh đỏ như thế. Dạo ấy ảnh gia đình ở nông thôn còn rất hiếm, các ảnh ấy là những thứ có màu sắc duy nhất đập vào mắt mọi người khi bước vào nhà. Trên là ảnh các cụ có râu, dưới mới là bàn thờ của gia đình.

Sự trang trí độc đáo ấy đánh dấu cả một thời. Hồi ấy bộ đội đóng quăn di động ở các vùng nông thôn. Đã thành quen, tôi thường nghe các em bé xíu hỏi bố mẹ: “Ai kia, ai kia?” Và thường được trả lời: “Các cụ ta đó. Các cụ lãnh đạo đó… Tôi bấm bụng nín cười khi có dân nghe một anh nông dân trẻ trả lời con nhỏ: “Các ông Tây có râu của ta đó.” Lập trường ta địch hồi đó thật là rõ ràng, không một ai có thể mơ hồ.

Về sau, một loạt tranh đệt bằng tơ lụa hóa học xuất hiện, dệt tử Quảng Châu, Trung Quốc, được các hiệu sách Nhân Dân bân với giá cực rẻ, theo nhiều cỡ, một màu hoặc nhiều màu, cũng theo bộ: chân dung Marx, Engels, Lenine, Staline, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông… Đi theo còn có những bộ 12 lá cờ của các “nước xã hội chủ nghĩa anh em”, với bộ chân dung của 12 lãnh tụ cao nhất của 12 nước ấy. Nhà in Tiến Bộ, Trần Phú, Nhân Dân cũng tổ chức in theo qui mô lớn, ảnh màu của các nhân vật nói trên, bán theo kiểu tuyên truyền đại chúng, vừa bán vừa cho.

Vào dịp cải cách ruộng đất, ở một vùng nông thôn Nghệ An, một số bần cố nông được vội vã kết nạp vào đảng. Có nhưng chuyện buồn cười. Anh em cán bộ đi tham gia các đội cải cách về kể lại. Khi làm lễ tuyên thệ vào đảng, có anh nông dân chất phác xúc động quá nên lúng túng không biết phát hiểu thế nào, liền thốt ra: “Tôi, Lê Văn A, xin thề, trên có các ông tây, có cụ Hồ, dưới là bàn thờ Tổ Quốc…” “Các ông Tây”, “Các ông Tây râu rậm”, một thời đầy rẫy trong các căn nhà Việt nam ấy quả thật đã in một dấu ấn sâu đậm trong cuộc sống xã hội và thật sự có ảnh hưởng quyết định đến số phận của cả một dân tộc, của mỗi gia đình cũng như đến mỗi con người Việt nam. Đã đến lúc cần đánh giá cho rõ ràng, minh bạch là ảnh hưởng quyết định ấy tốt hay là xấu, may mắn hay tai hại.