Tháng Hai, tương tư hoa đào

Đã lâu lắm, chúng mình không được tin tức của nhau Quỳ nhỉ. Chiến tranh cắt đứt ân tình của hai ta: thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần thương nhớ vậy.

Nhưng thương nhớ kì lạ lắm. Có những đêm không ngủ, nằm nghe tiếng mưa rơi, tôi cố nhớ lại nét mặt của người thương, mà không hiểu tại sao con mắt, miệng cười và mớ tóc xoã trên bờ vai tròn trĩnh lại lu mờ như thể chìm đắm trong khói sương. Mà trái lại có những kỉ niệm rất bé nhỏ, rất tầm thường lại hiện ra rõ rệt, không suy suyển một ly trong trí óc của người nặng nợ lưu ly, nằm buồn trong gác nhỏ ngâm câu thơ nhớ vợ:

Ủ ê nét liễu sầu tuôn gió
Thổn thức tình tơ lệ ướt đào.
Hoa tủi còn đâu duyên tác hợp,
Mây bay rồi nữa giấc chiêm bao!

Tôi nhớ những buổi tối đi trên con đường Toà án ngan ngát mùi hoa sữa, nhớ những đêm trăng hai đứa dắt nhau trên đường Giảng Võ xem chèo, những đêm mưa ngâu, thức dậy thổi một nồi cơm gạo vàng ăn với thịt con gà mái ấp. Bao trùm tất cả những niềm thương nỗi nhớ ấy, tôi nhớ nhất một đêm cuối tháng giêng, đầu hai năm ấy, hai đứa mới quen nhau, cùng ăn chung một quả vú sữa của một người bạn phương Nam gửi ra cho, rồi đánh tam cúc cho tới nửa đêm về sang.

Bây giờ, ngồi xem én nhạn bay, có lúc tôi cũng bổ một quả vú sữa ra ăn, nhưng ăn thì lại nhớ đến một đêm tháng hai đã mất “để mùa xuân kia có trở lại cũng bằng thừa”.

Yêu cái đêm tháng hai ấy không biết chừng nào, nhớ những buổi đánh tam cúc và rút bất không biết thế nào mà nói.

Lúc ấy, tết đã hết từ lâu, mọi người đã trở lại với công việc thường ngày như cũ, nhưng mùa xuân vẫn còn phơi phới trong long người khách đa cảm nhìn đâu cũng thấy diễm tình bát ngát. Vừa hôm nào đi lễ ở Đống Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng giêng đi các chùa lễ bái; rồi là chùa Trầm, rồi trẩy hội Phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Võ, rẽ vào xem rước vía ở miếu Hai Cô; vài hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem tết thần và đến đêm thì đi xem hát tuồng Tàu ở đền Bạch Mã…

Ở bất cứ hội hè nào, đàn bà con gái cũng đẹp nõn nà. Hoa rét còn đọng ở ngọn cây, ngọn cỏ. Những con mắt cười với những con mắt, những bàn tay muốn nắm lấy những bàn tay. Lòng người ấm áp muốn gửi sự ấm áp cho những người thương mến. Quái lạ, sao cùng là đất nước mà ở miền Bắc trời lành lạnh nên thơ dến thế, mà ở nhiều miền khác thì lúc ấy trời lại nóng, rôm sảy cắn nhoi nhói muốn làm cho ta cào rách thịt ra. Ăn cái gì cũng không ngon vì mệt quá. Đêm ngủ chẳng đẫy giấc vì càng uống nước đá lại càng háo trong người. Cái máy lạnh mở cho hết cỡ cũng chẳng làm thắm được tấm long yêu thương mệt nhọc. Người con gái đa tình xa nơi phần tử đêm nằm bỗng thấy buồn tê tê ở trong long vì chợt nhớ đến một câu hát cũng còn nhớ được lúc mẹ ru, khi còn bé, ở đất Bắc xa xôi:

Buồn vì một nỗi tháng hai
Đêm ngắn ngày dài, thua thiệt người ta!

Yêu quá cái đêm tháng hai ở đất Bắc; thương quá cái đêm tháng hai ở Bắc, thành ra cái gì cũng thấy qua đi nhanh quá. Ước gì năm tháng dài them ra để ngày thì đi xem hội xem hè, đêm thì cùng với những người than vui xuân với quân bài cao thấp.

Hỡi những người mày móc, đừng có bảo những đồng bào ấy là những người hưởng lạc. Bị kẹt trong một cái thế hết xâm lăng nọ đến quân cướp nước kia, với những tài nguyên chưa có bao giờ khai thác, họ, những người phương Bắc, phải chiến đầu không ngừng, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm để sống, nhưng họ không vì thế mà phải chạy ngược chạy xuôi, phờ râu trớn mắt để đánh vật với đồng tiền. Họ làm việc bằng chân tay, bằng trí óc để chống lại thiên nhiên, để duy trì sự sống, để vươn lên mãi, vươn lên mãi, nhưng lúc nào cần nghỉ ngơi, họ biết nghỉ ngơi, khi nào cần phải chắt chiu cái nội tâm họ biết chắt chiu cái nội tâm, khi nào cần phải sống đẹp, sống cho đúng ý nghĩa của sự sống thì họ sống đẹp, sống cho ra sống. Vì thế cứ làm việc nhưng suốt một tháng giêng họ vẫn cứ vui xuân. Tuy vậy, vẫn chưa đủ, những ngày vui còn kéo dài ra tận tháng hai mà người ta vẫn cứ tiếc sao những đêm tháng hai ngắn quá…

Lúc ấy cá thú ăn bánh chưng rán với cá kho không còn nữa mà mứt sen, mứt gừng, mứt bí cũng như bánh Xuân Cầu cũng không còn. Những đánh tam cúc, rút bấc đến nửa đêm, đất nước than yêu lại mang đến cho ta một cái thú tuyệt kỳ thanh cao, tuyệt kỳ trang nhã.

Bàn tam cúc vừa giải tán thì đồng hồ điểm mười hai giờ. Cái đêm tháng hai ở Hà Nôi kỳ ảo lắm. Có khi còn mưa phùn, có khi có gió thổi se se trên lộc đào, nhánh mai, nhưng bao giờ cũng vẫn còn hơi rét. Thành phố im lặng, ngồi trong nhà mà nghe thấy từng cái lá rụng ngoài vườn. Anh em bè bạn lần lượt ra về thong thả. Trẻ ở nhà trong cũng ngủ yên. Hai vợ chồng nhìn nhau không nói, nhưng cảm thấy mình như là tiên sống cách biệt cõi trần, lấy cái ấm “cò bay” bằng đồng bạch ra dun nước rồi cầm cái khăn đỏ lau lại bộ đồ trà, pha một ấm trà ướp thuỷ tiên mời nhau uống, trịnh trọng như hai tân khách.

Các cụ sành trà thường bảo muốn thưởng thức trà tuyệt kỹ thì phải là cái thứ trà mộc không ướp hoa gì, nhưng mình có phải là tay sành đâu mà phải theo khuôn sáo ấy! Chỉ biết là vợ con ở trong nhà, học đòi các cụ gọt thuỷ tiên, còn thừa thì đem trồng trong cát, chơi hoa đến hết ngày rằm, đem cắt những bong hoa hãy còn tươi ướp trà Tàu rồi sấy cất đi để dành, lúc phởn phơ trong bụng thì lấy ra pha uống, thế thôi.

Ôi chao, cần gì phải trà mộc, cần gì phải nước giếng thanh tân, cứ cầm cái chén quân đưa lên môi và nghĩ rằng hoa thuỷ tiên là do vợ mình gọt, trà thuỷ tiân này là do vợ mình ướp, ấm trà này là do vợ mình pha thì cũng đã thấy ngào ngạt hương tình trong khắp cả cái đêm xuân tĩnh mịch này rồi!

Trầm ở trong chiếc lư đồng vừa lúc đó lụi dần, toả ra một mùi thơm nhẹ hoà lẫn với hương trà làm cho cả hai vợ chồng cùng bâng khuâng…Gió lay động cánh màn nơi cửa sổ. Người vợ xoã tóc, đi lại nằm dài trên nệm trắng, mở mắt trong bong tối nhìn mây bay và nghe thấy hình như ở xa xa có tiếng nhạc trừ trên trời rơi xuống.

Khẽ quay mình lại với vợ để cho ấm áp hơn, người chồng hỏi:

– Này mình, có phải mùa này là mùa đào bói quả không?

– Sao tự nhiên anh hỏi vậy?

Người chồng lặng im một lát không nói gì. Ba phút sau, nghe hơi thở biết là vợ đã ngủ rồi, y nằm yên nhắm mắt va tiếp tục nối lại giấc mộng vừa qua: giấc mộng hoa đào, nước suối.

Ờ phải, chính vào cữ này là cữ đào bói quả đây. Người đàn ông lạc phách trở lại với gia đình, đêm tháng hai năm ấy, nằm bên người vợ thương bé nhỏ, mơ màng thấy mở cửa động Thiên Thai. Cách đây đã lâu rồi; cũng vào cữ tháng hai như thế này, y đã lạc bước vào một thứ Thiên Thai nơi trần thế rực rỡ hoa đào, mông mênh nước suối ở vùng biên thuỳ Bắc Việt.

Chính vào khoảng tháng hai này đây, có một buổi sang y đã cưỡi con ngựa thồ đi nhởn nha một mình nhìn lên chin mươi chin ngọn Thập Vạn Đại Sơn. Đến cái đoạn một trong chin mươi chin ngọ ấy gác sang đất nước Việt Nam, quả là đã có một lúc y tưởng là Thiên Thai thực, vì rừng đào bát ngát ngút ngàn, trời đất êm ru, mà ngửng mặt lên trời thì nghe như có tiếng tiêu tiếng địch. Con ngựa thồ đi khẽ từng bước một. Hàng nửa ngày đường mới thấy ở tít tắp đằng xa có mấy cô sơn nữ mặc váy thuỷ ba, bịt khăn trắng ven đầu đi đu đưa ven suối.

Nước suối trong văn vắt, bong các cô sơn nữ chiếu xuống nước làm cho một người hoá hai, y như thể các cô tiên đi hái hoa trong vườn của nhà trời mà ta vẫn thấy trong các truyện thần tiên khi còn nhỏ.

Người Thổ trồng đào nhiều. Người ta đã thấy có những gốc đào cổ thụ đến hai ba người ôm mới xuể. Du khách đi Lao Cai, đến Sa Pa, cũng qua một rừng đào đẹp không kém đào ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sang hẳn ra. Nhìn lên không có một đám mấy. Trời nắng ấm, trông cứ y như là ngọc lưu ly vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống, làm rung động những cành cây, Hoa đạo rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.

Vừa lúc đó, có ba cô nàng cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trơì cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên trên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp hoạ “trần hoa cái”, hoặc “trần đường triện”, trông y như thể là ba cô tiên nữ.

Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ất, tôi vẫn còn thấy đời ngọt ngào như có vị đường và tưởng như không bao giờ có thể quên được hương thơm quyến rũ của trời nước, của hoa đào, của da thịt những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu being biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn san dã hoa đào.

Du khách, dù là hoạt động đến đâu, những lúc ấy cũng cảm thấy se sắt trong long mà chán ngán cái đời sống phồn hoa hệ luỵ. Buộc con ngựa thồ dưới gốc cây, anh nằm trên thảm cỏ, he hé con mắt nhìn những cánh hoa dào rơi lả tả ở quanh mình và nghe tiếng suối nước ở xa xa thì thầm thủ thỉ như ca lời ca ân ái: “Anh ơi đừng về nữa, ở lại đây anh, ở lại đây anh”.

Tiếng suối vọng vào khe núi, nùi thì thầm cùng mây, mây tâm tình với gió và gió chạy trong rừng đào, nhắc lại: “Ở đây anh, ở lại đây anh”.

Chính giữa lúc đó, có một trái đào rơi xuống trên nệm cỏ. Cầm trên tay, du khách thoáng thấy một niềm e ngại, sợ cầm mạnh thì làm mất mát cái đẹp của đào đi.

Trên khắp mình đào ưng ửng hồng, có những sợi long tơ óng ánh như long tơ trên mặt cô gái dậy thì. Cứ cầm ở tay chơi, đã thấy ngan ngát thơm rồi; nhưng nếu anh đưa lên miệng cắn một miếng thì anh sẽ giựt mình cái thơm của đào không có thứ trái cây gì sánh kịp, mà có cắn một miếng như thế anh mới lại càng thấy trái đào hé mở đẹp không biết bao nhiêu. Trong ruột đào, bật lên một màu hồng có những chỉ đỏ cánh sen ôm lấy một cái hột đỏ cùng màu, nhưng sẫm hơn một chút, ướt hơn một chút. Gớm cho nhà văn nào đã lấy hai chữ “nhuỵ đỏ” để nói lên tấm long nàng con gái tuyết trinh buồn về nỗi không đem bẻ cho người tình chung ngày trước!…

Ở miền Nam nước Việt, sang tháng hai ta có không biết bao nhiêu thứ trái cây: nào mận, nào xoài, nào cam, nào quýt, nào vú sữa…thứ nào cũng ngon, thứ nào cũng quý, nhưng tại sao tôi vẫn cứ mơ ước những trái đào Thổ ở Cao Bằng, Lao Cai, Sa Pa hay ở biên thuỳ giáp Vân Nam, nhìn sang ngọn Tây Phàn? Tôi nhớ những buổi trưa trong sang cùng nằm trên cỏ với những cô nàng người Thổ, bỏ một hào bạc ra ăn cả một vườn đào, muốn hái bao nhiêu tuỳ ý, ăn jỳ chán thì thôi, y như là ta ăn măng, ăn sầu riêng ở miệt vườn Lái Thiêu, hay cam hoặc bưởi ở bên kia song Tam Hiệp. Ăn như thế mới đã đời!

Vừa ăn, vừa nhớ đến những câu chuyện cũ nói về những con chim ăn đào tự bên Tàu rồi tha hột về đánh rơi ở trên miệt núi biên thuỳ, đâm chồi, mọc cây, sống cả hang thế kỳ, đem lại cho ta những quả đào sơn dã đỏ tía như đào tiên mà Đông Phương Sóc ăn trộm trong vườn đào bà Tây Vương Mẫu, hoặc những chuyện ma xó canh vườn đào, ai ăn trộm một trái thì đếm một, ăn hai trái thì đếm hai…,anh cảm thấy anh sống một cuộc đời huyền thoại mà mắt cô gái Thổ là suối, tóc cô gái Thổ là cầu để cho anh đi đến bến yêu thương.

Anh mơ về một ngày xa xưa đã từng phiêu bạt đến một “bản” Thổ ở Lao Cai với một gia đình Thổi, ngày ngày trông sang Hồ Kiều, tưởng tượng đến sự tốt tươi của trai gái đùa cười trong nắng lung linh như ngọc.

Từ năm giờ chiều, tuyết phủ các thôn xóm ngút ngàn. Ngồi nhìn ra chung quanh, anh cảm thấy đắm chìm trong một sa mạc lạnh tê, trắng xoá, vừa nên thơ, vừa ghê rợn vì thỉnh thoảng lại nghe thấy một con chim kêu quái gở hay tiếng của một đoàn sơn cầu nhìn lên mặt trăng buồn hiu hiu mà tru lên. Anh sởn da gà, nhưng trong long thì cảm thấy như nóng lắm. Lúc ấy mà bước xuống thang, ra vường hái lấy một hai quả tuyết lê ăn, anh thấy tỉnh táo một cách lạ kỳ và đồng thời mang máng thấy rằng sống ở đất Bắc vào cái cữ giêng hai sướng quá, sướng không chịu nổi. Cây lê có tuyết phủ trông như vẽ ở trong một bức tranh một xứ lạnh Âu châu.

Trái lê cũng thế: đúng là một trái cây bằng thuỷ tinh. Anh cầm trái lê, khẽ gõ vào chân thang, băng tuyết phủ ở bên ngoài rụng xuống. Lấy dao bổ ra, thưởng thức từng miếng nhỏ, tôi đố có thứ trái cây ướp lạnh nào ngọt xớt, dịu hiền và thơn ngát thơn ngào như thế đấy! Anh không cần nhai, cứ đè lưỡi xuống miêng lê thì nó đã tan ra từ lúc nào rồi.

Móc coọc, cũng thuộc loại này và cũng sản xuất vào tháng này, cũng ve vuốt khẩu cái của người ăn như thế, nhưng hơi cúng mình một chút. Tuy nhiên, yêu quá là yêu, nên ăn thế nào cũng cứ thấy ngon vì cái ngon lành của mỗi thứ có tính cách riêng biệt cũng như mỗi dây trong chiếc tì bà reo lên một thứ tiếng tơ đồng khác nhau.

Có phải là tại mình thương yêu phần tử nên yêu luôn từ bong hoa mà yêu xuống đến trái cây, yêu từ cái lá hoè lăn tăn mà yêu lan sang chum hoa mộc? Hay là quả thật, như nhiểu người vẫn nói, trái bí ở đây to mà kém ngon, con gà lớn mà kém ngọt, trái đu đủ bự mà kém thơm? Tôi cũng đã ăn phật thủ ở đây rồi, nhưng cứ nói thực không việc gì dối trá, sao trái phật thủ Bắc bầy trên bàn thờ ông bà ngày tết, đến tháng hai bổ ra vẫn có cái hương vị khác trái phật thủ ở đây?

Tháng hai của Bắc Việt xa xưa ơi, yêu tháng hai quá và nhớ tháng hai nhiều lúc đến biếng cười biếng nói.

Biết đến bao giờ người lữ khách mới lại được thấy lại cái tháng hai ngày xưa của nẻo Bắc cách mấy mươi trùng thương nhớ?

Những say tỉnh: Bắc Kinh mưa gió,
Vẫn mơ màng: phòng cũ chiếu chăn,
Gối sầu cách áng mây Tần
Băn khoăn tay áo, chân quần ở đây,
Án nọ đỡ ngang mày sớm tối
Nay tháng ngày no đói với ai?
Gió thu một tiếng bên tai,
Thuần lư chợt nhớ đến mùi Giang Nam!

Thấy gió thu, Trương Hán đương làm quan tại triều nhớ đến rau rút, cá mè ở quê hương. Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai trở về, cũng động long nhớ tiếc không biết bao nhiêu khuôn mặt, không biết bao nhiêu miếng ăn ngon, không biết bao nhiêu tình thương yêu đã mất. Nhớ từ những con đường mưa bay riêu riêu cùng vợ đi nhởn nha ven hồ Bảy Mẫu, nhớ những đêm trèo lên ngọn đồi trê đường về Pháp Vân hái một trái cam vừa ăn vừa nghe tiếng trống chèo ở xa xa vọng về mà nhớ lại.

Nhớ quá chững là nhớ, thương không biết ngần nào là thương. Thương nhất là người vợ nhỏ bé yêu chồng, mùa nào thức nấy, không bao giờ đợi cho chồng phải nói lên sự ước mơ. Này mình, em đố vào tháng hai này, xứ sở mình còn có gì đặc biệt nữa nào? Người chồng chịu, không biết trả lời sao. Nhưng đố ai nói lên được cái thú vui thầm lặng trong óc chồng, hôm sau, khi đi lên Nghi Tàm mua một cây thế về trồng trong cái chậu Giang Tây, bỗng thấy ở trên bàn một mâm đầy tú hụ hành, thía là, thơm, mùi, ngổ … xanh rờn giữa mấy đĩa bún trắng tinh.

À đúng rồi, cá anh vũ mùa này béo, ăn chả cá thì tuyệt trần đời.

Người vợ vừa đích thân ngồi quạt chả ở ngoài sân vừa nói chuyện với chồng đương nhắm nhót một ly rượu sen Tây Hồ:

– Đây, cá anh vũ Việt Trì đây. Chả cá phải ăn cá này mới được.

Tại sao ăn chả cá lại phải có cá anh vũ? Mà hà cớ gì cá anh vũ lại phải là cá ở Việt Trì mới ngon?

Người chồng không cần biết gì lôi thôi, chí có tháng hai ăn cá anh vũ nướng chả thì ngon thực. Nếu muốn đổi món, cá anh vũ làm gỏi cũng ngon lạ ngon lung nhưng người vợ biết ý chồng, mua cá anh vũ nấu cháo ám thì người chồng thấy hợp giọng hơn nhiều lắm. Xắn một miếng cá, chấm nước mắm ngon có vắt chanh, bỏ ớt, và quậy mấy cây tăm cà cuống nguyên chất tự tay mình lấy ở trong bọng cà cuống ra, ăn với cháo có hành cuộn lại, có rau cần điểm một ít thìa là ngọt cứ lừ đi, quỷ thần không hưởng thì thôi chớ đã hưởng một chén chắc chắn cũng phải đòi ăn chén nữa.

Đêm tháng hai ở Hà Nội ngày trước, hầu hết các nhà đều đóng cửa từ lúc bảy tám giờ chiều. Thật đúng là người ta không biết lăn xả vào cuộc sống để làm tiền, để hưởng vội lấy những thú vui bợm bãi trên chiếu bạc hay trong những cái “sô” đầy long rậm lá, hoặc để ăn những bữa cơm đắt tiền bằng cả gia tài của một người trung lưu rồi hút, rồi chích, rồi đánh đập như những kẻ thất phu tàn bạo…Nhưng để đền bù lại, họ có cái thú trầm lặng, vui cái vui của gia đình thê tử, uống chén nước trà mạn sen với an hem và góp vài hội tổ tôm hay rút bất, đánh tam cúc lấy vui trong bầu không khí than yêu, cởi mở, với họ hang bè bạn.

Ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng. Không lo tiền, không lập mưu thiết kế, không oán ức, ăn rau rút muối mè, cũng thấy ngon. Thỉnh thoảng, một người bạn mới đi chơi về lại gửi cho một vài mớ rau sắng, đem nấu suông, hay gia them một bánh trứng cáy vào cho đậm, vợ chồng ngồi thưởng thức cảm thấy có một phần ngon hơn ăn yến.

Trời thương, các con chúng cũng ngoan. Tiền không có nhiều, nhưng cũng tạm gọi là có căn có bản. Cả năm làm ăn vất vả, chẳng có lúc nào được rỗi rãi thực tình, sống lại những buổi đầu lưu luyến, anh ạ, hay hôm nào chúng mình đi chùa Hương đi? Tháng giêng vừa đây, đã đi chùa Trầm rồi, sớm đi chiều về, mệt lắm. Nếu đi chùa Hương, ta phải đi hai ba ngày cho thong thả chớ không đi như năm ngoái, đi sang hôm trước, chiều hôm sau đã về, lễ Phật không được đầy đủ, nói gì đến chuyện thưởng thức bầu trời cảnh bụt của đệ nhất động Nam Thiên?

Hai mươi mấy năm đã qua đi từ bữa trẩy hội chùa lần trot ấy, nhưng long nào mà quên được cái buổi chiều giữa tháng hai năm đó, chúng ta cùng ngồi ở trên con đò xuôi bến Đục ngắm những con cốc bói cá trên dòng nước trong văn vắt. Kỳ lạ thay là cái Hương Sơn! Bây giờ, có những đêm nằm thao thức không ngủ được, chợt nhớ đến cái cảnh trập trùng non non, nước nước, mây mây đó, tôi cảm thấy quả là trong suốt một đời tôi chưa từng được gặp một sơn thanh thuỷ tú nào như thế: đẹp từ cái khe núi, gốc cây, đẹp từ cái ghềnh núi, bụi lau, đẹp từ con chim, ngọn cỏ.

Nhưng bao trùm lên hết, bất cứ cái gì cũng có một tâm hồn, cái gì cũng tiềm tàng một kỳ bí thiêng liêng làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy lòng dịu hiền đi, như sợ một cái gì từ bi lắm, như muốn trút bỏ hết sự đời, như muốn sống cách gì cho thực từ ái, thực nhân đức, thực vị tha để chuộc lại những tội lỗi mình đã phạm.

Từ chùa Trong ra chùa Ngoài, từ đỉnh núi xuống doành khơi, từ con chim mổ kiến gõ mỏ vào cây kêu cốc cốc đến con vượn ru con như đọc kinh ở khe suối đầu ghềnh, anh cũng thấy đều như miệng cái đạo Phật rất màu mặc dù từ trước đến khi đó không hề tin tưởng nơi trời, Phật, anh cũng thấy cần phải cúi đầu trước khói nhang thắp lung linh khắp các bàn thờ, trong khắp các động và lầm thầm khấn vái đức Phật từ bi cứu vớt chúng sinh chìm đắm trong ta bà thế giới.

Căng thẳng một niềm tin tưởng, cả hai vợ chồng chèo hết núi này sang động nọ, đi hết suối này đến chùa kia, gần một ngày trời không biết mỏi, gặp gì ăn nấy mà thấy cứ ngon.

Ấy là bởi vì long nhẹ thêng thang, quên hẳn tục luỵ để lại từ bên Đục. Người vợ thức cả đêm ở chùa Ngoài để lễ rồi lại đi hang nửa ngày đường trên vách núi cheo leo mà hình như đẹp them ra: lạ thật. Nếu có lúc nào thấy mỏi, ô hay, không hiểu tại sao chỉ vào một cái cầu, uống một chén nước lão mai lại thấy khoẻ ngay, còn cơm ăn ở một cái quán trên đỉnh cao thổi bằng gạo đỏ với một miếng cá kho tương và một bát canh cà chua nấu với đậu phụ rán vàng, tại sao lại ngon lạ ngon lung thế nhỉ! Có lẽ vợ chồng từ khi ăn ở với nhau chưa bao giờ được ăn một bữa cơm kì diệu, mê ly đến thế!

Nâng một chén nước lên miệng uống, rồi nhìn xuống chân núi, bao nhiêu ruộng rẫy bé như thể là bàn tay trẻ con, người đi kẻ lại nhỏ như con ong cái kiến. Mình tự nhiên cảm thấy như đứng sát với trời và nghe rõ rang hơi thở của vũ trụ bao la, của từng vì tinh tú. Xa xa, một đàn vượn chuyển cành nọ sang cành kia. Rừng mai, rừng mận nở trắng xoá cá những đồi núi chung quanh, y như thể một bức tranh tàu chấm phá. Có tiếng chim kêu trong bụi: người bản Thổ bảo đó là tiếng từ quy.

Người vợ ngần ngại không muốn đứng lên. Cảnh đẹp muốn lưu khách lại. Nhưng từ dưới chân núi, một đoàn người mặc quần áo đủ màu xanh đỏ đã cuồn cuộn tiến lên như một đoàn du già nối đuôi nhau để llặn ngòi noi nước lên cho kì được đến cửa trời.

Hai vợ chồng chống hai chiếc gậy lụi nhập đoàn đi vào “Hang Mới”, và cùng hoà tiếng “nam mô” với mọi người trong khi nhẹ bước trèo hang ngàn vạn động đá và chui qua hết động nọ đến hang kia.

Nam mô a di đà Phật!
Nam bô cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát!

Tiếng nam bô làm chuyển động cả không khí vang lên đến khe núi, đồi cây dội xuống rừng mai, đồng lúa rồi phản ứng lên trên trời để trời chả lại tiếng vang cho lá cây nước suối.

Ở đỉnh núi đằng kia, sương bốc lên mù mù như khói. Một tiếng gà rừng. Tất cả vũ trụ chỉ là một giấc mơ – nam bô a di đã Phật.

Em ơi, cứ niệm nam bô như thế, ở bên em anh không thấy mệt. Ta ngày chèo núi mà long nhẹ lâng lâng – đã đành là tại trời phật độ trì, nhưng cũng có lẽ tại anh tin tưởng – tin tưởng rằng những lời khấn khứa của em ở trong các động các hang, được Phật, trời chứng dám. Em khấn trời khấn Phật cho vợ chồng ta được sống với nhau đến bạc đầu, dù đói khổ thế nào cũng cam. Anh tin rằng niệm nam bô đi hết hang này động nọ không thấm mệt thì khấn trời khấn Phật cho vợ chồng được sống bên nhau cũng được Phật trời chứng dám … Ngờ đâu, chiến tranh lại làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu lứa đôi chia lìa, bao nhiêu lệ rơi máu chảy, làm cho người xa nhà thui mất cả hy vọng được trở về nơi cố lý, uống lại chén trà thuỷ tiên, nhìn những người than mến cũ và ngâm với người thương khúc bạc ai!

Nam bô a di đà Phật!
Nam bô Quan thái âm Bồ tát!

Ước gì cứ niệm như thế mà được trời Phật chứng dám thực, thì mình cứ niệm không ngừng để trả cho sạch nợ lưu ly, trở về phần tử một ngày – một ngày thôi cũng được – để kể lại tình tương tư với người yêu bé nhỏ, uống một chén rượu Tây Hồ với miếng cá anh vũ nướng vàng và nằm trong rừng đào Thổ biên thuỳ nghe hoa đào rụng lả tả xuống vai các cô nàng cưỡi ngựa thồ in bong lung linh xuống dòng suối trong như lọc.