Chương 47

Rõ ràng tôi là nạn nhân chính trị, sản phẩm đàn áp khốn đốn của một chế độ độc tài, chuyên chế, toàn trị, cực quyền. Nạn nhân ở phận mình, nạn nhân ké của vợ và bố vợ, nạn nhân ké nữa của bố đẻ và rồi nạn nhân của tội đồng đảng lật đổ với anh ruột. Bị đàn áp, kìm kẹp, bao vây, bị bôi nhọ… tầng tầng, ngày ngày tháng tháng. Nhưng tôi luôn trung thành với cái mệnh bạc của mình, không rời nó, dù chì trong một thoáng. Nhờ niềm tin vào lẽ phải, lẽ phải muôn đời chiến thắng. Lẽ phải ấy cố nhiên có ở trong tôi. Và ở cái cộng đồng mà tôi sống trong nó, cạnh nó. Chính nó đã góp sức giữ cho lửa tin trong tôi không tắt. Tôi không thể không nói trước hết đến sự đồng tình, thông cảm của một số bạn bè từng nâng đỡ, đùm bọc cho các mảnh ván tàu tan tác trên biến ác là chúng tôi.

Kể sao cho xiết những tấm lòng đồng tình, bao che, an ủi tôi đã được hưởng, những tấm lòng tôi vẫn luôn nhớ ơn.

Như Kim Lân tuột cả dép đuổi theo tồi kéo xe bò ở Bờ Hồ để nắm tay, ngoẹo đầu nói, “Ờ, trông vẫn tư cách lắm!” Cái gì run rủi cho anh gặp tôi ở ngay trung tâm của đất nước vào đúng lúc tôi đang muốn phô diễn bộ mặt hớn hử của tội đồ coi mọi dược thua của cá nhân trước núi xương sông máu của đất nước đều nhẹ hơn lông hông ấy! Tôi bắt đầu tin từ đó rằng một khi đã lên đường thì lòng tốt bao giờ cũng hoàn thành trọn vẹn quỹ đạo hành trình của nó. Trước đó mấy năm, ngay khi đảng vừa cất mẻ vó xét lại đầu tiên, lập tức Kim Lân đã xếp hạng tôi là “người ngay bị thằng gian nó móc túi rồi nó lại túm tay mà la làng lên là ối, bắt cho tôi thằng ăn cắp”. Tôi dám chủ quan khẳng định rằng ở nước này duy nhất chính trị phạm được chánh án Kim Lân tuyên bố trắng án thành lời là tôi. Buổi sáng thu quá đẹp ấy Kim Lân đã thay lẽ đời công nhận phận người tôi. Trời xui làm sao, ở trước ngay cổng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Trước cây si ít nhất cũng vài trăm năm đời chứng kiến biết bao sử tích vui cũng như buồn. Cũng chính tại nơi đó, Nguyên Hồng đã bảo tôi: “Mày là Tư Mã Thiên nói thật nên bị thiến. Tao thì chán rồi tao quay về với Yên Thế thôi. Từ nay vợ con hết tiêu chuẩn ăn theo, tao phải lo chạy gạo…” Như Nguyễn Thành Long và vợ cùng Bích Ngọc, Trà Giang, em trai, em dâu, thư cho Phạm Văn Đồng đề nghị Nhà nước hãy dùng tôi vì tôi “chắc chắn sẽ góp được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước”. Chẳng hạn Hoa Hồng, con gái mười một, mười hai tuổi của Nguyễn Thành Long reo lên: “Chú Đĩnh ơi, tối qua, ông Tám (tức Phạm Văn Đồng) nói sẽ giải quyết cho chú rồi đấy!” Như các cháu gái công nhân tổ đồng mô Nhà in báo Nhân Dân nức nở tiễn tôi. Như Trai, tổ trưởng đẳng nói: “Chúng em thấy anh Trần Đĩnh mới thật là người cộng sản!” (tức là phải chống đảng, lật đổ?) Như Quỳnh, anh thanh niên kiêm sư phụ đúc chữ: “Anh chưa sang, em nghe phải dạy nghề anh, em sợ quá, vì họ nói anh cực phản động, nhưng nay anh chưa về em đã nhớ anh”. Như T., cô công nhân xếp chữ gốc nhà tư sản, da trứng gà bóc, má ửng đỏ chứa chan thẹn thò, một tối bảo tôi: “Anh muốn đi đâu em cũng đi, không sao…” Như Hồ Đắc Hoài, chuyên gia đâu đàn về dầu khí, trong một bữa giỗ Vũ Cận đông người vẫn từ xa gọi với đến: “Anh Trần Đĩnh, em ở đây vẫn nghe anh nói không sót một lời đấy nhé…” Hoài cho tôi biết cụ Hồ Đắc Điềm, bố anh, ngay sau Cách mạng tháng Tám đã khuyên Hoài: “Con thích thì có thể đi làm với họ nhưng hãy nhớ là phải lánh xa quan lộ của họ”. Khi nghe Hoài nói câu này, tôi nhận ra hết cái nghĩa đảo điên hỗn xược của chữ thân sĩ yêu nước. Ai cho anh vạch ra thân sĩ với chiến sĩ? Và ta, bạn, thù?

Tất cả đã cho tôi có những giây phút xúc động hết sức sâu sắc về cái tình phi vô sản quá ư hiếm…

Nhưng ở đây tôi nói đến Nguyễn Khải bởi lẽ anh vẫn bị tiếng là “khôn”. Và cho đến nay trong giới văn, anh đã cất tiếng phủ nhận mạnh nhất.

Biết tôi “chống đảng” (biết lồng phồng cả mớ chứ không rành rọt cụ thể), nhưng Khải không lánh tôi như không ít người khác. Song tôi đã chuẩn bị anh sẽ rời tôi. Viết mắn và được yêu mến, anh dễ coi tôi kém tài hoặc lười viết, chỉ vùi đầu đọc, trong khi tôi lại thấy không viết nổi. Tôi viết cho các vị chẳng khó khăn và rất được khen nữa nhưng tôi luôn thấy có một quyển sách nào đó của tôi chờ tôi. Nó thế nào, tôi chưa hình dung ra. Chỉ biết tôi không thể viết cho tôi bằng văn thơ lúc ấy. Và tôi khổ vì thế.

Nhưng thế nào rồi Khải ngày càng gần tôi, càng thích tâm sự.

Khoảng tháng 8-1967, bốn “xét lại” đầu tiên, trong có Trần Châu vừa bị bắt thì chỉ tháng sau, Khải xẹt báo Nhân Dân (thường dắt xe đứng ở ngoài hè nghển cổ nhòm thấy tôi thì vẫy) bảo trưa tôi tới nhà mẹ anh ở cuối Lò Đúc, nơi gia đình anh sơ tán đến, ăn vịt xáo măng, “này, bà Bắc nấu ngon đấy”. Cha này khá, không sự liên quan, tôi thầm cho Khải một điểm son. Thế nhưng lúc đứng ở trên hè chờ cơm, tôi đã giật mình nghe Khải cau mày: “Bắt người ta thế này, con cái người ta chúng sẽ oán hận mãi đấy”.

Lời chê ngụ ý đồng tình với nạn nhân, bất bình với việc bắt bớ. Trong khi thường là ái ngại chép miệng, “khổ, sao mà dại thế”, “khố tại cái mồm không biết giữ!” thì Khải đã lấy quan hệ nhân quả oan oan tương báo, luật trời quen thuộc của dân thay cho tâm niệm đạo đức thống lĩnh: đảng toàn là đúng, dân toàn là sai.

Trong một bài viết sau này, Khải đã nói anh cũng từng có các quan điểm của Đại hội 20, tán thành chung sống hoà bình, dân chủ nhưng “may là anh không sống trong một cơ quan nhiều cạm bẫy và đồng nghiệp nham hiểm thành ra anh thoát nạn”.

Bắt xét lại thế là, theo Khải, nham hiểm và cạm bẫy!

Tất nhiên thực chất của vụ án xét lại thì Khải chưa thể biết. Ngay cá chúng tôi.

Vài làn Khải cho biết con trai Kỳ Vân ở Vũng Tàu “hay về chơi với bà chị tôi, cái bà ở đường Duy Tân Sài Gòn mà hay được tôi đưa vào truyện ấy (hình như chj Hoàng?) ông Kỳ Vân có họ với bà ấy mà”. Những lời Khải thì thào về Kỳ Vân – với vẻ mặt hớn hở – như xì mật hiệu nhận nhau. Khải biết tôi quý Kỳ Vân.

Sau 1973, ra nghị quyết chính phủ ba thành phần, muốn tỏ ra miền Bắc dân chủ cho “nguỵ Sài Gòn” phát thèm, Hoàng Tùng mở mục Sống cho ngày mai mời nhiều nhà văn, nhà khoa học và trí thức góp ý kiến, tập trung vào vấn đề dân chủ. Nguyễn Khải có bài hay, rất được chú ý. Như Minh Chi, em trai nhà Phật học uyên thâm Thích Minh Châu.

Vài ngày lập tức trở mặt. (Hoàng Tùng không biết Nghị quyết Ba thành phần chỉ là hoả mù ném vào mắt dân Nam còn bạo lực vẫn là quyết định).

Nguyễn Khải, Minh Chi bị phê phán dữ dội. Khải bảo tôi tướng tuyên huấn nhà binh Hoàng Minh Thi, biệt hiệu Thần Sấm đe trị thẳng thùng anh còn Tố Hữu thì gọi anh là “thằng xỏ lá”.

Một sáng đến toà báo tìm tôi để lại mời xuống quán Cây đa Nhà Bò ăn vịt xáo mãng “bà Bắc nấu”, anh dặn tôi: Hễ có ai hỏi bị đánh Khải nó bảo sao thì bảo hộ là nó nói nó ngu nó có biết gì đâu, đảng dạy cái gì nó nói cái ấy.

Một lần họp bàn vấn đề viết anh hùng, chủ đề trung tâm mà nhà văn phải phấn đấu thể hiện, Vũ Đức Phúc nói văn học chúng ta chưa có nhân vật anh hùng đơn giản là vì nhà văn chúng ta có anh hùng gì đâu cơ chứ! (Nhìn mật lượt các nhà văn rồi cười mỉa một cái “hứ!”) Khải bèn đứng lên và càng nói hai gò má càng đỏ rạng. “Nói như anh Phúc thì Victor Hugo phải rất đểu mới dựng ra được Javert hay Dostoievski phải lưu manh lắm mới dựng ra được bố cô điếm Sonia đáng thương cảm hay sao?”

Ngày cháu Huỳnh, con trai cả của Khải cứu bạn ở sông Hồng mà chết đuối, tôi đến chia buồn. Tiễn tôi về, Khải nói: Tôi biết sớm muộn tôi cũng sẽ phải đóng góp vào với mất mát của anh em một cái gì… chứ chả lẽ tôi chỉ có hưởng?

Tôi bắt tay Khải lâu. Biết anh muốn nói anh tìm được an ủi trong mất mát của bạn bè mà tôi là một. Lúc ấy cạnh nhà Khải, trên mảnh hiên hẹp, một chị đang xoã tóc vào chậu thau đầy nước bồ kết gội đầu. Tôi thầm nghĩ: Giá các đứa con được sống mãi trên người bố mẹ chúng như các tép chanh trên mái tóc này. Tôi đã nguôi lòng hơn khi thấy nhiều “tép chanh” cháu Huỳnh lưu lại: chiếc quần bộ đội bố thải và chiếc thắt lung cũng bộ đội của Trung Quốc mà mẹ Bắc nằm như thiếp lịm đi ôm chặt vào lòng, cái đầu thắt lưng chổng lên nâu bóng như một cán lưỡi lê đâm vào người mẹ, chiếc quần đứa con cởi ra để ở trên bờ đê rồi thôi, không còn mặc lại nữa thì mẹ không buông… Bài vãn cháu ốm không làm được nhờ bố giúp bị cô giáo phê “Lần này em viết ẩu…” Và tín hiệu cháu vẫn nhoi nhói gửi về ở lòng đỏ quả trứng luộc trên bát cơm cúng trên bàn thờ… Dưới bức ảnh thờ to bằng ngón tay cái. “Cháu không có ảnh chân dung, tôi phải nhờ phóng to riêng mặt cháu ở bức ảnh chụp chung với lớp”. Rồi tờ giấy bố bắt viết trước tai nạn một tuần: Con từ nay không bơi sông nữa, Con từ nay không bơi sông nữa… Đưa tôi xem bản cam kết của con, Khải nói: Nhưng tôi biết nó sẽ chết… Vì người ta đều dạy nó như thế mà…

Tôi hiểu ý Khải. Người ta chỉ cốt dạy con cái chúng ta hy sinh. Còn người ta bất cần kỹ thuật cứu mạng. Miễn sao mày nêu tấm gương hy sinh anh dũng. Lũ lượt nhảy cẫng lên mà “hy sinh!” Tao cần món đó.

Một buổi chiều, vào năm 1984 gì đó, sau khi nghe Khải đọc ba chương bản thảo Một cõi nhân gian bé tí và tôi vừa nhận xét “Viết về cái bé tí và nạn nhân là trúng rồi đấy;” ngay trước cửa nhà anh bên Khánh Hội, lúc tôi lên xe đạp, Khải khẽ nói vào tai tôi: “Trần Đĩnh nhỉ, chủ thuyết thế là sai mẹ nó rồi chứ còn gì nữa, đúng không?”

Tôi hoàn toàn bất ngờ. Khải đã nghĩ đến thế. Và đặc biệt, đã tin tôi đến thế. Mặc dù từng nghe Khải nói với tôi: Nhiều tối trước khi ngủ tôi thường nghĩ đến ông. Ông tin hay không tuỳ nhưng tôi lòng thành như vậy.

Hay một lần, cũng 1984, trên đường dẫn tôi từ Khánh Hội tới nhà Phạm Xuân Ẩn, đạp xe qua khách sạn Bến Nghé, Khải nói: Ông Trần Đĩnh à, tên của bạn bè lợi hại lắm. Có những lức nghĩ đến tên ông, tôi đã không làm bậy.

Rồi một mồng năm Tết 2005, trên tầng cao toà cao ốc của Hoàn, con trai út, ở quá bệnh viện 175, sau bữa cơm chỉ có hai chúng tôi, Khải khe khẽ lắc đầu nói: Này, ông ơi, những chữ mới hôm nào sang sảng, rạo rực thế, ừ, chẳng hạn chuyên chính, phe, anh cả, anh hai, thành trì, tự kiểm thảo, lập trường, bốn phương vô sản đều là anh em… mà sao nay nghe cứ tít mù khơi, mà này, nói cho đúng là pha trò, ừ pha trò quá thể đi chứ nhỉ, này, nghe thấy cứ y như những Mẫu Thượng ngàn, Hoàng Bơ, Soái Thoản trong miệng các cô đồng ngày xưa ấy.

Lại trưa mồng năm tết Ất Dậu, trên gác năm nhà anh ở 44B Cao ốc Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, sau bữa ăn cũng chỉ hai chúng tôi, Khải bỗng lặng lẽ ngồi xếp lại mấy quyển sách rồi buồn buồn nói, như bâng quơ:

– Những cái tôi đã làm chẳng ra cái gì…

Tôi im, cảm động. Con người càng sống càng vèo trông lá rụng đầy sân. Nhất là ở cái xã hội rặt phù thế, toàn là sự đời trôi nổi không chằng không rễ do ai đó nổi hứng xằng bày đặt ra.

Anh đã quay đầu khỏi bến mê.

Nhưng ngay sau câu tổng kết buồn trên kia, Khải đã lại cao giọng líu tíu, “Anh nói đại đoàn kết thì anh phải đoàn kết cả với chính kiến, chủ nghĩa của tôi nữa chứ? Đằng này anh “cải tạo” tôi rỗng tuếch não rồi mới cho tôi vào cái mặt trận để vỗ tay mừng được anh cho đi theo vỗ tay anh… Nói thế hoá ra lúc cai tù giải tù đi làm cỏ vê là lúc đoàn kết nhất! Ừ, dạo này lại hay nói bao dung! Sao không xin người bao dung mình? Không sai lầm bao giờ à?” (Trên báo, Võ Văn Kiệt vừa nói về bao dung, kiểu ra tay hào hiệp mà để xí xoá tội mình).

Hai gò má Khải đỏ ửng lên, điều từ lâu vẫn khiến tôi nghĩ anh có chính nghĩa cảm. Tôi đã vài lần bảo anh: “ông có chính nghĩa cảm, phải cái hơi nhát”. Và Khải lại cười hiền lành.

Trưa ấy, Khải nói, chậm rãi: Tôi kể chuyện này chắc ông không thể nào ngờ. Người ta quyền thế lắm. Người ta quen coi như mẻ, như rác hết tất cả rồi mà. Cái đấng chí tôn làm cho mình co rúm lại, là Đảng ấy, cũng chả ra cái gì trong mắt người ta… Thế này, hôm ấy, mấy đứa nhà văn được ông Sáu Thọ gọi đến. Mình thấy một vị tướng bắt tay ông Thọ ở trên tam cấp xong là cứ thế giật lùi cho tới giữa sân mới quay lại đi bình thường, ông biết ai không? Lê Đức Anh… Tiếp bọn mình, ông Sáu Thọ cười kha kha nói luôn:

– Này, cái đảng của các cậu ấy mà. Ừ, nói cái đảng mà các cậu vẫn sinh hoạt, đóng nguyệt liễm và thi hành nghị quyết ấy. Này nói thật nhá, tớ chỉ bỏ nửa tháng là đánh tan đánh nát nó ra không còn mánh giáp thôi à. Khốn nạn còn gì nữa? Tư tưởng sập, lòng tin mất… Đổi mới thì phải từ từ chứ chưa chi đã “im lặng đáng sợ” với “cởi trói!”

À, thế nghĩa là ông ấy gọi đến đe bọn nhà văn đừng có nghe Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi. Mình mà nói như Thọ thì mình chết tươi vì chống đảng. Thọ chả cần gì ngoài lợi của Thọ. Đảng trở thành công cụ đắc lực của Thọ. Dạo chống im lặng đáng sợ, mình đã tham luận, nói nhà văn viết giả, nói dối lẫn nhau. Thọ gọi lên giác ngộ cho mình hiểu rằng đừng ngu mà viết bậy như Nguyễn Văn Linh xui.

– Sáu Thọ nói thẳng với đám nhà văn như vậy thì với đám tay chân, Sáu Thọ còn chửi Linh đến thế nào. Đảng như cỗ xe tam mã, mỗi con mã muốn chạy đến một ngả và đều lăm le đá vỡ mõm con bên cạnh rồi lại dạy giữ gìn thống nhất của Đáng như con người mắt mình.

Cũng sáng Tết đó, đang chuyện, một cú điện thoại gọi Khải. Khải nói trong máy: “Cảm ơn các anh, tôi dạo này yếu, vâng, đi lại hay ngã, các con tôi chúng không muốn tôi ra ngoài đó một mình ạ…”

Tôi hỏi Khải sau đó:

– Yếu thế rồi cơ à?

– Không. Hoàng Ngọc Hiến nhắc ra họp đại hội nhà văn.

Ngừng một lúc, lại cái giọng lơ lửng, râu rầu:

– Nhà sập rồi, tiếc gì viên ngói vỡ nữa.

Tôi chợt thấy cỗ xe tam mã tôi ví von không là gì cả so với nhà sập rồi.

Khải hay kiếm dịp an ủi tôi. Mừng cháu đích tôn đầy một tuổi, Khải mời tôi. Tôi đến hơi muộn, Khải giới thiệu tôi với những anh em ở đó, tôi nhớ có giáo sư Tương Lai, người tối ấy tôi mới được thấy mặt: Anh Trần Đĩnh, người bằng tuổi tôi nhưng tôi luôn coi như anh.

Thương tôi, Khải công kênh tôi lên.

Tình cờ trước đó ít ngày, về việc Trung Quốc làm tàng ở Biển Đông, Tương Lai cỏ viết một bài báo với ý là dân ta hãy cứ lạc quan, yên tâm vì chúng ta có thời đại và nhân dân thế giới ủng hộ, tôi đã thư ngắn cho ông: Nếu thời đại và nhân dân thế giới đứng về phía cộng sản thật thì Liên Xô và phe đã y nguyên. (Chả lẽ lại viết với Trung Cộng thì nhân dân thế giới và thời đại đứng về phía họ từ lâu rồi đấy, khéo ta cũng là nói theo họ).

Viết Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải lỡm tổ chức “quyền lực cao nhất nước” và đã phải bỏ những chỗ đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Trưởng ban tư tưởng văn hoá thấy hỏng. Thành tích văn chương của đồng chí không bằng Khải nhưng trình độ chính trị của đồng chí cao hơn. Tôi bảo Khải là Trần Độ bảo tôi chính Nguyễn Khoa Điềm yêu cầu khai trừ Trần Độ. Thế là đồng chí phang cả anh nhà văn lẫn anh tướng quân từng phụ trách tư tưởng. Tôi kể chuyện cụ Hồ Đắc Điềm dặn Hoài, “Con đừng theo quan lộ của họ!” rồi nói: Thân sĩ Hồ Đắc Điềm đâu ngờ sẽ có ngày một nhà lãnh đạo cộng sản trùng tên giúp cụ chứng minh đày đặn câu cụ dặn con trai hãy tránh xa đường danh vọng của cộng sản. Tàn bạo, bất nhân.

Cuối tháng 3-2006, Khải gọi tôi “đến xem một cái…, này, rất vui, thật đấy, đến nhá”. Tôi nói tôi mắc hẹn rồi. “Thôi, cố nhá, chỉ một giờ thôi, cố đến đi, vui đấy…”

Lúc này Khải đã dọn về một chung cư ở Đường 48 kéo dài, Khánh Hội, gần đầu cầu Kênh Tẻ và một công viên. Tôi đến, Khải trải chiếu lớn ra giữa nhà bảo ngồi đây rồi nói: Đây, xem hộ cái này vằ góp ý để sửa.

Nét mặt Khải chờ đợi. Hơi lạ. Thường là Khải đọc tôi nghe, có khi ba bốn chương tiểu thuyết…

Đó là bản thảo Nghĩ muộn. Viết tay. Không có lề, dòng lên xuống khấp khểnh, giập xoá, như vừa mới buông bút, còn hơi lay sau một lèo lia. (Sao không đánh máy, tôi thoáng nghĩ). Khải nằm nghiêng chống tay đỡ đầu – chiếu rải trên sàn gác – mặt ngơ ngơ nhìn tôi đọc.

Ý viết thế này: Chủ nghĩa hứa suông. Bản thân chủ nghĩa là mất bình đẳng. Đuổi được kẻ địch ra khỏi bờ cõi rồi thì mặc kệ dân. Sau kháng chiến, đất nước tối đi, dân buồn đi, ích kỷ vụ lợi, danh vọng thành ra mục tiêu nhằm tới. Nhà văn nói dối. Ngồi với nhau là y rằng mắt la mày lét như một lũ hội kín. Đã đến lúc trả chủ nghĩa lại cho khoa học xã hội và trả quyền)ực lại cho Hiến pháp.

Có lúc sợ tôi cho rằng anh chưa đủ “mạnh” liều lượng, Khải nằm sấp xuống giơ tay rê rê vào mấy dòng “trả chủ nghĩa lại cho khoa học và quyền lực cho dân” khiến tôi phì cười.

Tôi đã góp ý. Ý cuối cùng là không nên nhắc đến tên bất cứ cá nhân nào (để lốc cốc tụng niệm), quá lắm thì chỉ một người và chỉ một lần. Trong Nghĩ muộn, Khải nói đến Hồ Chủ tịch ba bốn lần, “đồng chí Lê Duẩn” một hai lần. Hiểu việc xoá này khó tôi dành lại sau cùng.

Toan nói “Thế ai lấy đi của dân cái quyền lực mà nay ông đòi trả lại?” nhưng rồi chỉ nói “Cá nhân nào rồi cũng bị lịch sử soi rọi hết, đùng để cho ta bị tẽn tò. À, nhân thế kể một truyện ngắn hư cấu tôi vừa đọc của một nhà văn Mỹ, viết về hai nhân vật chính, trong đó có Ba hay Cụ Hồ…”

Khải nhổm dậy, mặt hơi nghiêng lệch về một bên, ngơ ngơ chờ…

– Một nhân vật, già ốm tên là Đạo, cùng con gái, con rể và cháu ngoại sống ở Mỹ, vượt biển, ông Đạo và Nguyễn Ái Quốc là bạn thân, từng sống ở Paris lúc anh Ba làm nghề sửa ảnh rồi cùng làm việc ở khách sạn Carlton Luân Đôn. Tu Phật, ông già đang phiền muộn vì người ta vẫn tiếp tục thù hằn, giết tróc nhau, nhất là khi con rể và cháu ngoại ở trong tổ chức diệt Cộng có vẻ đã tham gia vụ giết một người Việt bị nghi là thân cộng. Vào chính cái đêm ông âu sầu nghi con và cháu gây tội ác thì Ba chợt đến. Một hình bóng lúc xa lúc gàn nhưng mùi nước hàng ngòn ngọt, cái mùi quen thuộc hồi ở Carlton, cứ phảng phất ở người Ba và nước hàng còn dính ở tay Ba – ở cả quả đấm cửa Ba nắm lúc mở ra. Hồ nhắc đến cái bàn cẩm thạch bôi qua dầu để đổ đường thắng lên rồi ngào cho nó không cứng lại và vón cục – “Tớ đã chọn tôn giáo để tìm hài hoà… Cậu có thất vọng vì tớ không đi cùng một đường với cậu không”, ông Đạo hỏi? “Rất phức tạp đấy, tớ nay hết quyền hỏi đến sự lựa chọn của bất kỳ ai đó rồi” – Hồ đáp… “Dưới ấy cậu có yên lòng không” ông bạn hỏi tuy biết Hồ đang băn khoăn lắm với chuyện nước hàng làm bánh ngọt? “Không, không hề yên lòng”. “Cậu đã giành được đất nước rồi mà, đúng không?” “Dưới ấy không có đất nước đâu… nhung có cả triệu linh hồn bọn trẻ đất nước chúng ta… Cậu vẫn thờ Phật chứ?… Cậu thì không có làm trò chính trị bao giờ”.… Thoắt ẩn thoắt hiện Ba đến gặp bạn mấy đêm. Một bên băn khoăn chuyện nước hàng, một bên băn khoăn chuyện vẫn còn bạo lực, Quốc – Cộng vẫn giết nhau. Rồi Ba đi… Còn lại một mình, ông Đạo chợt nhận ra xưa rửa bát trong bếp khách sạn Carlton, ông đã nhiều lấn nghe sư phụ nổi tiếng làm bánh ngọt Escoffier dạy Ba. Ông nhớ nhưng Ba thì quên. Lẽ ra rắc đường kính Ba lại đi phết nước hàng lên mặt bánh.

Khải lẩm bẩm: Cụ Hồ muốn ông bạn không bao giờ làm chính trị gỡ giúp cho một chi tiết bếp núc bé tí bé ti nó đang ám mình.

– Còn cụ bạn thì lại bị một chuyện chính trị lớn ám, nhưng vướng thằng cháu ngoại nên tránh thổ lộ. Với lại chả lẽ lại kêu ca với Hồ rằng nay dân Việt vẫn giết nhau vì ý hệ quốc gia, cộng sản. Người có tín ngưỡng tôn giáo bền chí hơn vì họ đi tới cái hoàn hảo tâm thức còn người chính trị thì luồn lách tới cái ghế.

– Ba trở lại với nghề bánh ngọt trong khi Đạo vẫn loay hoay với cái đạo có thể làm cho con người gặp quả phúc. Chuyện quá sâu… Tay nhà văn này tên là gì thế?

– Robert Olen Butler. Mười lăm truyện ngắn ở quyển sách này đều dính đến chiến tranh Việt Nam. Truyện có Nguyễn Ái Quốc tên là Mùi hương thơm ở Núi Kỳ Lạ -A Good Scent from a Strange Mountain, cả quyển sách lấy cái tên này. Giải Pulitzer Mỹ năm 1993. Có lẽ nhà văn này đã thấy cái bàn mà người ta nói là của ông Hồ làm bánh ngọt thời chạy bàn ở khách sạn Omni Parker tại Boston mà nảy ý viết Bác Hồ lúc chết rồi lại chỉ còn có lo một chi tiết làm bánh ngọt!

– Câu chuyện ghê ở chỗ nay Bác day dứt muốn nắm được kỹ thuật làm bánh ngọt xưa… còn cái mà Bác cả đời bôn ba vì nó thì…

Khải lại iắc đầu. Và trong mắt Khải, tôi như thoáng thấy Khải rủa yêu: “Bố sư thằng này, nó đọc ghê thế!” Tôi đã toan đùa: “Ông có biết có những cao bồi bỏ hẳn ra nửa đời chỉ để học cách rút súng bắn mà đối thủ không thấy không?”

Bước ra hè, tôi nói: “Cái tôi hay giục ông viết là cái tôi vừa góp ý đấy nhỉ! Chắc còn chứ? Hay là buông bút?”

Khải đứng tựa cửa nhe răng cười nhìn tôi mở khoá xe. Cái cười như nói: “Anh học mãi mà rút gươm vẫn lộ quá nhưng này, tớ thích đấy!”

Trên đường về, tôi vui mãi. Và chợt hiểu sao Khải không đọc bản thảo như mọi lần. Tiểu thuyết hư cấu là có đứa thứ ba nó chen vào, mình làm mõ thôi. Còn đây làm mõ rao những lời tâm huyết của chính mình cho người khác nghe thì ngượng.

Sau đó theo hẹn đến Lê Trọng Nghĩa cùng Phan Thế vấn ở cuối đường Lê Văn Sỹ, tôi kể lại ngay câu chuyện này.

Tôi không biết hai tháng sau Khải viết Đi tìm cái tôi đã mất. Mới đây, Lyudmila Uìitskaya, nhà văn nữ Nga được giải Sách lớn, nói: khi chấp nhận một ý hệ thì ta sẽ tự động để mất quyền độc lập suy nghĩ. Bài học của 70 năm nhất trí với cầm quyền bị xoá đi mất cái tôi.

Có lần Khải hỏi tôi có biết miền Nam đã cho anh cái gì không và trả lời ngay: Tôi hiểu ra nhu cầu tự do của con người. Ở ngoài Bắc chỉ nói độc lập.

– Cộng sản – tôi nói, chỉ cốt nước độc lập, cái điều kiện địa chính trị cần để tiến lên mục tiêu vĩ đại là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Vì chủ đích cộng sản, phải giết chết nguyện vọng tư hữu muôn đời của dân, phải nhét dân vào chế độ công hữu và như thế thì tất yếu phải diệt tự do. Có thể ví cộng sản chỉ cốt lo cho dân được bát cơm suông thôi! Độc lập mà không tự đo thì khác nào dân chỉ còn có mỗi động tác cơ khí lùa gạo luộc vào mồm, à, ông thử xem có nước nào đi khoe khoa ẩm thực của chúng tôi chỉ gồm có mỗi công nghệ hết sức phức tạp và tinh tế là luộc gạo thành cơm không? Tự do chính là các kiểu nấu, các loại gia vị cọng hành, củ gừng, nhánh tỏi, dúm tép hoá thân thành mắm, những cái có thể gọi là cái hồn của miếng ăn.

– Y thế, thằng nhà văn ta có mỗi cái bút làm cái bát kiếm gạo luộc rồi còn thì toàn là gắp thức ăn lãnh đạo đã làm sẵn, bày sẵn ra theo thực đơn chiến đấu và sản xuất, trung thành và anh dũng… Đến cái ăn cũng là ăn dựa, ăn leo, ăn dối.

– Sáng tác chả khác nào làm tình, thế nhưng nhà văn ta toàn là làm tình hơi, làm tình bóng, làm tình hờ. Có phải toàn chọc bút vào không khí loãng cả không? Chả bao giờ xuất tinh.

– Ừ, làm tình theo còi lệnh toe toe mà… Còn sướng thế đếch nào được.

Hồi này, tôi đang viết tập sách đây. Nhận dần thấy rằng không có mục tiêu rất cụ thể và khát vọng rất cháy bỏng của cá nhân thì anh không thể viết nên cái gì được. Như tôi, mục đích ban đầu viết sách này là tố cáo sai lầm phát động nội chiến của đảng. Rồi theo thời gian, sự phê phán lấn sang toàn diện. Viết là một quá trình mở mắt dần dần và vượt qua cái sợ…, tôi đã viết trong Nghi lễ một lời mở sách. Một nét đặc biệt là mục đích viết càng đậm chính khí và tính nhân vãn thì khát vọng thể hiện nó lại càng thêm bỏng giẫy và bạn càng đạt kết quả tốt đẹp. Còn để cho mục đích và khát vọng của đảng chi phối thì thất bại là định mệnh. Một vài lần muốn nói với Khải ý đó nhưng lại thôi. Ai chả biết, vấn đề là làm sao thoát ra thôi. Hay là phải đau khổ, đau khổ, đau khố nữa, đau khổ vì đảng, là nạn nhân của đảng, bị đẩy sang phía đối lại khốn nạn, mạt kiếp thì mới chia lìa được?

Cũng thời gian ấy một hôm Khải gọi tôi: “Lâu nay có gặp Cao Xuân Hạo không?… Ờ, ông đến ông ấy ngay đi… Tôi gọi cho ông ấy thì ông ấy cứ vặn Khải nào, Khải nhà văn hả, rồi hỏi luôn Trần Đĩnh còn trong này không? Này, vậy ông đến đi”.

Tôi đi. Hạo đã đứng chờ ở sau cống. Diện mạo ít thay đổi, vẫn đôi mắt tròn tròn cười cợt nhưng rồi Hạo bảo tôi: “Mình không đếm nổi quá 9 nữa rồi. Với mình, bây giờ sau con số 9 là trống không cho nên mình mới vặn mãi Khải nào”.

Chả biết có phải vì ngao ngán cho Hạo không mà ra về đến đầu ngõ đổ vào Phạm Văn Chiêu, tôi cho xe tụt lăn kềnh xuống cái hố bên cạnh một quán sửa xe máy, vịn mãi vào máy nổ bơm xe đang rung nẩy lên bần bật mới lóp ngóp dậy được. Nhớ những lần tôi nhắn Hạo đến Khải ăn cơm, Hạo bao giờ cũng cà vạt, vét tông, mũ phớt màu ngọc trai và ôm một chai vang ngoại nguyên hộp. Nay hai bạn cùng tuổi này đều không còn.

Khải như luôn vướng một mặc cảm ân hận với một số bạn bè. Khoảng tháng 12-2007, một tuần ba lần anh gọi tôi. “Không ở Thống Nhất nữa, sang Viện tim mạch rồi, đến chơi đi, đường Thành Thái, lầu 3 phòng 6, ông đi xe buýt 59 ấy, tôi hỏi rồi mà… Đến đấy! Đến lấy luôn sách Lê Đạt tặng ông, con tôi nó mang vào, tôi đang để ở đây. Nhân tiện nếu có thể thì mang cho tôi mượn quyển L’ Hommesans qualitéNgười không phẩm chất, của Robert Musil, này, sách này mỗi Trần Đĩnh có thôi đấy hả, nghe nói cha này ghê lắm, như Kafka mà tôi chả hề biết.

– Cha Musil này không vướng vào bất cứ ý hệ nào, cha thấy đều là trò nhố nhăng nhưng cha lại cho rằng không có âm nhạc thì chả còn nên sống làm gì ở thế gian này. Mình đã có một lần cảm thụ giống Musil. Bệnh viện lao Hà Nội sinh thiết phổi sau đó đưa cho một mấu giấy đề “Nghĩ là có tế bảo u ác”. Mình đã gần như đổ sập. Nhưng chỉ sau ba phút, không hề phải cố gắng, chợt thấy mình hoàn toàn tự do, người như vừa được giải thoát, tự nhiên vút dâng lên, nhẹ tênh, trời gần hẳn lại và tự khẽ nói với mình: “Thế là hết nợ đời…” Cảm thụ khoan khoái vô bờ này đã được Musil mô tả. Ông nói trong một giây phút ông thấy được vẻ huy hoàng của chủ quyền, – la splendeur de la souveraineté. Mình hiểu đó chính là quyền tự do, quyền tự quyết của cá nhân.

Mắt Khải hơi hiếng đi khi anh nghển cố như để thở lấy không khí ở một tầng cao hơn rồi lắc đầu khẽ nói: Thế thì cha này bố tố sư thật.

Tôi mang Robert Musil đến. Phòng bệnh rất rộng. Khoa, con trai cả và một người cháu ở với Khải. Khải nói ngay mình không làm stent như từng bảo ông nữa, mà mổ hẳn, các thứ quanh quả tim hư hết cả rồi. Mình đã nói với bác sĩ là chỉ cần giúp tôi sống thêm hai năm để tôi còn có tí gì thì cổ viết ra. Hai năm là đủ đấy. Người sờ vào đâu cũng ra chuyện rồi ấy mà. Giọng Khải bỗng thanh thản như vừa có được quyền tự quyết huy hoàng. Phen này còn tí ti gì giữ kín mãi thì viết ra.

Rồi lại líu ríu lên: Mà đấy, hay thế, ông và ông Lê Đạt đấy nhỉ, khổ thế thì lại khoẻ.

Tôi nói tai Đạt có cả một búi long.

– À, tướng đấy à, thọ hả, Khải hỏi?

Tôi cười: Nghe thế. (Thật ra nghe Dương Thu Hương bảo: Anh thấy đứa nào đầy lỗ tai lông là đứa ấy chỉ cứ sống quắt sống héo lại thôi chứ không chết).

Khải chợt vui. Như tìm thêm ra được dấu hiệu của lẽ công bằng. “Đấy, khổ thì lại sống lâu”.

Tám giờ sáng 16-1, Đạt phôn tôi: Nguyễn Khải chết rồi à?

– Tớ ốm, có biết gì đâu, tôi đáp, không tin, ai bảo mày?

– Việt Phương. Làm vòng hoa thì đề tên tao với nhé.

Trước đó hơn nửa năm, vợ tôi chết, Lê Đạt phôn, nạt: Sao Linh chết mà không bảo? – Cô ấy bảo không báo ai, nhưng sao cậu biết? – Khải nó báo.

Chiều hôm Linh mất, Khải phôn hỏi tôi về Georgetown rồi tôi hỏi ai mách Khải câu Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân Khải đề ở đầu cuốn Một cõi nhân gian bé tí. Khải nói chính cụ Vũ Hồng Khanh, quản thúc chung thân ở quê. “Ông biết không, đám thanh niên ở đó sạc tôi sao đại tá quân đội cách mạng lại đi xưng con với thằng phản cách mạng? Tôi nói rằng tôi lỡ coi những người già lão là bố mẹ mình cả mất rồi”. Khải vừa nói đến đây thì Mây, con gái tôi gọi thất thanh: “Bố! Sang ngay… Mẹ…” Khải đã đoán ra.

Sau khi Linh mất, tôi bị ốm luôn nên đã phải nhờ con gái đưa vòng hoa đề Trần Đĩnh – Lê Đạt khóc Nguyễn Khải đến phúng. Khóc vì anh vừa làm một tổng lục soát, biết mình đã mất cái Tôi, lá cờ phướn của mỗi cá nhân bởi đã dại dột trao vào tay kẻ khác cho nó thả cửa phất bừa.

Tối 100 ngày, thấy tôi, Thuý, con gái Khải nói ngay: “Thấy bác, cháu lại nhớ bố cháu hay gọi bảo này cô Thuý, mai cô không về nấu phở thì cô chết với tôi, tôi đã mời bác Trần Đĩnh đấy!” Rồi thấp giọng: Trong các hồ sơ của bố cháu, cháu thấy một hồ sơ bố cháu đề Trần Đĩnh.

Sau đó ba anh chị em ân hận bảo tôi: Bố chúng cháu chết, chúng cháu cuống lên lo đưa bố về nên để quên sách của bác ở bệnh viện mất. Tôi an ủi: “Không sao!”

Thầm nghĩ: Cuối đời quyển sách Khải ao ước đọc thì đấy, thôi, cho nó đi với Khải.

Không biết đã đọc được dòng nào của Robert Musil chưa? Ít ra cũng có chút gì của tôi bên anh những ngày cuối cùng sống toàn trong phòng vô trùng và thở ô-xy, như vợ anh cho tôi hay. Sắp dọn hẳn vào Sài Gòn, tôi lấy lại ở Lê Đạt quyển sách này. Đạt mượn rồi giữ tới mấy năm.

Giỗ một năm bố, đón khách ở cửa thang máy, Thuý gục vào vai tôi nghẹn ngào: “Cháu nhớ bố cháu lắm… Bố cháu rất yêu bác”. Trước mặt tôi, Nguyễn Duy tế nhị quay đi.

Nghe cháu Thuý nói tôi rất cảm động. Và hơi xấu hổ. Tôi đã có chút nào đó chưa đầy đặn với Khải.

Hôm nay lúc Khải đã ra người thiên cổ, viết đến đây, đến bức thư ngày 18-7-1999 của Khải gửi tôi, tôi phải xin lỗi Khải ngay, xấu hổ mà xin lỗi Khải rằng tôi đã có lúc chờ đợi Khải, như nhiều nhà văn, nhà thơ khác, né tránh tôi. Rằng tôi cũng chưa thật tin Khải lại buồn não nề đến thế. Chưa thật tin Khải lại nhớ tôi, cần tôi chuyện trò đến thế! Tôi vẫn nghĩ Khải muốn chia sẻ với tôi chỉ là vì ái ngại cho tôi mà thôi! Không thấy Khải đã sang cùng một vòm trời với tôi.

Mới mở đầu cái thư nói trên kia, Khải đã “ông Trần Đĩnh thân thiết, tôi nhớ ông lắm đấy, ông Trần Đĩnh ạ”. Khải tự nhận xét: “Người làm sao, văn làm vậy. Tôi quen sống trong nhân nhượng, trong dàn hoà, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, nên văn cũng thế, thiếu quyết liệt, thiếu triệt để… Sống đã vậy thì mong gì viết được khác”. Bức thư viết quá ruột gan chân tình, đến nỗi từng chữ đều thở ra cái buồn. Ngay sau đó viết “tôi thèm được nói chuyện với ông lắm” và cuối thư thì cho tôi sánh cùng Hà Nội trong cái nhớ của anh: “Nhớ ông lắm ông ạ! Nhớ Hà Nội lắm!”…

Và chết rồi Khải vẫn gửi lời lại cho tôi. Qua con gái anh, Thuý. “Bố cháu yêu bác lắm!”

Năm 2013, tôi đưa các cháu con Khải thư Khải viết cho tôi trên kia, muốn các cháu giữ bút tích bổ. Thuý nói: “Bố cháu muốn hơi tay bố cháu được bác giữ mà, bác cho chúng cháu một bẳn phô-tô đã quý rồi ạ…”

Khải, cảm ơn bạn. Và hết lòng xỉn lỗi bạn, tôi chưa đầy ắp với bạn.

Không hiểu sao tôi cứ cảm thấy Sài Gòn đã có một ánh sáng nào đó rọi chiếu ra cho Khải nhận được nhiều điều hết sức Khải mong, khai sáng. Cho Khải thấy mình đã đánh mất cái tôi và phải đi tìm nó. Cho cả nước thấy, chứ đâu mình cá nhân ai, đã bị lấy mất cái tôi.

Sáng hôm báo chí đưa tín Khải chết, một cháu gái tên là Vân (nhiều phần là Thanh Vân ở một cơ quan báo điện tử – tôi đang ốm không nhớ rõ) phôn hỏi cảm tưởng về Khải. Tôi nói đôi lời. Trong quyển Thương nhớ Nguyễn Khải do chính Thuý thiết kế bìa, có một vài lời của tôi, tôi rất cảm động. Vì như quá hiểu tôi, các cháu cho nó nằm riêng ra một chỗ, ẩn cư, tách khỏi loạt bài của các nhà văn tên tuổi. Tiếc rằng các cháu nghe tôi ốm ho nói qua điện thoại nên khi viết lại đã có vài chỗ lầm – như stent thành stain, hay ghi Lê Đạt đã cùng tôi đến viếng.

Khải, cùng Canh Ngọ như tôi, tham gia chống Pháp từ năm 15, 16 tuổi, bắt đầu lớn khôn con mắt chỉ thấy có Bác Hồ và Đảng. Tôi may mắn hơn: được thấy trí thức Trung Quốc sôi sục chống đảng, được thấy dân Trung Quốc khốn khổ vì đảng. Nhưng đều là phải qua một quá trình chật vật vất bỏ đi cái bàn tay ma quái nó phù phép.

***

Còn câu chuyện này tôi để ở dưới cùng.

Khải một hôm bảo tôi từ nay, tuy yêu Cụ Hồ rất nhiều, nhưng tôi không bao giờ viết đến Cụ ở trên sách báo nữa. Tôi thấy ở câu ấy một biểu tượng li khai. Nguyên do thế này.

– Một lần nhà in nó xếp thế nào bát chữ bị xô, mẹ nó, ác thế, chữ tịch trong “Hồ Chủ tịch” của tôi lại ở vào đúng chỗ xuống dòng mà thế nào khốn nạn chưa một chữ tịt ở chỗ khác tận đâu mả mẹ nhà nó, nó lại nhảy bổ nó ngay vào đầu dòng dưới để hứng đón lấy chữ Hồ Chủ ở cuối dòng trên. Tất cả toà soạn báo, tất cả nhà in, tôi xin nói là toàn bộ công nhân viên, binh lính, sĩ quan, không sót thằng nào, con nào, toàn bộ phải tập hợp lại đứng im thin thít ở toà báo cho an ninh quân đội điều tra, vặn hỏi gần hết một ngày liền. Đứng im và câm như tội phạm. Tôi không chỉ câm mà còn tái mặt đi, nghi can chính mà, bụng cứ nghĩ chết to rồi…, thằng nào hại mình ư? Hay gián điệp thật? Còn hai đầu gối thì chốc lại đảo đồng va nhau lịch kịch. Tự nhiên thấy xương chân mình nó vang rất xa ông ạ, là xương ống mà, cộng hướng, đứa ở cạnh mình khéo nghe thấy rõ… ừ, run như chó bị mưa ấy. Có lúc nghĩ làm thằng cộng sản mà lại sợ đồng chí an ninh của mình đến thế này thì lạ quá. Nhưng rồi lại thấy mình đúng là một con chó đang run lên cầm cập. Về nhà mặt vẫn còn tái nhựt, hai cẳng thỉnh thoảng lại ôn tập bài múa run.

Kinh lịch run như chó bị mưa có góp phần thai nghén cho Nghĩ muộn Đi tìm cái tôi đã mất không? Ừ, mà có lúc nào Khải nghĩ: giá anh Ba cũng ghét sát sinh như ông Đạo trong Mùi hương thơm ở Núi Kỳ Lạ của Butler không? (Butler sang Việt Nam tặng sách này cho Dương Thu Hương “Thân tặng em Dương Thu Hương, văn em viết hay lắm”. Hương đem tặng tôi).