Bức thư của ông Phan Chu Trinh

Ông Hồ Chí Minh được coi là người truyền bá mạnh mẽ chủ nghĩa Mác Lé Nin, rồi cả chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao ở Việt nam. Ông làm công việc tuyên truyền, giới thiệu các chủ nghĩa này với tất cả lòng hãng hái, tận tâm, cơi đó là cẩm nang, là vũ khí, lý luận và tư tưởng, là chân lý dẫn đến độc lập, giải phóng, hạnh phúc ở Việt nam, ở Đông Dương và khắp mọi nơi. ông đúng hay sai? Việc ông làm là công hay là tội? Hay là ông đúng bao nhiêu phần, sai bao nhiêu phần? Công nhiêu hơn tội hay là tội nhiều hơn công? Đây là vấn đề rất rộng lớn, khá phức tạp, không thể có câu trả lời đơn giản, gọn ghẽ được. Đầy cũng là vấn đề lịch sử có liên quan đến vần mệnh của đất nước, đến đánh giá quá khứ hiện tại và nhìn tới tương lai của nước Việt nam ta.

Đây cũng là vấn đề đang có nhiều chính kiến khác nhau nhất, thậm chí trái ngược nhau nhất.

Ở trong nước, việc đánh giá lại ông Hồ Chí Minh là điều cấm kỵ một cách tuyệt đối. Vì ông là chỗ dựa cuối cùng để những người lãnh đạo duy trì con đường “xã hội chủ nghĩa”, “giữ vững ổn định chính trị” có nghĩa là họ không bị mất quyền lãnh đạo.

Họ vin cớ là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội rồi thì không thể có được con đường nào khác nữa. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đóng đinh vào cương lĩnh Đảng, điều lệ Đảng và Hiến pháp 1992 rồi. Nhà báo Kim Hạnh chỉ giới thiệu về cuốn sách của giáo sư sử học Daniel Hemery, nói rằng hồi trẻ ông Hồ có thể có vợ ở Trung Quốc, đã lập tức bị mất chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Ông Bùi Đình Kế, cục trưởng cục lưu trữ quốc gia viết một bài tương tự trên báo Nhân Dân Chủ Nhật cũng bị khiển trách rồi “cho về hưu. Lập luận của Ban Văn hóa và Tư Tưởng là: tất cả những chuyện kể trên đều là bịa đặt bậy bạ với ý đồ xấu xa phá hoại đất nước. Ông Hồ được cả thế giới trước sau ngưỡng mộ, nếu không thì sao năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc) lại tổ chức kỷ niệm long trọng ở khắp các lục địa, coi ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại? Họ giấu rất kỹ cuộc tranh luận gay go hồi ấy ở phương Tây về vần đề này, do đó cuối cùng việc tổ chức kỷ niệm ở UNESCO đã diễn ra chiếu lệ, và chỉ có những cuộc kỷ niệm ở Hà nội, ở La Havana (Cua), sau đó ở New Delhi (Ấn Độ).

Bộ máy tuyên truyền ở trong nước vẫn giữ nguyên sự đánh giá chính thống về ông Hồ: nhân vật anh hùng, sáng suốt, khai quốc công thần, vĩ đại nhất trong lịch sử Việt nam, mẫu mực về đạo đức, nhà cách mạng tuyệt vời, người Mác xít Lêninít kiên định và sáng tạo, người chiến sĩ quốc tế vô sản kiểu mẫu, nhà lý luận, nhà triết học, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo dục… kiệt xuất của dân tộc, vượt qua tất cả các anh hùng trước đây của dân tộc ta. Theo họ đây là vấn đề không cần, không thể đưa ra bàn cãi…

Ở phía những người quốc gia có ý kiến cực đoan nhất thì sự đánh giá về ông Hồ là hoàn toàn tiêu cực. Đó là một con người đầy thủ đoạn, giả dối, độc ác, tàn bạo, là người đã chủ trương thủ tiêu mọi đối thủ chính trị ở các đảng phái chính trị khác, như Việt nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân… là một nhân viên trung thành phục vụ cho đệ tam quốc tế, là người chiu trách nhiệm chính trong vụ đàn áp văn học Nhân văn Giai Phẩm, trong những sai lầm của cải cách ruộng đất Có người còn cho rằng ông đã lấy thơ của người khác nhận là của mình để in tập Thơ Trong Tù (Ngục Trung Nhật Ký). Có người còn tố cáo rằng chính ông Hồ Chí Minh đã mật báo cho mật thám Pháp bắt cụ Phan Bội Châu ở Hương Cảng… Cũng có người còn phỏng đoán một cách tự tin rằng chính ông Hồ Chí Minh đã tự vẽ kiểu lăng Hồ Chí Minh cho bản thân mình để tồn tại mãi với hậu thế như một ông vua!

Tôi nghĩ rằng đánh giá một con người trước hết cần khách quan và công bằng, không nên dự đoán và suy diễn. Cũng cần tước bỏ những huyền thoại được thêu dệt thêm do tệ sùng bái cá nhân. Ông Hồ là một con người, không phải là một vị thánh, nên có ưu điểm, có khuyết điểm, có thể có sai lầm nửa, là điều tự nhiên và tát yếu…

Trong Hoa Xuyên Tuyết tôi đã nói lên một vài ý kiến của tôi về ông Hồ. Lập tức ở Hà nội, bộ máy tuyên truyền được lệnh lên án tôi là “đã dấn thêm một bước trên con đường phản bội vì đã xuyên tạc về bác Hồ”. Hồi ấy, tôi mới chỉ nhận xét rằng hồi 1945, mới 55 tuổi, ông tự nhận là cha già dân tộc và xưng bác với đồng bào, trong đó có cả cụ già 70, 80 tuổi là không ổn. Rằng ông viết về bản thân mình, ký tên là Trần Dân Tiên và T. Lan, tự khen mình là vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, tự nói về mình rằng: “Bác Hồ rất khiêm tốn, người không bao giờ muốn nói đến bản thân mình… thì thật là mỉa mai đến buồn cười!

Trên báo chí ở hải ngoại, có người lên án tôi là còn ca ngợi ông Hồ Chí Minh là người yêu nước thì không thể chấp nhận được, dù cho rằng yêu nước theo kiểu của ông ấy. Họ cũng bác bỏ ý kiến của tôi cho rằng ông Hồ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh và sống giản dị, rằng tuy dựa vào Liên xô và Trung Quốc, ông vẫn giữ thái độ tự chủ trong lãnh đạo chiến tranh. Không nghe theo lời Mao và Lâm Bưu khuyên là ở miền nam chỉ nên duy trì chiến tranh du kích, chỉ nên đánh ở cỡ đại đội nếu đánh cỡ tiểu đoàn, trung đoàn trở lên sẽ bị hỏa lực của không quần và pháo binh Mỹ diệt hết! Ông cũng không nghe theo lời Liên xô khuyên là nên hạ súng, tìm giải pháp hòa bình vì Việt nam không thể chống nổi Mỹ về mặt quân sự, như lời nguyên soái Kulikov tư lệnh khối Varsovie nhận xét rằng: Việt nam mà cứ một mực đánh Mỹ thì đất nước tan tành hết, rồi đến cái quần đùi cũng không có mà mặc! Họ một mực cho rằng ông Hồ bất cứ lúc nào cũng chỉ là tay sai ngoan ngoãn, trung thành và mù quáng của đệ tam quốc tế, của Liên xô và Trung Quốc, không thế khác được.

Một bài báo trong nước lên án tôi sao lại gọi ông Hồ bằng ông, không gọi bằng Bác như mọi người trong nước thường gọi. Còn báo ở nước ngoài thì lại phê phán tôi là sao còn gọi ông Hồ bằng Chủ tịch Hồ Chí Minh! Tôi nghĩ gọi ông Lợi, ông Quang Trung thì có gì là phạm thượng? Thì có gì là sai? Ông Hồ chẳng làm chủ tịch nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà từ 1945 đến tận 1969 đó sao? Đối với đồng bào, tuổi trẻ ở trong nước đã đến lúc cần tìm hiểu về ông Hồ mới cách tỉnh táo, khách quan, không a đua, không định kiến, bằng cái đầu có suy nghĩ và đánh giá của chính mỗi người. Cần khắc phục lệ sùng bái cá nhân rất nặng nề của bộ mây tuyên truyền chính thống có khuynh hướng đề cao một cách tuyệt đối ông như thần thánh, nhưng thực tế lại là hạ thấp ông, làm hại uy tín của ông. Mặt khác cũng không thể thóa mạ ông một cách cường điệu, tàn nhẫn và bất công.

Nếu quả thật ông có người yêu, có vợ khi còn trẻ thl có gì là xấu? Nếu có cô Biere (Pháp), cô Tuyết Cần (Trung Hoa), cô Véra Vasiliera (Nga)… là bạn, người yêu, là vợ thì cũng là tự nhiên, bình thường, có thể là nét đẹp nữa, vì ông cũng có trái tim như mọi người chứ. Chỉ có kẻ đạo đức giả mới muốn coi ông là thánh.

Đầu năm 1993, nhà báo Mỹ Sophie Quinn Judge từ Moscou qua Paris để về Hoa Kỳ tìm gặp tôi, kể rằng bà đã được xem một số tài liệu lưu trữ của Quốc Tế cộng sản nói về ông Hồ. Bà cho biết Nguyễn Thị Minh Khai từng khai lý lịch của mình ráng chồng tên là “Lin”, tên của Nguyễn Ái Quốc hồi ấy. Hơn nữa, bà được xem một bức thư của Hà Huy Tập năm 1935 nói rằng Minh Khai là vợ của Nguyễn Ái Quốc. Những tư liệu lịch sử này cần xác minh thêm… Đến ngày sinh nhật của ông 19-5-1890 cũng chắc chắn là không đúng. Vậy thì cũng nên xác định lại ngày nào, hoặc năm nào là đúng hoặc gần đúng nhất. Chúng ta được biết khi ông viết đơn xin vào trường thuộc địa hồi 1911 thì ông đã ghi năm sinh là 1892, khi khai ở Sở cảnh Sát Paris ngày 20 tháng 9 năm 1920 thì ông ghi sinh ngày 15 tháng Giêng năm 1894. Đến khi ông khai tại Đại Sứ Quán Liên xô ở Berlin tháng 6 năm 1923 thì ông lại ghi ngày sinh 15 tháng Hai nam 1895; bà Thanh chị cả ông lại khai tại Sở Mật Thám Trung Bồ năm sinh của ông là 1893, còn ông Khiêm anh của ông thì khai đó là năm 1891, trong khi các hương chức xã Kim Liên quê hương ông thì khai rằng ông sinh vào tháng 3 năm Thành Thái thứ Sáu (theo âm Lịch), nghĩa là tháng Tư năm 1894. 1890 hay 1891? Hay 1892, 1893 hoặc 1894? Hay là 1895? Thật rối mù! 6 năm! Mà năm nào cũng có chứng cớ. Ngày mất của ông bị các nhà lãnh đạo hồi ấy “điều chỉnh” chậm lại một ngày do nhu cầu tuyên truyền, đã được trả lại cho sự thật là ngày 2-9-1969. Họ cứ muốn cưỡng lại sự thật, theo cố tật của họ, để không cho phép ông được mất vào ngày Quốc Khánh! Tôi rất mừng đã góp phần đưa toàn bộ di chúc của ông ra ánh sáng và nhân đó ngày mất của ông được xác định lại.

Nhà sử học Trần Quốc Vượng rất thích khám phá những điều mới mẻ trong các chuyến đi “thâm nhập thực tế mà ông gọi là các chuyến “điền dã” (thăm đồng quê). Ông đã sưu tầm được ở vùng làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An quê ông Hồ, nhiều chuyện đáng chú ý. Các bậc cao tuổi trong vùng kể lại rằng ông Nguyễn Sinh Huy (sau lấy tên là Nguyễn Sinh Sắc), thân sinh của ông Hồ, không phải thuộc gióng máu mủ của họ Nguyễn Sinh, mà là con một ông đồ nho, đỗ cử nhân, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, cùng tỉnh Nghệ An, tên là Hỗ Sĩ Tạo. Ông Cử Tạo đến nhà họ Hà, ở làng Sài cùng trong xã chung cư với làng Sen (Kim Liên) để dạy học. Nhà này có cô con gái tên Hà Thị Hy, đàn hay, múa đẹp, lại ế chồng. Ông Cử Tạo đã có vợ con, song trai tài gái sắc ở chung một nhà nên cô Hy có chửa. Ông chủ nhà liền nảy ra “giải pháp” đánh tiếng để gán con gái cho một ông nông dân làng bên góa vợ. Thế là cô Hy trở thành vợ kế của ông nông dân Nguyễn Sinh Nhầm và sanh ra anh Nguyễn Sinh Sắc, về..sau là thân sinh của ông Hồ. Họ Nguyễn Sinh phát từ đó, vốn chỉ biết cày ruộng, thất học, cậu bé. Nguyễn Sinh Sắc học khá, lại được bố thật là ông Cử Tạo kèm cặp gửi gấm nên sau đỗ phó bảng, làm quan. Nhờ gien” của đôi trai tà gái sắc áy mà cậu bé Nguyễn Tất Thành cũng học hành khá sau này. Việc ông Nguyễn Tất Thành rồi Nguyễn Ái Quốc họ Hồ để trở thành Hồ Chí Minh có thể là do ông nhớ đến nguồn gốc thật của ông chăng? Tất nhiên với thái độ giáo điều, sùng bái cá nhân những người lãnh đạo bảo thủ hiện nay ở trong nước không thể chấp nhận sự phát hiện mới mẻ của nhà sử học. Ông Trần Quốc Vượng lại có tính bộc trực có gan nói và viết những điêụ mình nghĩ dù những điều ấy không hợp với khẩu vị các nhà lãnh đạo, nên hiện ông bị kèm chặt sau chuyến đi làm việc ở trường Đại Học Cornell Hoa Kỳ, vào năm 1991. Họ vẫn mắc bệnh dị ứng với sự thật. Cần trả lại cho mỗi con người các giá trị đích thật của họ. Tô vẽ người này, bôi nhọ người khác theo yêu cầu chính trị là việc làm không lương thiện.

Về ông Hồ, có khá nhiều vấn đề cần xác minh cho thật rõ, thật đúng. Hiện nay tư liệu ở Pháp cũng như những kho lưu trữ ở Moscow đang được mở ra cho các nhà nghiên cứu, cho công chúng… Gần đây nhà sử học Pháp Daniel Hemery đăng trên tạp chí Tiếp Cận Chất Á (Approches-asie) số tháng 1-1-1992 một bài báo dài: Hồ Chí Minh đến năm 1991 với một phụ lục gồm 21 bản tư liệu (thư của Nguyễn Huy Sinh gửi Khâm sứ Trung Kỳ, thư của Nguyễn Tất Thành gửi Khâm sứ Trung Kỳ, công văn của sở mật thám Trung kỳ, lời khai của trưởng làng Kim Liên, lời khai các hương chức Kim Liên, lời khai của ông Nguyễn Tất Đạt (anh của ông Hồ), khẩu cung của bà Nguyễn Thị Thanh (chị ông Hồ), ghi chép của Sở Mật Thám Nam Bộ, điện của toàn quyền Đông Dương… Tháng 1-1993, ông Hemer đưa tôi xem bài báo nói trên và nói: tôi là giáo sư lịch sử, nhà nghiên cứu lịch sử, với thái độ khoa học là tìm ra sự thân viết lên sự thật. Ông vừa được tổng thống Mitterand mời tham gia đoàn nhà nước viếng tham chính thức Việt nam, do sự am hiểu sâu sắc lịch sử Việt nam của ông. Trở về, ông kể với tôi rằng đã “xông” đến tận nhà thăm nhà văn Dương Thu Huơng ở Hà nội những tư liệu xác thực cho thấy: năm 1911, khi anh thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu xuất dương, anh chưa nghĩ rằng đó là cuộc đi tìm đường cứu nước, như các nhà viết sử Việt nam bị ép nói vậy. Bằng cấp anh có trong tay chỉ là bằng Certificat (tiểu học) sau đó anh mới học năm thứ hai bậc trung học, tương đương lớp 9 phổ thông hiện nay. Anh vào trường Dục Thanh, Phan Thiết, làm trợ giáo là do sinh kế trước hết. Bi kịch gia đình đang tác động mạnh mẽ đến anh. Ông Nguyễn Sinh Huy vốn nghiện rượu rất nặng khi còn ở Huế, bà Thanh kể rằng hồi ấy cứ lên cơn thèm rượu và say rượu là bà bị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tàn nhẫn. Tháng 5-1909, ông được bổ đi Tri huyện Bình Khê ở tỉnh Bình Định; khi 47 tuổi, nửa năm sau đó, tháng Giêng năm 1910, ông bị thi hành kỷ luật rất nặng do đã đánh anh nông dân Tạ Đức Quang bằng roi và gậy, đến mức làm cho anh này chết! Sở mật thám mở cuộc điều tra: vụ ngộ sát xảy ra khi ông Sắc say rượu! Hội đồng Nhiếp chánh ở Huế lúc ấy quyết định tước mọi chức quyền Tri huyện của ông và hạ xuống 4 bậc trong ngành quan lại. Bi kịch này hết sức nặng nề, làm đổ vỡ giấc mộng danh vọng của ông Tri huyện bị thu hồi ấn tín. Ông đi dạy học vài tháng rồi vào Lộc Ninh (Nam Bộ) đi làm “surveillant”, giám thị ở đồn điền cao su, sống ngoài lề của bộ máy cai trị, trong niềm lo âu tủi nhục và thiếu thốn. Ông đã đệ đơn gửi Khâm sứ Trung Kỳ để xin việc, nói rõ ông đang sống trong cảnh túng bần. Anh Nguyễn Tất Thành, vào tháng 12-1912 còn gửi cho Khâm sứ Trung Kỳ bức thư yêu cầu thương hại đến hoàn cảnh túng bần của cha anh và “xin ngài Khâm sứ” tìm cho một công việc gì đó ở Huế cho cha anh, dù là thừa biện ở các Bộ hoặc làm giáo thụ cũng được, với lời lẽ như sau:

“Tôi cầu mong Ngài vui lòng cho cha tôi được nhận một công việc như Thừa biện ở các Bộ, hoặc là Huấn đạo hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài.

Với hy vọng rằng lòng tốt của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một người con chỉ còn biết dựa vào Ngài để làm nghĩa vụ của mình, xin Ngài Khâm Sứ nhận những lời chào kính cẩn của người dân-con và kẻ tùy thuộc chịu ơn của Ngài.

Ký tên: Paul Tất Thành

New York, ngày 15 tháng 12 năm 1912.”

Nguyên văn tiếng Pháp:

“Jose mê me đésirer vous prier de bien voulolr lui accorder ùn emploi com me Thừa biện des Bộ cu Huấn đạo, Giáo thụ, afin qưil puisse se gagner sa vie sous votre hau te bien veillance.

En espérant que votre bonté ne refuserait la demande dun enfant qui, pour remplir son devoir, na lappui que vous ét en attendant votre réponse, veuillez agréer, Monsieur le Résident Supériềur, les respectueuses salutations de votre flial peuple el reconnaissant servileur.

Paul Tất Thành

New York le 15 Décembre 1912.”

Cho nên khi xuống tàu xuất dương, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đang ở tâm trạng phẫn chí và bế tắc, việc học dở dang, ông thân sinh bị “đứt gánh” đột nhiên trên con đường hoạn lộ, anh ra đi để cứu mình trước hết, tìm việc, tìm nghề và phần nào để giúp gia đình (anh viết thư từ New York đề ngày 31-11-1912 ký tên Paul Tất Thành yêu cầu Khâm sứ Trung Kỳ chuyển một số tiền mọn 15 đồng bạc Đông Dương đến cha anh, và Tòa khâm sứ đã làm theo nguyện vọng của anh). Vừa đến Pháp, anh Thành đã nộp đơn xin vào Trường Thuộc Địa (15-9-1911, từ Marseille) và bị từ chối, Bộ Thuộc Địa cho rằng: số được nhận vào quá ít, phải dành cho con những quan lại cao cấp bản xứ? Và phải có học vấn khá. Sau đó anh đi làm bồi tàu, có lúc mơ sẽ làm mai tre dhôtel (chủ khách sạn hay chủ cửa hàng ăn). Trong đơn từ, anh dùng những công thức như: “Xin ngài nhận ở đầy sự biểu hiện lòng trung thành của một kẻ tôi thuộc…”, có lúc còn tự nhận là người hàm ơn “công khai hóa của mẫu quốc”… Phải đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, tư tưởng chính trị của Nguyễn Tắt Thành mới hình thành rõ nét, sau khi tiếp xúc với những người thuộc Đảng Xã Hội, sau đó là Đảng cộng sản.

Phái viết sử ở Hà nội theo sự chỉ đạo của đảng, đã tô vẽ ông Nguyễn Sinh Sắc thành một nhân vật cách mạng kiên cường chống thực dân Pháp nên bị mất chức, là cố tình bịa đặt sai sự thật. Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách mạng bị bế tắc do chủ trương Đông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ đã giác ngộ cách mạng từ lúc còn rất trẻ, cũng là việc sai sự thật lịch sử. Việc nói ông ra đi ở bến Nhà Rồng rồi lập nhà kỷ niệm tại đó, cũng là việc làm khiên cưỡng vì hồi ấy nhà thương chính chưa được xây dựng và tàu thường cặp bến ở dưới xa nơi đó. Đã đến lúc phải trả về cho lịch sử những nét chân thật của nó, không thêm bớt, vẽ vời, trái với khoa học và rất có hại, người ta sẽ nghi ngờ cả những điều có thật.

Một vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là một người cộng sản? Theo tôi, ông vốn là một người yêu nước. Ngay cả khi ông chọn Quốc tế Ba cũng là do lòng yêu nước, ông từng nói: Quốc tế Hai, quốc tế Hai Rưỡi hay Quốc Tế Ba? Tôi theo quốc tế Ba vì chỉ có quốc tế Ba mới có lập trường rõ ràng là ủng hộ việc giải phóng các nước thuộc địa. Về sau dần dà ông trở nên cán bộ của quốc tế cộng sản Ba ông bị ảnh hưởng lớn của Stalin và Mao Trạch Đông, đích của ông là giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước và đích cao hơn nữa là cách mạng vô sản ở Đông Dương, ở Châu Á và toàn thế giở ông lao của ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước là rõ ràng. Khó ai có thể bác bỏ hay phủ nhận được. Ông từng bị tù, bị truy nã, ông từng hy sinh tận tụy cho sự nghiệp ấy. Ông có nếp sống giản dị dù là Chủ tịch nước, ông không hề giành cho ông những đặc lợi. Ông đã góp phần quan trọng, có thể nói là công đầu để nước Việt nam độc lặp được sự tôn trọng của thế giới. (Có người sẽ cãi lại là độc lập gì? Chỉ là tay sai cho Nga xô và Trung Cộng? Đó là một ý kiến cần chú ý, nhưng theo tôi không thể vì thế mà phủ nhận nền độc lặp của nước ta được). Bi kịch của cả dân tộc, cũng là của ông Hồ là chính ông đã đi đầu trong việc đưa chủ nghĩa Mác Lênin, nhất là chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao vào Việt nam, trong đó chủ nghĩa Stalin là đậm nhất! Vì chủ nghĩa Mác Lênin được đưa vào rất ít khi bằng những tác phẩm của Mác và Lênin mà đã ít nhiều Stalin-hóa rồi, thông qua cách giải thích, tóm tắt, giới thiệu của Stalin (Lịch sử đảng cộng sản Bôn Xê Vích Liên xô; những vần đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác với vần đề dân tộc, chủ nghĩa Mác với vấn đề ngôn ngữ…) và một loạt sách giáo khoa được biên soạn trong thời kỳ Stalin.

Tai họa của chủ nghĩa xã hội hiện thực, dù cho ở Liên xô hay Đông Âu, ở Trung Quốc hay Việt nam, Cu Ba, Triều Tiên… đều từ đó mà ra. Cho rằng cứ thay đổi quan hệ sản xuất là sẽ có chủ nghĩa xã hội, hợp tác hóa vội vàng, đưa vào quốc doanh mọi cơ sở, ngành nghề, thủ tiêu quyền tư hữu, quyền tự do kinh đoành và cạnh tranh, công nghiệp hóa gấp gáp lấy công nghiệp nặng làm trung tâm, chỉ đạo thô bạo đời sống văn học cơi hiện thực xã hội chủ nghĩa là bút phát duy nhất… đều là học theo Staline cả.

Cho đến đảng độc quyền lãnh đạo, không cho phe phái xuất hiện trong đảng, giữ một khối thống nhất nguyên khối (monolithique) đều mang nhãn hiệu Stalin (thời Lênin còn cho phép tồn tại các nhóm, các phe phái đa số, thiểu số trong Đảng, có tỷ lệ khác nhau trong đảng). Và cái tệ Đảng là nhà nước, đồng nhất với nhà nước, đảng là luật pháp, coi thường luật pháp, đất nước không có trường luật, không có Bộ tư pháp… đều là từ Stalin và Mao mà ra. Rồi cái tệ sùng bái cá nhân dẫn đến đảng và chính quyền là của một nhóm lãnh đạo là của một lãnh tụ duy nhất, sự chuyên quyền độc đoán ngự trị, việc trấn áp, bắt bớ lan tràn cũng là theo Stalin và Mao mà ra. Rồi học theo Trung Quốc trong nhảy vọt lu bù, trong cải cách ruộng đất, trong đàn áp văn nghệ sĩ và trí thức qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm đều là do mù quáng tuân theo tư tưởng Mao Trạch Đông. Cùng với ban lãnh đạo đảng cộng sản, ông Hồ chịu trách nhiệm chính về những thất bại nặng nề trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Dù cho ông có thiện chí, có mong muốn tốt đi nữa, nhưng thực tế đã dẫn đến những nổi khổ ải của nhân dân, sự đổ vỡ của nền kinh tế, sự lạc hậu triền miên của xã hội, tình trạng nghèo đói và bất công của số đông…

Đó là những vấn đề manh nha từ khi ông còn sống, và ngày càng nặng nề, trầm trọng thêm từ khi thống nhất đất nước năm 1975 đến nay. Hiện nay, những người lãnh đạo đang lập nên cơ quan nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh để quảng cáo cho tư tưởng này, làm cơ sở cho sự “đổi mới”! Vẫn là kiểu làm khiên cưỡng, gán ép, tô vẽ rất có hại. Chính họ trước đây cho rằng tư tưởng Trạch Đông đã đủ. Chỉ có tác phong Hồ Chí Minh thôi. Họ chỉ định ông Phạm Văn Đồng, ông Võ Nguyễn Giáp… tham gia làm cái việc tán tụng lạc lõng này! Vì thật ra ông Hồ Chí Minh ít có chính kiến riêng về đường lối chính trị. Đến tinh thần dân tộc trong tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin như ông Ti-tô ở Nam Tư, ông Hồ cũng không có. Ông tuyệt đối tin ở đường lối và kinh nghiệm của Liên xô, không một chút phê phán, với thái độ giáo điều. Ông chỉ có ưu điểm là trong chỉ đạo chiến tranh cùng với một số người lãnh đạo khác trong đảng không mù quáng theo lời khuyên của Mao là chỉ nên tiến hành chiến tranh du kích ở miền Nam và cũng không theo sức ép của Liên xô là phải ngửng chiến tranh để tìm một giải pháp thương lượng nhằm chung sống hòa bình bằng mọi giá. Còn trong xây dựng, ông hoàn toàn buông lỏng, không chút tự chủ. Kết luận trên đây rất quan trọng, nó nhắc nhở cho những ai sẽ cầm quyền ở nước ta là chớ có đi theo mù quáng chủ thuyết này hay chủ thuyết khác, nước này hay nước khác, coi chế độ ở đây hay ở nơi kia là mẫu mực để noi theo! Ta phải tìm hiểu kỹ mọi kinh nghiệm đế tạo nên một chế độ thích hợp nhất với ta, với biện pháp, chính sách, đường đi nước bước của ta, có tính đến sự hòa nhập với thế giới. Đó là kinh nghiệm đau xót nhất, từ thực tế mấy chục nam qua, phải làm mở to mắt bất cứ ai sẽ cầm quyền ở nước ta.

Cách mạng Việt nam từ mấy chục năm trước đây có thể đi theo một con đường khác với con đường đã trải qua hay không? Đây là một giả thuyết của một số người. Con đường mà Thái Lan, Indonêxia, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Singapore đã đi rất khác ta. Vậy mà họ đạt đến độc lập, phát triển thịnh vượng, tuy rằng đối với họ đang có vấn đề dân chủ được đặt ra. Chuyện đã qua rồi, rất khó đặt vấn đề trở lại với chữ “nếu”.

Để mở rộng đường suy nghĩ, xin trích vài đoạn dưới đây từ bức thư của cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh gửi cho anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc ngày 18 tháng 2 năm 1922. Lúc này cụ vừa 50 tuổi, hoạt động ở Marseillc. Cụ từng bị tù ở Côn Đảo từ 1908 đến 1911, ra khỏi tù cụ sang Pháp, viết cuốn sách Đông Dương Chính Trị Luận nêu rõ đường lối đấu tranh không bạo động, tố cáo chế độ thực dân hà khắc và hệ thống quan lại tham nhũng trước dư luận Pháp. Cụ chủ trương đường lối đấu tranh lấy văn hóa, giáo dục, dân trí làm nền tảng lâu dài, theo phương châm: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, có nghĩa là mở mang sự hiểu biết của đông đảo nhân dân, làm cho khí thế khí phách của nhân dân phấn chấn lên và làm cho cuộc sống được cải thiện (hậu đây có nghĩa là làm cho dày, cho hậu, cho hùng hậu, chứ không phải là: cuối cùng là dân sinh, như một số sách dịch nhầm). Chủ trương này bị Nguyễn Ái Quốc cho là thủ cựu.

Bức thư có đoạn viết: “Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan (là Phan Văn Trường, luật sư nổi tiếng về trình độ hiểu biết và lòng yêu nước hồi ấy) đàm đạo nhiều việc; mãi tới bây giờ anh cũng không ưa gì cái phương pháp Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp Ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội (ngồi ở nước ngoài kéo người tài từ trong nước ra, đợi thời cơ để trở về gấp) của anh, và cả cái dụng lý thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hòa mà anh đã nói với Phan là tôi là hạng hủ nho thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tý nào cả, bởi vì suy ra thì tôi đã thấy rằng: tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đã thua anh xa lắm, đừng nói gì đọ với anh Phan. Tôi tự ví tôi ngày nay như con ngựa đã hết nước tế, tôi nói thế chẳng hề dám ví anh là kẻ tử mã lục thạch (4 chữ này, nhà học giả Hoàng Xuân Hãn có ý kiến dịch là ngựa non háu đá, theo cách nói ví von hóm hỉnh thường thấy ở Cụ Phan Tây Hồ)”.

Bức thư còn viết thêm: “Từ xưa đến nay, từ Á sang Âu, chưa có một người nào làm cái việc như anh. Anh lấy cái lẽ ở nước mình lưới giăng tứ bề, mà về nước ắt là sa cơ, gia dĩ dân tình sĩ khí cơ hồ tan tác, bởi cái chính sách cường quyền nên sự hấp thụ lý thuyết kém cỏi, bởi thế mà anh cứ khư khư cái phương pháp Ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội; cứ như cái phương pháp ấy thời anh viết bài đăng báo chương trên đất người để mà hô hào quốc dân đồng bào bên nhà đem tinh thần nghị lực ra làm việc nước. Tôi coi lối ấy phí công mà thôi!… Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó thì tài năng của anh khác gì công dã tràng”.

Cần nhớ rằng Cụ Phan Chu Trinh cùng một lứa thi cử với Nguyễn Sinh Huy, thân sinh của Nguyễn Ái Quốc. Cụ Phan cũng đỗ phó bảng. Cụ hơn Nguyễn Ái Quốc 22, 23 tuổi. Trong lá thư trên, rõ ràng Cụ phê phán Nguyễn Ái Quốc về phương pháp cách mạng. Tuy cụ không chấp gì việc Nguyễn Ái Quốc nhận xét cụ là bảo thủ, là thủ cựu, là hủ nho và cải lương, cụ vẫn một mực can ngăn Nguyễn Ái Quốc chớ chủ quan cho phương pháp của mình là đúng. Cụ còn phê phán Nguyễn là xưa nay, từ Âu sang á, chưa ai làm cái việc như Nguyễn làm. Cái cách làm ấy chỉ phí công? Cụ còn ví von nói, ngựa non háu đá! Cụ một mực khẳng định con đường của cụ: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là con đường đúng đắn cần theo. Con đường cụ Phan chủ trương gần giống như con đường của các ông Gandhi và Nehru ở ấn Độ. Đó là con đường bất bạo động, con đường nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, mở mang học vấn, cổ động tinh thần đấu tranh, đồng thời tranh thủ các thế lực dân chủ và tiến bộ ở chính quốc. Cụ rất ưa dùng hình ảnh đông tay vỗ nên bộp, nghĩa là giác ngộ đồng bào, hướng dẫn đông đảo đồng bào đồng tâm đấu tranh, nhiều người cùng vỗ tay sẽ tạo nên cảnh hưởng ứng rộng lớn, có uy lực buộc kẻ thù nhượng bộ. Nhiều nhà trí thức có lý khi đặt vấn đề rằng: nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan đề xướng được chạp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể đã khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh, và tránh bị cỗ máy nghiền mà chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao đã đứa đến thông qua đảng cộng sản với biết bao hậu quả nặng nề mà chưa biết đến bao giờ mới khắc phục được…