Chương 10

Zoximov là một người cao lớn và béo đẫy trạc chừng hal mươi mấy tuổi, mặt phị, nước da nhợt nhạt, râu cạo nhẵn thín, tóc màu gai thẳng sợl, mặt đeo kính, ngón tay béo múp míp đeo một chiếc nhẫn vàng lớn. Anh mặc một chiếc áo khoác mỏng và rộng, rất bảnh bao, chiếc quần mùa hè màu nhạt, và nói chung trên người anh ca cái gì cũng rộng rãi, bảnh bao và chững chạc; đồ lót trắng muốt, trên gi-lê đeo mộ sợi dây đông hồ to bản. Cử chỉ của anh ta chậm rãi, dường như uể oải nhưng cũng xen lẫn một vẻ khinh xuất có dụng công; và tuy anh ta đã cố sức che giấu tính hợm mình vẫn luôn luôn lộ rõ ra ngoài. Tất cả những người quen biết đều bảo anh ta khó chịu, nhưng cũng phải thú nhận rằng anh ta là người thạo nghề.

– Tớ đến tìm cậu đến hai lần… Cậu thấy không, tỉnh rồi đấy! Razumikhin reo lên.

– Thấy rồi, thấy rồi; thế bây giờ anh bạn thấy trong người ra sao, hả? – Zoximov vừa hỏi Raxkonikov, mắt nhìn chàng đăm đăm, vừa ngồi lên đi văng cạnh chân chàng và lập tức ngả hẳn người ra cho thoải mái.

– Vẫn cứ lầm lỳ – Razumikhin nói tiếp. – vừa rồi người ta thay quần áo cho mà cũng suýt khóc lên đấy.

– Dễ hiểu thôi, anh ta đã không thích thì để thong thả rồi thay cũng được. Mạch rất tốt. Đầu vẫn hơi nhức phải không?

– Tôi khoẻ rồi, tôi khoẻ hẳn rồi! – Raxkonikov gắt, giọng bướng bỉnh, người bỗng nhỏm dậy, mắt quắc lên, nhưng rồi lại ngã phịch xuống gối và quay mặt vào tường. Zoximov chăm chú quan sát chàng.

– Rất tốt… ổn cả, – anh ta nói, giọng uể oải. – Đã ăn gì chưa?

Razumikhin thuật lại bữa ăn và hỏi xem có thể cho ăn những gì.

– Cho ăn gì cũng được hết mà… Xúp, nước trà… Nấm với dưa chuột thì dĩ nhiên là khoan cho ăn đã, thịt bò cũng thế, và thôi, chuyện nầy chẳng có gì phải dông dài! – Anh ta đư mắt cho Razumikhin – Không uống thêm thuốc men gì nữa hết; mai tôi sẽ xem lại… Đáng lẽ hôm nay… Thôi được… Chiều mai tớ sẽ đưa cậu ấy đi chơi! – Razumikhin quyết định – đến công vien Yuxupov rồi ghé vào “Palais de Cristal” (Lâu đài Pha lê)

– Tôi thì đến mai tôi chưa cho anh ấy cử động vội, vả chăng… chút ít thì được… thôi để đến khi ấy hẵng hay.

– Chà, bực quá vừa vặn hôm nay tớ ăn khao nhà mới, cách đây chỉ có mấy bước, giá cậu ấy sang được thì hay quá. Nằm trên đi-văng chơi với chúng tớ cũng được. Còn cậu thì sang chứ? – Razumikhin bỗng quay sang Zoximov nói. – đừng quên đấy nhé, cậu hứa rồi đấy.

– Có lẽ mình sẽ đến muộn một chút. Cậu bày những trò gì nào?

– Có gì đâu trà rượu, cá thu. Sẽ có cả bánh nướng. Toàn bạn thân cả.

– Cụ thể có những ai?

– Thì vẫn là dân ở đây cả, hầu hết là dân mới, quả có thế, trừ có mỗi ông chú già nhà mình, nhưng cùng là một tay mới: mới đến Petersburg hôm qua có mấy việc gì ấy; năm năm hai chú cháu mới gặp nhau một lần.

– Ông ấy làm gì?

– Thì suốt đời cứ kéo lê mãi cái chức trưởng trạm bưu vụ ở huyện ấy mà… Sáu mươi lăm tuổi rồi; có sổ hưu bổng con con; thôi chả có gì đáng nói… Dù sao tớ cũng quý ông chú lắm. Có cả Porfiri Petrovich cũng sẽ đến; ông ta làm dự thẩm ở khu nầy… một nhà luật học. Nhưng cậu cũng biết ông ta – Cũng có họ với cậu à.

– Có họ rất xa thế nào đấy, sao cậu lại cau mặt? Vì hai người đã có lần cãi nhau, nên cậu không muốn đến nữa chắc?

Tớ cần đếch gì chấp cái lão ấy.

– Thôi được, càng tốt. Ấy, còn có thêm mấy thằng sinh viên, một anh thấy giáo, một anh viên chức, một anh nhạc sĩ, một sĩ quan, lại có Zamiotov…

– Cậu thử nói mình nghe xem giữa cậu hay cậu nầy chẳng hạn – Zoximov hất hàm chỉ Raxkonikov – với một gã như Zamiotov thì có gì là đồng thanh tương ứng?

– Ồ cậu nầy lôi thôi thật! Nguyên tắc… Cậu thì bao giờ cũng ngồi trên đống nguyên tắc như ngồi lò xo ấy; không dám tự ý trở mình nữa; còn theo tớ thì nguyên tắc là ở chỗ người ta có tốt hay không, ngoài ra tớ không thèm biết gì nữa hết, Zamiotov là người tuyệt diệu.

– Phải, làm tiền cừ ra phết.

– Ừ thì làm tiền, tớ đếch cần! Làm tiền thì đã sao, thiếu tự nhiên, – Razumikhin bỗng quát lên, vẻ giận dữ một cách thiếu tự nhiên – tớ có đưa chuyện ấy ra khoe khoang với cậu đâu? Tớ bảo là hắn cũng có mặt tốt, thế thôi! Nếu xét người mà cứ xét đủ mọi mặt thì còn được mấy người tốt nữa? Mà tớ tin chắc rằng cứ kiểu ấy thì tớ không đáng giá một củ hành nướng, dù có gộp cả cậu vào nữa cũng thế!

– Ít quá; tớ thì tớ đổi đến hai củ…

– Còn cậu thì chỉ đáng một củ thôi? Lại còn nói kháy: Zamiotov chỉ là một thằng bé con, tớ còn sẽ xách tai hắn nữa, vì cần phải lôi kéo hắn chứ không nên gạt hắn ra. Không phải cứ dùng cái lối gạt người ta ra mà sửa chữa cho người ta được, nhất là đối với trẻ con. Đối với trẻ con phải thận trọng gấp đôi Cái hạng tiến bộ như kiểu các anh thì chẳng hiểu gì hết! Không biết kính trọng người, lại thiệt cho cả mình. Còn nếu cậu muốn biết: thì xin nói là hắn với tớ quả có chỗ đồng thanh tương ứng đấy, chúng tớ đang cùng làm một việc chung.

– Muốn biết chứ?

– Thì vẫn là chuyện anh hàng thợ sơn ấy. Chúng tớ quyết sẽ gờ được cho hắn. Vả chăng bây giờ cũng chẳng có gì nguy kịch. Sự việc đã quá hiển nhiên rồi. Chẳng qua chúng tớ chỉ cho thêm than vào lò.

Lại thợ sơn thợ vẽ nào nữa thế?

– Sao, tớ chưa kể à? Chả nhẽ? À phải, tớ mới kể có phần đầu đấy, về vụ ám sát mụ già chủ hiệu cầm đồ ấy, bây giờ anh thợ sơn cũng bị liên luỵ vào vụ nầy.

– Về vụ ám sát nầy thì tớ biết trước cả cậu và thậm chí còn quan tâm đặc biệt, một phần nào, nhân một dịp… tớ có đọc trên báo! Thế rồi…

– Mụ Lizaveta cũng bị giết rồi! – Naxtaxia bỗng quay về phía Raxkonikov kêu lên. Nãy giờ chị ta vẫn đứng hóng chuyện trong phòng, người dựa vào tường cạnh khung cửa.

– Lizaveta? – Raxkonikov lắp bắp rất khẽ.

– Thế cậu không biết mụ Lizaveta vẫn hay đi lấy hàng ấy à? Mụ vẫn thường đến đây. Ở dưới nhà ấy. Có lần còn vá sơ-mi cho cậu.

Raxkonikov quay mặt vào tường. Trên tấm giấy dán tường vàng có vẽ hoa trắng, chàng chọn lấy một bông hoa nét về vụng về có những vạch gì nâu nâu, và bắt đầu nhìn thật kỹ: hoa có bao nhiêu cánh, mỗi cánh có bao nhiêu răng cưa và bao nhiều vạch nâu? Chàng cảm thấy tay chân tê dại đi, như bị cưa cụt mất, nhưng cũng không buồn cử động, cứ nằm yên nhìn trừng trừng vào bông hoa trắng…

– Thế cái anh thợ sơn kia làm sao? – Zoximov cắt ngang nhưng lời tán gẫu của Naxtaxia với một vẻ khó chịu đặc biệt. Chị ta thở dài và lặng thinh.

– Cũng bị tình nghi là thủ phạm! – Razumikhin hăm hở nói.

– Có bằng chứng gì không?

– Bằng chứng đếch gì! Quả họ đã căn cứ vào một bằng chứng, nhưng nó có phải là bằng chứng hay không thì cũng còn phải chứng minh! Cũng đúng hệt như lúc đầu họ tình nghi và bắt giam hai cái lão… hai cái lão đếch gì ấy nhỉ? À, Koch và Pextriakov. Xì! Làm ăn ngốc thật, ngay đứng ngoài cũng thấy chướng mắt! Có lẽ cái anh chàng Pextryakov hôm nay sẽ ghé lại đằng tôi. À nầy, Rodia, chắc cậu cũng biết vụ nầy, nó xảy ra từ trước khi cậu ốm đấy, đúng vào đêm trước cái hôm cậu ngất đi ở sở cảnh sát khi họ đang nói chuyện về vụ nầy.

Zoximov tò mò nhìn Raxkonikov. Chàng nằm im không nhúc nhích.

Nầy, Razumikhin ạ, tớ trông cậu thật là một tay hiếu sự hết sức – Zoximov nhận xét.

– Cứ cho như thế, nhưng chúng tớ cũng cứ gỡ cho hắn! – Razumikhin đập bàn quát lên. – Xét ra trong vụ nầy có cái gì đáng giận hơn cả? Không phải là chuyện họ nói bậy; nói bậy thì bao giờ cũng có thể tha thứ được; nói bậy cùng có chỗ hay, vì nó dần đến chân lý. Không phải, cái tệ nhất là đã nói bậy mà còn huênh hoang với những lời nói bậy của mình nữa. Tớ kính trọng Porphin, nhưng… Ấy chẳng hạn lúc đầu cái gì làm cho họ lạc hướng? Cánh cửa vốn đóng kín, thế mà khi cùng lên với lão gác cổng thì lại mở: Ấy thế nghĩa là Koch và Pextriakov chính là thủ phạm. Đấy, cái logic của họ là như thế đấy.

– Kìa cậu đừng nói khùng lên thế họ chỉ tạm giữ hai người ấy lại thôi; vì không thế… À, trước tớ vẫn gặp cái lão Koch ấy. Thế lão nầy vẫn mua lại đồ cầm hết hạn chuộc của mụ già đấy à?

– Phải, đúng là một thằng đại bợm! Hắn mua cả tín phiếu nữa. Một thằng làm tiền mà. Nhưng thôi kệ xác hắn! Cậu có hiểu không, tớ bực là bực cái lối làm việc hết sức cổ hủ, đồi bại của họ… thế mà chỉ riêng trong vụ nầy đáng lẽ cùng có thể mở ra cả một con đường mới. Chỉ cần những cứ liệu tâm lý học không thôi cũng đủ có thể vạch rõ cách tìm cho ra dấu vết thật sự… Cứ bảo là “chúng tôi có sự kiện đây mà!”. Nhưng sự kiện chưa phải là tất cả: Ít nhất một nửa vấn đề là ở cách xử lý các sự kiện.

– Thế cậu biết cách xử lý các sự kiện à?

– Thì cậu bảo làm thinh thế nào được khi cảm thấy rõ rệt rằng mình có thể giúp ích cho công việc, nếu… Ối giào! Cậu có biết rõ chi tiết vụ nầy không?

– Tớ còn đang chờ nghe cậu nói về anh thợ sơn kia.

– À phải! Đây, đầu đuôi thế nầy: đúng hai ngày sau khi xảy ra vụ án mạng, vào buổi sáng, khi họ đang mải lăng xăng quanh Koch với Pextriakov (tuy hai lão nầy đã thanh minh đến đầu đến đũa từng đường đi nước bước của mình, không còn hồ nghi gì được nữa) thì bỗng xảy ra một sự kiện hết sức bất ngờ. Mộ lão mu-gich nào đó tên là Duskin, chủ một, tiệm rượu ở ngay trước mặt ngôi nhà, đến sở cảnh sát trình một chiếc hộp đựng tư trang trong có đôi hoa tai bằng vàng và kể lại cả một câu chuyện dài: “Cách đấy hai hôm, khoảng hơn tám giờ tối một chút – cậu chú ý ngày giờ nhé có một anh thợ sơn tên là Mikolai, trước dây vẫn thường lui tới nhà tôi, cầm cái hộp đựng đôi hoa tai vàng mặt ngọc đến tìm tôi và hỏi vay hai rúp, và đến khi tôi hỏi; cái nầy lấy ở đâu? – thì hắn ta bảo là nhặt ở vỉa hè, rồi không nói gì thêm nữa – lão Duskin nói thế, – và đem ra cho hắn một tờ, tức một rúp, vì tôi nghĩ bụng là nếu không gán cho mình thì hắn cũng đem gán cho kẻ khác, trước sau hắn cũng nướng vào tiệm rượu hết, dù sao tôi cất vẫn hơn: cất càng kín thì lấy càng nhanh, như câu tục ngữ vẫn nói, nếu có nghe phong thanh đấy là của ăn cắp hay có chuyện gì lôi thôi tôi sẽ lên trình quận”. Dĩ nhiên hắn nói láo, vì tớ biết cái lão Duskin nầy lắm, hắn cũng là tay chuyên nhận đồ cầm và oa trữ của ăn cắp; hắn nhận của thằng Mikolai một vật trị giá ba mươi rúp không phải để mang “trình quận”. Chẳng qua hắn sợ đấy thôi. Nhưng thôi kệ mẹ hắn, cậu nghe, đây. Lão Duskin nói tiếp: “Còn như Mikolai Dementiev thì tôi biết từ hồi hắn còn nhỏ: hắn với tôi đến ở tỉnh Ryazan, huyện Zaraixk cả, hắn tuy không phải là tay nghiện rượu, nhưng cùng hay đánh chén: và chúng tôi biết hắn làm việc trong ngồi nhà ấy với Mitrey, vốn cùng quê với hắn. Nhận được đồng rúp của tôi, hắn lập tức đem đổi lấy tiền uống liền hai cốc rồi cầm tiền phụ ra vê. Còn Mitrey thì lúc ấy tôi không thấy đi với hắn. Đến hôm sAusterlix, chúng tôi mới nghe tin bà Aliona Ivanovna với bà em Lizaveta Ivanovna bị giết chết bằng rìu. Chúng tôi vốn có biết hai bà ấy nên sinh nghi về đôi hoa tai kia vì chúng tôi vẫn cho rằng mồ ma bà ấy vốn cho vay gán đồ. Tôi mới đến nhà bà ấy và kín đáo tìm hiểu xem sao. Trước tiên tôi hỏi: “Mikolai có đấy không?” Mitrey mới bảo là Mikolai đi chè chén mãi đến tảng sáng mới về, say khướt; về được mươi phút lại đi, sau đó Mitrey không thấy hắn đâu nữa, đành làm nốt công việc một mình, là họ làm việc cùng một cầu thang với người bị giết ở tầng thứ hai. Nghĩ được những chuyện đó, chúng tôi không hé răng với ai – lão Duskin nói – nhưng cần tìm đủ cách để biết cho tường tận vụ nầy, và khi về nhà vẫn giữ mối nghi kỵ ấy. Đến sáng hôm nay, lúc tám giờ “tức là hai ngày sau vụ án mạng”, cậu hiểu chưa, tôi thấy Mikolai vào nhà tôi không tỉnh nhưng cũng không say lắm, có thể nghe nói chuyện được. Hắn ngồi ở ghế dài và làm thinh. Lúc bấy giờ ngoài hắn ra trong tiệm rượu chỉ có một ông khách, còn thì có một người nữa người quen, nằm ngủ trên một chiếc ghế dài, vì đây cũng là một khách quen, ngoài ra còn hai thằng bé hầu bàn nhà tôi nữa. Tôi mới hỏi: “Có gặp Mitrey không?” – “Không, hắn bảo thế, không gặp” “Thế anh không đến đấy lần nào à?” – “Hai hôm nay không đến” – hắn nói. “Thế hôm qua anh ngủ ở đâu?” “Ở bãi cát, chỗ bọn Kolomna ấy – “Thế hôm ấy, anh lấy đôi hoa tai ở đâu?” – “Tôi nhặt trên vỉa hè” – hắn nói câu nầy nghe rất lạ, mắt cứ tránh nhìn tôi. Tôi bảo: “Anh có nghe nói là ngay tối hôm ấy, đúng vào giờ ấy, trên thang gáa ấy có xảy ra chuyện nầy chuyện nọ không” – “Không, tôi không nghe” – hắn bảo thế. Hắn hưóng mắt lên nghe tôi nói, mặt bỗng tái nhợt đi tờ giấy. Tôi mới kể hết chuyện ấy cho hắn nghe”, thế là hắn đứng dậy cầm mũ định ra về. Tôi muốn giữ hắn lại: “Khoan đã, Mikolai ạ, uống chén rượu đã chứ?” – tôi nháy người nhà đứng chặn lấy cửa trong khi tôi vòng ra phía sau, nhưng hắn lập tứ vùng chạy ra phố, rẽ ngoặt vào một ngõ hẻm, không thấy tăm hơi đâu nữa. Đến đây tôi không còn phân vân gì nữa, đúng hắn rồi…

– Còn phải nói! – Zoximov chêm vào.

– Khoan! Hẵng nghe cho hết đã, dĩ nhiên là họ đâm bổ đi tìm Mikolai; họ cho bắt giữ Duskin và khám nhà hắn, bắt luôn cả Mitrey; họ cũng lục tung cả nhà bọn ở Kolomna lên. Nhưng đến ngày thứ ba thì giải Mikolai về: hắn bị giữ lại ở gần cửa ô X., trong một quán trọ, hắn đến đấy, cởi cái thánh giá bằng bạc đeo trên cổ ra xin đổi lấy cốc rượu. Người ta mang rượu ra cho hắn. Một lát sau, một mụ đàn bà vào vắt sữa bò, nhìn qua khe cửa thì trong gian nhà kho ở bên cạnh thấy hắn đang tháo dây thắt lưng ra buộc thành thòng lọng treo lên sàn nhà, hắn đứng lên một súc gỗ chui đầu vào cai thòng lọng. Mụ đàn bà hét tướng lên, người ta mới đổ xô lại: “À! ra thế đấy?” – “Các ông cứ dẫn tôi đến quận cảnh sát, khu nọ khu kia, tôi sẽ thú hết”. Họ bèn dẫn hắn vé quận cảnh sát khu nầy với đủ các nghi thức thích đáng. Thế là bắt đầu cuộc hỏi cung: anh là ai, ở đâu, mấy tuổi – “hai mươi hai tuổi”, vân vân, vân vân, rồi trong khi anh đang làm việc với Mitrey, có thấy ai đi lên thang gác vào giờ nọ giờ kia không?”. Đáp: “Chắc có nhiều người đi qua, nhưng chúng tôi không để ý” “Anh có nghe thấy tiếng động gì không?” “Không nghe thấy gì khác thường cả” – “Thế anh có biết rằng ngày hôm ấy, vào giờ ấy, mụ già nọ với em gái mụ bị người ta giết rồi lấy của không?” – “Tôi không hề hay biết gì hết. Cách dây hai ngày tôi mới nghe ông Aphanaxi Pavlich nói chuyện nầy lần đầu trong tiệm rượu” – “Thế anh lấy đôi hoa tai ở đâu?” – “Tôi bắt được trên vỉa hè” – “Tại sao hôm sau anh không đến làm việc với Mitrey?” – “Tại tôi còn đi đánh chén” – “Đánh chén ở đâu?” – “Ở chỗ nọ chỗ kia” – “Tại sao lại vùng chạy ra khỏi nhà Duskin?” – “Vì lúc đó tôi sợ quá” – “Sợ cái gì? – “Sợ bị đem xử” – Sao lại sợ bị xử nếu biết mình không có tội tình gì?” Đấy, cậu có tin hay không thì tuỳ cậu đấy, Zoximov ạ, nhưng quả thật họ có hỏi câu đó, nguyên văn đúng như thế, tớ biết qua một nguồn tin chắc chắn? Thế nào, cậu thấy thế nào, hả?

– Ấy dù sao thì bằng chứng vắn có đấy chứ.

– Nhưng tớ chưa nói đến bằng chứng, tớ đang nói đến cái câu hỏi cũng kia, đến cách họ quan nỉệm nhiệm vụ của họ! Thôi kệ thấy họ! Ấy, họ thúc bách hắn, ép mãi, dồn mãi, thế là hắn thú: “Không phải bắt được trên vỉa hè, mà ở trong gian phòng tôi với Mitrey làm việc” – “Bắt được như thế nào?” – “Như thế nầy: tôi với Mitrey sơn suốt ngày hôm ấy đến tám giờ, đã sắp sửa về, thì Mitrey cầm chổi sơn bôi lấy bôi để vào mặt tôi, rồi bỏ chạy, tôi mới đuổi theo. Tôi vừa đuổi theo hắn vừa hét tưởng lên; chạy xuống đến sân thì đâm sầm vào bác gác cổng và mấy ông lớn nữa, có bao nhiêu ông cả thảy thì tôi không nhớ; bác gác cổng mới chửi tôi một hồi, rồi đến một bác gác cổng nữa cũng chửi, rồi mụ vợ bác gác cổng cũng ra chửi chúng tôi một chầu nữa rồi đến một ông lớn đi với một bà vào sân cũng chửi chúng tôi, vì lúc tôi với Mitka nằm chắn ngang lối đi: tôi đang túm lấy tóc Mitka vật nó xuống đất và đấm thùm thụp vào người nó, còn Mitka đang nằm dưới người tôi cũng túm lấy tôi và đánh vào người tôi thùm thụp, không phải chúng tôi đánh nhau thật vì thù ghét gì nhau đâu, mà chỉ là chỗ bạn bè thân thiết đùa nhau thế thôi. Sau đó Mitka vùng chạy ra phố, tôi mới đuổi theo, nhưng đuổi không kịp đành trở về phòng một mình, vì còn phải dọn dẹp mà về. Tôi bắt đầu thu dọn và đợi Mitka trở lại. Thề rồi ở góc phòng ngoài, sát tường, sau cánh cửa ra vào tôi chợt dẫm phải một gói gì, tôi mới cúi xuống xem thì thấy đó là một cái hộp gói giấy. Tôi tháo giấy ra thì thấy cái hộp cài bằng hai cái móc nho nhỏ, tháo móc ra thì trong hộp thấy có đôi hoa tai…”.

– Sau cánh cửa à? Nó nằm sau cánh cửa à? Sau cánh cửa? – Raxkonikóp bỗng kêu lên: đôi mắt ngây dại hoảng hốt nhìn Razumikhin và từ từ chống tay nhổm dậy, trên đi-văng.

– Ừ thì sao? Cậu làm sao thế? Việc gì thế? –

Razumikhin cũng chồm dậy hỏi.

– Không sao cả… – Raxkonikov thều thào đáp rất khẽ, đoạn lại ngả mình xuống gối và lại quay mặt vào tường. Mọi người im lặng một lát.

– Chắc cậu ấy ngủ rồi nói mế đây, – mãi hồi lâu Razumikhin mới nói, mắt nhìn Zoximov có ý dò hỏi;

Zoximov khẽ lắc đầu không đồng ý, rồi nói:

– Nầy cậu kể tiếp đi rồi sao nữa?

– Nói ao nữa ấy à? Trông thấy đôi hoa tai, hắn quên khuấy cả Mitka lẫn gian phòng, vớ lẫy mũ và chạy một mạch đến nhà Duskin, và như ta đã biết, hắn nhận của lão nầy một rúp, nói dối với lão là nhặt được ở vỉa hè rồi lập tức đi đánh chén. Còn về vụ giết người thì hắn vẫn một mực như trước: “Tôi không hay biết gì cả, hôm kia tôi mới nghe nói lần dầu – “Thế sao cho đến nay anh vẫn không đến trình?” – “Vì tôi sợ” – “Thế tại sao lại muốn thắt cố?” – “Vì lo nghĩ.” – “Lo nghĩ gì?” – “Nhỡ bị toà xử”. Đấy, đầu đuôi câu chuyện là như thế. Bây giờ cậu thứ nghĩ xem họ kết luận như thế nào.

– Thì còn nghĩ gì nữa, dù sao cùng có những dấu hiệu. Chưa chắc chắn lắm, nhưng vẫn là những dấu hiệu. Đó là một sự kiện. Dù sao cũng không thể thả thằng cha thợ sơn của cậu ra được.

– Ồ bây giờ họ đang buộc cho nó cái tội giết người ấy đấy! Thậm chí họ không còn hoài nghi gì nữa hết!

– Nói nhảm, cậu thì chỉ bốc đồng thôi. Thế còn đôi hoa tai? Cậu phải nhận rằng nếu ngay hôm ấy, đúng vào giờ ấy đôi hoa tai ở trong rương mụ già lọt vào tay Mikolai thì cũng phải do một con đường nào chứ, có phải không nào? Điều đó cũng khá quan trọng đối với việc điều tra nầy.

– Rằng con đường nào? Bằng con đường nào à? – Razumikhin quát lên, – cậu là bác sĩ, cậu có nhiệm vụ khảo sát con người trước tiên, và hơn ai hết, cậu có dịp nghiên cứu con người, thế mà chẳng lẽ qua những tài liệu ấy cậu không thấy được bản chất cái thằng Mikolai ấy ra sao à? Chả nhẽ cậu không thấy ngay từ đầu rằng tất cả những điều hắn cũng khai đều là sự thật thuần tuý hay sao? Chuyện hắn bắt được đôi hoa tai đúng như lời hắn nói đấy, hắn dẫm phải cái hộp rồi nhặt lên?

– Sự thật thuần túy! Thế nhưng chính hắn thú nhận rằng lần trước hắn nói dối kia mà?

Cậu nghe tớ nói đây, nghe cho kỹ: cả người gác cổng, cả Koch, cả Pextriakov, cả người gác cổng kia nữa, cả vợ người gác cổng thứ nhất, cả mụ lái buôn đang ngồi chơi ở nhà mụ nầy, cả viên tư vấn pháp đình Kruylov lúc ấy vừa xuống xe khoác tay một bà đi vào sân nữa, – tất cả, nghĩa là đến tám chín nhân chứng, đều nhất trí khai rằng lúc ấy Mikolai đang đè Mitka xuống đất và đâm hắn ta, còn Mitka thì túm lấy tóc hắn và cũng đâm lại, hai đứa nằm ngay giữa lối đi; mọi người xung quqnh đều chửi mắng chúng, còn chúng thì “như hai đứa trẻ nhỏ” (nguyên văn lời khai của các nhân chứng) nằm đè lên nhau, la hét, đánh nhau và cười ha hả, bộ mặt hết sức ngộ nghĩnh, rồi đuổi nhau chạy ta phố như hai thằng con nít. Cậu nghe ra chưa?

Bây giờ cậu ghi nhớ thật kỹ lấy điều nầy: hai cái xác ở trên kia hãy còn nóng, cậu nghĩ ra chưa, hãy còn nóng, đến khi họ vào buồng vẫn thế! Nếu chính hai đứa kia giết, hay chỉ mình thằng Mikolai không thôi cũng thế, giết rồi bẻ khoá rương lấy của, hay chỉ tham gia phần nào vào việc lấy của thôi, thì xin hỏi cậu một câu nầy: một tâm trạng như thế, tức là những tiếng la hét, những tiếng cười, trận đánh nhau như trẻ con ở dưới cổng, có phù hợp chút nào với những thứ rìu búa, máu me, với những hành động thận trọng, xảo quyệt của kẻ giết người cướp của hôm ấy không. Vừa mới giết người xong, chi cách có năm mười phút – vì hai cái xác hày còn nóng – thế mà bỗng dưng bỏ cả xác chết lẫn gian phòng mở toang ra đấy, và biết rằng sẽ có người đi qua, liền nằm lăn ra giữa lối đi như hai đứa con nít, cười đùa ầm ĩ khiến mọi người chú ý, như mười nhân chứng nhất trí xác nhận?

– Kể thì l thật! Dĩ nhiên không thể nào như thế, nhưng…

– Không, cậu ạ, không nhưng gì hết, còn nếu việc đôi hoa tai kia nằm trong tay Mikolai đúng vào giờ ấy, ngày ấy quả nhiên là một bằng chứng để buộc tội hắn – song đó là một việc có thể cắt nghĩa trực tiếp bằng những lời khai của hắn, cho nên chỉ là một bằng chứng có thể bác bỏ được – thì cùng phải xét đến cả những sự kiện thanh minh cho hắn huống chi đấy lại là những sự kiện không thể phủ nhận. Thế còn cậu nghĩ sao, cứ theo tinh thần của pháp lý học của nước ta liệu họ có thừa nhận hoặc có khả năng thừa nhận một sự kiện như vậy – một sự kiện chỉ căn cứ vào tâm lý học, vào một tâm trạng, – làm một sự kiện không thể bác bỏ được và có hiệu lực đánh đổ tất cả các sự kiện buộc tội có tính chất vật chất, dù những sự kiện nầy có thế nào chăng nữa không? Không, họ không thừa nhận đâu, họ không đời nào thừa nhận, vì họ tìm được cái hộp ấy, vì người kia muốn thắt cổ, “một điều không thể có được, nếu hắn thấy mình vô tội!”. Đó là vấn đề chủ yếu, tớ bốc đồng lên chính vì vấn đề đó! Cậu hiểu cho!

– Thì tớ cũng thấy là cậu bốc đồng lên đấy. Khoan, tớ quên hỏi cái nầy: lấy chứng cứ gì mà nói rằng cái hộp dựng hoả tai quả nhiên ở trong rương mụ già ra?

– Có đủ bằng chứng đấy, – Razumikhin cau mày đáp như có ý miễn cưỡng, – lão Koch đã nhận ra vật nầy và cho biết cả tên người cầm đồ. Người nầy đã chứng minh được một cách chắc chắn rằng hộp hoa ai kia là của hắn.

– Hỏng, bây giờ còn cái nầy nữa: có ai trông thấy Mikolai trong khi Koch với Pextriakov lên gác không, và liệu điều đó có thể chứng minh được gì không?

– Quả có thế, chẳng ai trông thấy hắn ta – Razumikhin bực tức đáp, – thế mới phiền chứ; ngay cả Koch và Pextriakov cũng không trông thấy hắn khi đi qua căn phòng đang sơn, tuy lời khai của họ bây giờ cũng không có ý nghĩa gì cho lắm nữa. Họ bảo là họ thấy cửa phòng mở, có lẽ có người đang làm việc ở trong ấy, nhưng khi đi qua họ không để ý và không nhớ rõ lúc bấy giờ có người hay không”.

– Hừm. Như vậy chỉ có một sự kiện thanh minh cho Mikolai là hai đứa đấm đá nhau và cười ầm ĩ. Ta cứ cho đó là một bằng chứng vững vàng, nhưng… Bây giờ cậu cho mình nói: riêng cậu thì cậu cắt nghĩa việc ấy như thế nào? Cậu cắt nghĩa việc Mikolai bắt được đôi hoa tai ra sao, nếu quả hắn bắt được đúng như lời hắn khai?

– Cắt nghĩa à? Còn phải cắt nghĩa gì nữa: rõ quá đi rồi còn gì? Ít nhất là con đường cần theo để tiến hành điều tra đã rõ và đã được chứng minh, và chính là do cái hộp ấy. Hung thủ thật đã đánh rơi cái hộp ấy. Hắn ở trên phòng mụ già khi Koch và Pextriakov gõ cửa, và chốt cửa ở phía trong. Koch dại dột bỏ xuống dưới nhà; hung thủ nhẩy ra ngoài và cũng chạy xuống vì không có lối nào khác. Trên thang gác hắn suýt gặp Koch, Pextriakov và người gác cổng nên phải lánh vào gian phòng trống ngay khi Mitka và Mikolai vừa chạy đi, đứng nâp sau cánh cửa trong khi bọn Koch đi ngang, đợi cho tiếng bước chân của họ đi xa rồi ung dung đi xuống thang gác đúng vào lúc Mitka và Mikolai đã chạy ra phố, moi người đều đã giải tán và không còn ai đứng ở cổng nữa. Có thể người ta thấy hắn nhưng không để ý, có phải ít người qua lại đâu. Còn cái hộp là hắn đánh rơi từ trong túi ra khi đứng nấp sau cửa, và không biết là mình đánh rơi, vì còn mải chú ý đến chuyện khác. Cái hộp ấy chứng minh một, cách rõ ràng là hắn đứng ngay đấy. Đấy, bí quyết của vụ nầy là ở đấy cả. Tinh xảo lắm, cậu ạ, tinh xảo thật đấy. Tinh xáo quá nữa là khác.

– Nhưng tại sao, tại sao lại “quá”?

– Thì tại vì mọi việc đều được dàn xếp quá ổn thoả, các tình tiết ăn khớp với nhau quá sít sao, như trên sân khấu ấy.

Razumikhin toan cãi, nhưng vừa lúc ấy cánh cửa phòng vụt mở, và một nhân vật mới, lạ mặt đối với cả ba người đang ở trong phòng, bước vào.