Chương 27

– Piotr Petrovich! – bà kêu lên, – ít nhất cũng có ông bênh vực chúng tôi! Xin ông nói cho con mẹ ngu đần kia biết rằng nó không được ăn nói như vậy với một người quý phái gặp lúc sa cơ, pháp luật không cho phép như vậy… tôi sẽ kêu lên tận quan Tổng trấn tư lệnh… Mụ sẽ phải chịu trách nhiệm… Xin ông hãy nhớ đến sự tiếp đãi của cha tôi, xin ông che chở lũ trẻ côi cút.

– Xin lỗi bà… Xin lỗi, xin lỗi bà, – Piotr Petrovich xoa tay gạt đi, – bà cũng biết thừa rằng tôi không hề có cái hân hạnh được quen biết cụ nhà… xin lỗi bà! (có tiếng ai cười phá lên) còn như những chuyện cãi cọ liên miên giữa bà với bà Amalya Ivanovna thì tôi không có ý định cany dự vào… Tôi chỉ vì có việc cần… muốn thưa chuyện nga với con ghẻ của bà, cô Sofia… Ivanovna thì phải? Cho phép tôi vào…

Đoạn Piotr Petrovich vòng qua một bên Katerina Ivanovna, bước về phía Sonya đang đứng ở góc đối diện.

Bà Katerina Ivanovna đứng sững ra ở chỗ cũ, như bị sét đánh. Bà không hiểu nổi làm sao Piotr Petrovich lại phủ nhận sự tiếp đãi của cha bà. Sau khi bịa ra cái chuyện tiếp đãi ấy, chính bà cũng tin chắc rằng đó là một chuyện có thật, như tin một điều gì thiêng liêng. Cái giọng khô khan, có vẻ sự vụ, thậm chí lại đầy ý hăm doạ và khinh bỉ, cũng khiến bà choáng người đi. Và không hiểu sao ai nấy đều dần dần im lặng khi ông ta xuất hiện. Cái vẻ “chững chạc và trang nghiêm” của ông ta quá lạc điệu trong đám khách khứa nầy đã đành, nhưng ngoài ra còn có thể thấy rằng ông ta đến đây đã có một việc gì quan trọng lắm, chắc hẳn phải có một lý do gì khác thường mới có thể đưa ông ta quá bộ đến đây cho nên mọi người đều chắc mẩm rằng ngay bây giờ sẽ có một biến cố gì xảy ra. Raxkonikov, bấy giờ đang đứng cạnh Sonya, né sang một bên để nhường lối cho ông ta vào; Piotr Petrovich hình như không trông thấy chàng. Một phút sau Lebeziatnikov cũng hiện ra ở ngưỡng cửa; ông ta không vào phòng, chỉ đứng nhìn, vẻ tò mò đặc biệt, gần như ngạc nhiên; ông ta lắng tai nghe, nhưng hình như hồi lâu có điều gì không hiểu ra được.

– Xin lỗi các ngài, hình như tôi đến làm phiền các ngài, nhưng việc nầy khá quan trọng, – Piotr Petrovich nói trống không giữa đám khách; – tôi còn lấy làm mừng rằng ở đây có đông người chứng kiến. Thưa bà Amalya Ivanovna, tôi xin bà lấy tư cách chủ nhà mà chú ý đến những điều tôi sắp nói với cô Sofia Ivanovna đây. Cô Sofia Ivanovna, – ông ta quay sang nói với Sonya đang hết sức ngạc nhiên và chưa chi đã hoảng sợ – ngay sau khi cô rời khỏi căn phòng tôi ở với ông bạn tôi là Andrey Xemionovich Lebeziatnikov trên bàn tôi thấy mất một tờ ngân phiếu quốc gia trị giá một trăm rúp. Nếu cô có cách nào biết được và nói rõ cho tôi biết hiện nó ở đâu, thì tôi xin lấy danh dự mà cam đoan trước tất cả các nhân chứng ở đây rằng việc nầy sẽ không có hậu quả gì. Bằng không, tôi buộc lòng phải dùng đến những biện pháp rất cương quyết, và đến lúc ấy cô chỉ nên tự trách mình mà thôi…

Trong phòng im phăng phắc. Ngay cả mấy đứa trẻ đang khóc cũng nín bặt. Sonya mặt tái mét đứng im nhìn Lugin, không biết trả lời ra sao cả. Nàng có vẻ như vẫn chưa hiểu ra. Mấy giây rồi qua.

– Nào, cô định thế nào? – Lugin hỏi, mắt nhìn Sonya trừng trừng.

– Tôi không biết… Tôi không biết gì cả… – mãi hồi lâu Sonya mới nói, giọng yếu ớt.

– Không biết? Cô không biết ư? – Lugin hỏi lại và im lặng một lát nữa – Xin cô nghĩ cho chín, cô ạ, – Ông ta nói, giọng nghiêm khắc, nhưng vẫn như khuyên nhủ, – Cô nghĩ kỹ đi, tôi thuận để cho cô suy nghĩ thêm một lát. Xin cô thấy cho rằng nếu không biết chắc, dĩ nhiên một người có kinh nghiệm như tôi không đời nào lại liều lĩnh đi buộc tội thẳng cho cô như vậy; vì nếu buộc tội trực tiếp, bằng phát ngôn, nhưng lại phát ngôn sai, hay chỉ nhầm thôi cũng thế, thì về một phương diện nào đó chính tôi phải chịu trách nhiệm sau nầy. Tôi biết như thế lắm. Sáng nay vì có việc cần tôi đã đem đổi một số ngân phiếu tín dụng trị giá cả thảy gần ba nghìn rúp. Trong ví tôi còn ghi rõ số tiền đó. Khi về nhà – Có ông Anđey Xemionovich chứng thực việc nầy, – tôi đem tiền ra đếm, và đếm được hai nghìn ba trăm rúp, tôi bỏ số tiền đó vào ví, rồi đút ví vào túi áo trong. Trên bàn còn lại chừng năm trăm rúp tiền giấy, trong số đó có ba tờ bạc một trăm rúp. Ngay lúc ấy cô đến (do chính tôi mời) – và suốt thời gian sau cô có vẻ hết sức bối rối, đến nỗi trong khi đang nói chuyện, không hiểu tại sao cô đã ba lần đứng dậy hấp tấp định bỏ đi, tuy câu chuyện chưa nói hết. Andrey Xemionovich có thể chứng thực những điều đó. chắc chính cô cũng sẵn lòng xác nhận trước mặt mọi người rằng sở dĩ tôi nhờ ông Andrey Xemionovich mời cô vào chỉ là đề bàn với có về tình cảnh goá bụa bơ vơ của mẹ kế cô là bà Katerina Ivanovna (vì tôi không đến dự lễ tang được), và bàn cách tổ chức lạc quyên, xổ số hay làm một việc gì tương tự để giúp đỡ bà ta. Cô có cảm ơn tôi và thậm chí còn ứa nước mắt ra nữa (tôi kể hết ra như vậy, trước hết là để cô nhớ lại, sau nữa là để cô thấy rằng những chi tiết dù nhỏ nhất cũng không bị xoá mờ trong trí nhớ của tôi). Sau đó tôi lấy một tờ giấy bạc mười rúp ở trên bàn đưa biếu cô nhân danh cá nhân tôi, gọi là tạm giúp đỡ mẹ cô lần đầu. Tất cả những việc đó Andrey Xemionovich đều có trông thấy. Sau đó tôi tiễn cô ra cửa, – trong khi cô vẫn luống cuống như trước, – rồi ngồi lại một mình với Andrey Xemionovich nói chuyện trong khoảng mười phút, đoạn sau khi Andrey Xemionovich ra ngoài, tôi lại ngồi vào bàn đếm nốt chỗ số tiền còn lại mà tôi đã định cất riêng ra. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy thiếu một tờ giấy bạc một trăm rúp. Cô thứ nghĩ mà xem: Andrey Xemionovich thì tôi không thể nào nghi ngờ được, ngay chỉ giả thiết như vậy thôi tôi cùng đã lấy làm xấu hổ rồi. Tôi cũng không thể nào đếm nhầm được, vì một phút trước khi cô vào tôi đã tính toán xong xuôi và thấy tổng số tiền chúng như đã tính. Xin cô nhận cho rằng, khi nhớ lại cái vẻ luống cuống, vội vàng muốn bỏ đi của cô, nhớ lại rằng cô đã để hai tay lên bàn một lát, và cuối cùng xét đến hoàn cảnh xã hội của cô và những thói quen gắn liền với hoàn cảnh đó, tôi đã kinh hãi – Có thể nói như vậy – và thậm chí đã phải bất đắc dĩ, buộc lòng đi đến một mối nghi ngờ tuy có tàn nhẫn thật, nhưng đúng đắn! Xin nói thêm và nhắc lại rằng tuy tôi có đủ căn cứ hiển nhiên để tin chắc điều đó, tôi cũng hiểu rằng trong khi buộc tội như thế nầy vẫn có điều nguy hiểm cho tôi Nhưng cô cũng thấy đã tôi đã không trù trừ, tôi rất phẫn uất, và xin nói rõ là vì sao: thưa cô chỉ vì sự vong ân hết sức bỉ ổi của cô! Thật là quái gở! Chính tôi mời cô đến để bàn cách giúp đỡ người mẹ kế khốn khổ của cô, tôi đã chắt bóp tiền riêng của tôi ra để biếu cô mười rúp, thế mà cô đền đáp lại ngay tức khắc bằng một hành động như vậy! Không được, như thế không tốt một chút nào. Cô thử nghĩ mà xem; hơn nữa, với tư cách một người bạn, (vì giờ phút nầy cô không còn có thể có một người bạn nào tốt hơn tôi nữa) tôi xin cô phản tỉnh! Bằng không, tôi quyết không dung tha! Thế nào?

– Tôi không lấy gì của ông cả, – Sonya hoảng hốt trả lời, – Ông có cho tôi mười rúp, đây xin ông lấy lại. – Sonya rút trong túi ra một chiếc khăn tay, tìm núi thắt mở ra, rút tờ giấy bạc mười rúp và chìa ra cho Lugin.

– Còn một trăm rúp nữa, cô không thú nhận – Lugin nói giọng trách móc và cương quyết, không cầm tờ giấy bạc.

Sonya thảng thốt nhìn quanh. Mọi người đều nhìn nàng với những bộ mặt dữ tợn, nghiêm khắc, ngạo nghễ, thù hằn. Nàng nhìn Raxkonikov… chàng đứng sát tường, tay khoanh trước ngực, và đang nhìn nàng với đôi mắt nẩy lửa.

– Trời ơi! – Sonya buột mồm kêu lên.

– Thưa bà Amalya Ivanovna, bây giờ cần phải báo sở cảnh sát, cho nên rất mong bà cho gọi người gác cổng đến đây, – Lugin nói khẽ, giọng lại còn có vẻ mơn trớn dịu dàng nữa.

– Gott der barmherzigel1. Tôi tã piết tó là con an káp mà? – Amalya Ivanovna vỗ tay đánh đét một cái.

– Bà biết thế ư? – Lugin tiếp lời, – thế thì chắc trước đây ít ra bà đã có một số căn cứ nào đấy để kết luận như vậy. Thưa bà Amalya Ivanovna rất kính mến, xin bà nhớ cho những lời bà vừa nói trước mặt đông đủ nhân chứng.

Xung quanh bỗng bàn tán xôn xao lên cả một lượt. Mọi người đều nhớn nhác.

– Sa – ao – ao? – Katerina bỗng như bừng tỉnh, quát lớn, và như một cái lò xo bật tung lên, bà chồm về phía Lugin, – Sao? Ông buộc cho nó cái tội ăn cắp à? Sonya ấy à? Chao ôi, quân hèn mạt, quân hèn mạt! – Và lao vào Sonya, bà ôm chầm lấy nàng trong đôi tay khô đét vững như hai gọng kìm.

– Sonya! Sao con dám cầm của hắn mười rúp! Con ngốc quá đi mất? Đưa đây! Đưa ngay mười rúp ấy đây – nầy.

Và giật tờ giấy bạc trong tay Sonya, Katerina Ivanovna lấy hai tay vò nát ra rồi ném thẳng vào mặt Lugin. Nhúm giấy trúng vào mặt ông ta và nấy xuống sàn. Amalya Ivanovna vội chạy đến nhặt.

Piotr Petrovich nổi giận.

– Giữ con mẹ điên kia lại! – Ông quát.

Lúc bấy giờ bên cạnh Lebeziatnikov còn có mấy người nữa đứng ở ngưỡng cửa nhìn vào, trong số đó có cả hai mẹ con người đàn bà mới đến Petersburg.

– Sao? Điên à? Mày bảo ta điên ấy à? Đồ ngu – u – u! – Katerina Ivanovna rít lên the thế. – Chính mày mới là đồ ngu, cái quân cạo giấy ở toà án kia, đồ hèn mạt! Sonya, Sonya mà lại đi lấy tiền của hắn? Sonya mà lại đi ăn cắp? Nó còn bố thí cho mày nữa ấy, đồ ngu! – Và Katerina Ivanovna cất tiếng cười điên dại – Các ông các bà có trông thấy thằng ngu kia không? – bà chạy nhớn nhác bên nầy bên kia, chỉ Lugin cho mọi người xem. – Thế nào! – Cả mày nữa ư? – Bà trông thấy bà chủ nhà, – Cả mày cũng xác nhận là nó ăn cắp hẳn, con mẹ súc sinh Phổ-lỗ-sĩ kia, đồ cẳng gà mặc váy xòe! Chà, bọn chúng mày, bọn chúng mày? Nhưng nó có bước ra khỏi phòng đâu, vừa ở phòng mày xuống là nó ngồi xuống cạnh ông Rodion Romanovich ngay kia mà! Chúng mày cứ soát người nó đi! Nó chưa đi đâu cả nó mà có lấy thì tiền vẫn còn trong người nó! Tìm đi kìa tìm đi, tìm đi! Nhưng hễ chú mày không tìm thấy thì liệu hồn đấy, nhãi con ạ! Tao sẽ chạy lên đến tận hoàng thượng, tao sẽ quỳ trước chân Sa hoàng nhân từ khoan dung, ngay bây giờ, ngay hôm nay! Tao là đứa mồ côi! Họ sẽ cho tao vào!2. Mày tưởng họ không cho sao? Đừng hòng, tao sẽ vào kỳ được! Tao sẽ vào đến nơi! Mày thấy nó hiền lành thế định ức hiếp nó phải không? Mày trông mong vào đấy hẳn? Nhưng tao thì không phải tay vừa đâu, chú mày ạ? Mày sẽ biết tay tao! Tìm đi! Tìm đi kìa, tìm đi!

Và Katerina như điên như dại lay mạnh Lugin, kéo ông ta về phía Sonya.

– Tôi sẵn sàng, và xin chịu trách nhiệm, nhưng xin bà bình tâm cho, xin bà binh tâm Tôi đã thấy quá rõ rằng bà không phải tay vừa! Thế… thế… bây giờ làm thế nào? – Lugin lắp bắp, – việc nầy phải làm ở sở cảnh sát mới được… tuy… vả chăng ở đây cũng đã có đủ nhân chứng lắm rồi… Tôi sẵn sàng… Nhưng dù sao một người đàn ông cũng khó lòng… vì khác giới… Giá được bà Amalya Ivanovna giúp cho… tuy lẽ ra không thể làm như vậy… làm thế nào ạ?

– Ai cũng được? Ai muốn thì cứ việc soát? – Katerina Ivanovna quát lên – Sonya, lật túi ra cho chúng nó xem! Đây, đây! Mày xem đây, đồ quái vật, túi không đây nầy, chỉ có cái khăn tay, trong túi không có gì hết, mày thấy chưa! Còn túi kia, đây, đây! Mày thấy chưa! thấy chưa?

Và Katerina Ivanovna không những lộn túi Sonya ra, mà lại còn lần lượt kéo tung cả hai lần vải túi ra ngoài. Nhưng đến cái túi thứ hai ở bên phải thì bỗng thấy văng ra một mảnh giấy. Mảnh giấy bật tung lên vẽ thành một đường vòng cũng trên không rồi rơi xuống cạnh chân Lugin. Mọi người đều trông thấy. Có mấy người kêu lên. Piotr Petrovich cúi xuống, dùng hai ngón tay nhặt tờ giấy giơ lên cho mọi người xem và giăng hẳn nó ra. Đó là một tờ ngân phiếu một trăm rúp gấp tám lại. Piotr Petrovich đưa tay vòng khắp bốn phía để mọi người thấy rõ tờ giấy bạc.

– Tồ ăn cắp! Xéo ngay ra khỏi nhà tao! Gọi kénh sát kẻnh sát! – Amalya Ivanovna tru tréo lên, – phải tày chúng ti Xipiri! Xéo ngay!

Khắp bốn phía nỗi lên nhớng tiếng ồ à. Raxkonikov lặng thinh nhìn Sonya chằm chặp, thỉnh thoảng lại đưa mắt sang Lugin, nhưng rất nhanh. Sonya vẫn đứng ở chỗ cũ như người mất hồn; nàng hầu như không ngạc nhiên được nữa. Bỗng khắp mặt nàng đỏ bừng lên; nàng kêu một tiếng và giơ hai tay bưng mặt.

– Không, không phải tôi! Tôi không lấy! Tôi không biết! – nàng kêu lên mấy tiếng não lòng và lao về phía Katerina Ivanovna. Bà ôm chầm lấy nàng và xiết chặt vào lòng, như muốn che chở nàng chống lại tất cả.

– Sonya! Sonya Dì không tin đấu! Con thấy đấy, dì có tin đâu! – Katerina Ivanovna kêu lên, bất chấp sự thật sờ sờ ra đấy, bà lay lay người nàng trong tay như ru một đứa trẻ, hôn lấy hôn để lên khắp mặt nàng, rồi chộp lấy hai tay nàng mà hôn tới tấp. – Con mà lại đi ăn cắp! Sao nó ngu thế! Trời ơi! Các người ngu lắm, ngu lắm! – bà quát to lên với mọi người – nhưng các người có hề biết tấm lòng nó ra sao đâu, nó là người thế nào, các người có biết đâu! Nó mà lại đi lấy tiền! Nó sẵn sàng cởi bỏ chiếc áo cuối cùng của nó đem bán đi, nó sẵn sàng đi chân không để cho các người hết, nếu các người cần, nó như thế đấy! Nó đi lĩnh thẻ vàng vì con tôi chết đói, nó bán mình nuôi mẹ con tôi! Ôi, ông ơi là ông ơi! Ông có thấy không, ông có thấy không? Tiệc tang của ông thế nầy đây! Trời ơi! Kìa bênh nó với chứ, sao các người cứ đứng ỳ ra thế! Rodion Romanovich! Sao ông mà cũng không bênh nó với? Ông cũng tin hay sao? Các người không đáng ngón tay út của nó, cả lũ các người ấy cả lũ, cả lũ! Trời ơi! Bênh cho nó với chứ!

Tiếng khóc của Katerina Ivanovna, người đàn bà cô quả ho lao, hình như đã gây một ấn tượng rất mạnh trong đám khách. Có một cái gì thật thảm thê: đau khổ đã cùng cực trong khuôn mặt tiều tụy héo hon vì bệnh tật, mếu máo vì đau dớn, trong đôi môi khô cằn rớm máu, trong tiếng gào khản đặc, trong tiếng khóc nức nở như tiếng khóc trẻ con, trong lời van xin đầy lòng tin cậy ngây thơ và tuyệt vọng ấy đến nỗi mọi người hình như đều động lòng thương hại cho người đàn bà khốn nạn. Ít nhất Piotr Petrovich cùng thương hại ngay.

– Bà! Bà ơi? – Ông ta kêu lên, giọng oai vệ, – việc nầy không can hệ đến bà! Không ai dám buộc tội bà xúi giục hay đồng loã, huống chi chính bà đã phát hiện sau khi lộn túi áo cô ấy ra: thế nghĩa là bà không hề hay biết gì. Tôi rất sẵn lòng thương hại nếu cảnh… bần cùng đã bức bách cô Sofia Xemionovna, nhưng thưa cô tại sao cô lại không chịu thú nhận? Sợ nhục chăng? Lần nầy là lần đầu? Có lẽ cô rối trí quá? Cũng dễ hiểu thôi, rất dễ hiểu… thế nhưng tại sao lại đâm đầu vào một tình huống như vậy! Thưa các ngài! – Ông ta nói với tất cả các khách khứa – thưa các ngài! Vì lòng trắc ẩn, và có thể nói là thương xót, có lẽ tôi sẵn sàng tha thứ, ngay đến bây giờ cũng vậy, mặc dầu đã bị xúc phạm đến nhân phẩm. Thưa có, mong rằng nỗi hổ thẹn hôm nay sẽ là một bài học cho cô về sau – Ông ta nói với Sonya – Còn việc nầy thì đến đây xem như chấm dứt. Thế cũng đủ rồi!

Piotr Petrovich liếc nhìn Raxkonikov. Hai luồng mắt gặp nhau. Cái nhìn nảy lửa của Raxkonikov như muốn thiêu Lugin ra tro. Trong khi đó Katerina Ivanovna hình như không nghe thấy gì nữa, bà ôm Sonya vào lòng hôn lấy hôn để như người điên. Mấy đứa trẻ cũng xúm quanh đưa đôi tay nhỏ bé ôm lấy nàng, còn Polenka, chưa hiểu rõ đầu đuôi ra sao, cũng đầm đìa nước mắt, khóc nấc lên từng cơn và úp khuôn mặt xinh xắn sưng húp vì khóc lên vai Sonya.

– Thật là hèn hạ – một tiếng nói rất to bỗng vang lên ở ngoài cửa.

Piotr Petrovich vụt ngoảnh lại.

– Hèn hạ đến the là cùng! – Lebeziatnikov nhắc lại nhìn thẳng vào mắt Lugin.

Piotr Petrovich dường như giật mình. Mọi người đều nhận thấy thế. (Về sau họ nhớ lại điều nầy).

Lebeziatnikov bước vào phòng.

– Thế mà ông dám viện tôi ra làm nhân chứng? – Ông ta nói trong khi bước về phía Piotr Petrovich.

– Thế nghĩa là thế nào, Andrey Xemionovich? Ông muốn nói gì thế? – Lugin lẩm bẩm.

– Như thế nghĩa là ông… là một kẻ vu khống, tôi muốn nói thế đấy! – Lebeziatnikov nói, giọng sôi nổi; đôi mắt lươn kèm nhem nhìn Lugin một cách nghiêm nghị. Ông ta đang giận sôi lên. Raxkonikov hau háu nhìn ông ta như muốn ghi nhớ và cân nhắc từng chữ. Mọi người lại im thin thít. Piotr Petrovich hầu như có vẻ bối rối, nhất là những phút đầu.

– Nếu ông muốn nói với tôi… – ông lắp bắp, – nhưng ông làm sao thế? Ông có tỉnh trí không?

– Tôi thì rất tỉnh trí, còn như ông là… một thằng bịp bợm. Chao ôi, sao có thể hèn hạ đến thế! Tôi đã nghe hết, tôi cố ý đợi nghe để hiểu cho hết, bởi vì xin thừa nhận rằng mãi cho đến đây câu chuyện vẫn chưa hẳn là có logic… Nhưng ông làm như thế để làm gì thì tôi chưa hiểu nỗi Nhưng tôi làm gì mới được chứ. Xin ông thôi cho cái lối phóng đoán xằng bậ ấy! Hay có lẽ ông quá chén rồi?

– Có lẽ chính ông mới quá chén, chứ không phải tôi đồ hèn? Tôi tuyệt nhiên không bao giờ uống rượu, nguyên tắc của tôi là như thế! Các ngài thử tưởng tượng: chính ông ta, chính tay ông ta đưa tờ giấy một trăm rúp ấy cho Sofia Xemionovna, – tôi có trông thấy, tôi có chứng kiến, tôi sẵn sàng thề như vậy! Chính ông ta, chính ông ta! – Lebeziatnikov nhắc lại với mọi người.

– Mất trí rồi hay sao thế, đồ nhãi con? – Lugin rít lên, – Chính cô ta đang đứng sờ sờ trước mặt ông kia kìa, chính cô ta vừa mới xác nhận ở đây, trước mặt mọi người rằng ngoài mười rúp ra, cô ta không lấy gì của tôi nữa hết. Thế thì làm sao lại có thể nói là chính tôi đưa?

– Tôi có trông thấy, tôi trông thấy! – Lebeziatnikov dằn giọng quát lên, – và tuy làm như vậy là trái với quan điểm của tôi, tôi cũng sẵn sàng tuyên thệ trước toà án ngay bây giờ, bất cứ thề như thế nào cũng được, vì tôi đã trông thấy ông bí mật dúi ngầm cho cô ta! Nhưng tôi lại tưởng ông muốn giúp ngầm cô ta có ngốc không chứ! Khi ông tiễn cô ta ra cửa, cô ta có quay lại để bắt tay ông. Một tay ông giơ ra bắt, còn tay kia ông đã ngầm đút vào túi cô ta một tờ giấy bạc. Tôi trông thấy! Tôi có trông thấy.

Lugin tái mặt đi.

– Ông nói nhảm gì thế! – Ông ta trâng trâng tráo tráo – Ông đứng ở cửa sổ làm sao trông thấy tờ giấy bạc được? Ông mê sảng đấy… mắt kém nhìn thế kia. Ông nói mê rồi!

– Không, không mê sảng đâu! Tuy đứng xa, tôi vẫn trông thấy hết, và tuy đứng ở cửa sổ cũng khó nhìn rõ thật – Ông nói đúng đấy, – nhưng vì một trường hợp đặc biệt: tôi biết chắc rằng đó là một tờ giấy bạc một trăm rúp, bởi vì khi ông trao cho cô Sofia Xemionovna tờ giấy mười rúp, – Chính tôi trông thấy, – Ông cũng lấy luôn một tờ giấy trăm rúp ở trên bàn (cái đó tôi thấy rõ vì lúc ấy tôi đứng gần ngay bàn, và vì ngay lúc ấy tôi chợt nảy ra một ý nghĩ riêng cho nên tôi không quên rằng ông có cầm tờ giấy bạc đó). Ông gấp nó lại và từ đó trở đi cứ cầm suốt trong tay. Sau đó tôi lại suýt quên khuấy đi nhưng khi ông đứng dậy, ông đã chuyển tờ giấy bạc từ tay phải sang tay trái và suýt buột tay đánh rơi; đến đây tôi lại sực nhớ ra, bởi vì ý nghĩ lúc nãy lại đến với tôi, cụ thể là tôi nghĩ rằng ông muốn kín đáo làm ơn cho cô ta; không cho tôi biết. Ông có thể hình dung tôi bắt đầu theo dõi ra sao, ấy thế là tôi trông thấy ông đút được tờ giấy bạc vào túi cô ấy. Tôi trông thấy, tôi có trông thấy tôi sẵn sàng thề như vậy.

Lebeziatnikov gần như thở không ra hơi nữa. Khắp bốn phía bắt đầu nổi lên những tiếng xì xào mỗi lúc một đầy ý ngạc nhiên; nhưng cũng có cả những tiếng gầm gừ đầy vẻ doạ nạt. Moi người đều xấn về phía Piotr Petrovich, Katerina Ivanovna lao đến Lebeziatnikov.

– Andrey Xemionovich Tôi trót nhầm, trước đây tôi không hiểu ông! Xin ông bênh vực cho nó! Chỉ có một mình ông bênh vực nó! Nó là đứa mồ côi, Chúa đã sai ông đến! Andrey Xemionovich, ông ơi, ông tốt quá, quý hoá quá!

Và Katerina Ivanovna, hầu như không biết mình đang làm gì nữa, quỳ sụp xuống trước mặt Lebeziatnikov.

– Toàn chuyện nhảm! – Lugin thét lên, như điên như dại, – Ông nói toàn chuyện nhảm. “Tôi quên, tôi nhớ, tôi quên” – thế là cái gì! Hoá ra tôi cố ý đút vào túi cho cô ta à? Để làm gì? Vì mục đích gì? Có quan hệ gì giữa tôi với cái thứ…

– Để làm gì ư? Đấy, chính cái đó tôi cũng không hiểu, còn những điều tôi kể thì hoàn toàn đúng sự thật. Ông là một người bẩn thỉu, độc ác, tôi không nhầm đâu vì tôi nhớ rất rõ tôi đã nghĩ gì về việc nầy khi tôi cảm ơn và bắt tay ông. Ông ngầm đút tiền vào túi cô ta để làm gì? Nghĩa là tại sao lại nhất thiết phải lén lút mới được? Chả nhẽ chỉ vì muốn giấu tôi, vì biết rằng quan điểm của tôi ngược hẳn lại và tôi pủù nhận lối gia ơn cá nhân, vốn là một biện pháp không triệt để tí nào? Thế là tôi kết luận rằng quá thật ông thấy ngượng mặt với tôi khi đem cho một món tiền như vậy và ngoài ra, tôi nghĩ có lẽ ông muốn làm cho cô ấy ngạc nhiên sau nầy khi bỗng tìm thấy cả một tờ giấy bạc một trăm rúp trong túi, bởi vì có những vị ân nhân rất thích tô điểm iệc thiện của mình theo kiểu ấy, tôi biết. Sau đó tôi lại còn nghĩ rằng ông muốn thứ thách cô ta, nghĩa là muốn xem thứ khi thấy tờ giấy bạc rồi, cô ta có đến cảm ơn không? Rồi tôi lại nghĩ là ông muốn tránh những lời cảm ơn và muốn rằng, như câu ngạn ngữ thường nói: “tay phải không nên biết”3… nói tóm lại, một cái gì như thế… Phải, lúc ấy tôi nảy ra nhiều ý nghĩ linh tinh lắm, thành thử tôi định gác lại để sau nầy nghĩ thêm: nhưng cũng không muốn để lộ cho ông biết rằng tôi đã rõ điều bí mật của ông, vì làm như thế không được tế nhị. Tuy nhiên tôi lại nay thêm một ý nghĩ khác: nhỡ ra Sofia Xemionovna chưa kịp hay biết gì đã đánh rơi mất tờ giấy bạc thì sao? Cho nên tôi quyèt định đến đây gọi riêng cô ra ngoài và báo cho cô biết là ông có đút một trăm rúp vào túi cô. Nhưng nhân tiện tôi có ghé qua phòng bà và cô Kobyliatnikhov để đưa cho họ quyển “Đại cương về phương pháp tích cực” và đặc biệt giới thiệu bài báo của Piderit (cả bài của Wagner nữa). Sau đó tôi đến đây thì vừa được chứng kiến một chuyện lạ lùng thế nầy. Đấy, thứ hỏi tôi làm sao có thể có những ý nghĩ, những điều suy luận đó, nếu quả tôi không trông thấy ông đút một trăm rúp vào túi cô ta?

Khi Andrey Xemionovich kết thúc đoạn diễn vẫn rườm rà và rút ra một kết luận logic như vậy, ông ta mệt lử ra, thậm chí mồ hôi còn chảy ròng ròng trên mặt. Than ôi! Dù nói tiếng Nga, ông ta cũng không biết cách trình bày cho chỉnh (vả chăng ông cũng không biết thứ tiếng nào khác), thành thử nói xong ông kiệt lực hắn, thậm chí còn có vẻ như gầy xọp đi sau cái kỳ công biện hộ đó, tuy vậy, những lời lẽ của ông cũng gây được một ấn tượng hết sức mạnh mẽ. Ông nói say sưa, quả uyết đến nỗi rõ ráng mọi người đều tin ông.

Piotr Petrovich cảm thấy tình thế rất nguy ngập.

– Trong đầu óc ông nảy ra những câu hỏi vớ vẩn nầy nọ thì việc gì đến tôi? – ông ta quát lên. – Đó không phải là một bằng chứng! Có thể ông cảm thấy thế thôi, còn tôi, tôi xin thưa rằng ông nói dối, ông ạ! Ông nói dối, ông vu khốông tôi vì có điều gì thù oán tôi, cụ thể là ông thù tôi đã không tán thành những quan điểm phóng túng và vô đạo của ông về xã hội, thế đấy!

Nhưng lối cãi bay nầy không có lợi gì cho Piotr Petrovich cả. Ngược lại, khắp bốn phía có tiếng xì xào bất bình nổi lên.

– À ra mày muốn lái vào đấy? – Lebeziatnikov quát lên. – Mày nói dối! Cứ gọi cảnh sát lại đây, ta sẽ thề? Chỉ có một điều tôi chưa hiểu: hắn liều lĩnh làm một việc hèn hạ như thế để làm gì! Ồ, con người sao mà khốn nạn, đê hèn!

– Tôi có thể cắt nghĩa tại sao ông ta lại làm một việc liều lĩnh như thế, và nếu cần, tôi cũng sẽ xin thề! – mãi đến giờ Raxkonikov mới lên tiếng, giọng rắn rỏi, đoạn bước lên phía trước.

Trông chàng có vẻ quả quyết và điềm tĩnh. Không hiểu sao chỉ thoạt nhìn chàng mọi người đều thấy rõ ngay rằng chàng biết rõ sự tình, và câu chuyện đã sắp đến chỗ kết thúc.

– Bây giờ thì tôi đã hiểu hết, – Raxkonikov nói thẳng với Lebeziatnikov – Ngay từ đâu tôi đã nghi ngờ rằng có một âm mưu gì bỉ ổi trong việc nầy; sở dĩ tôi ngờ là vì một hoàn cảnh đặc biệt mà chỉ một mình tôi được rõ, và bây giờ xin nói ra cho mọi người cũng biết cơ sự do đã mà ra cả! Ông Andrey Xemionovich những lời quý báu của ông đã cho tôi thấy rõ hắn rồi. Xin tất cả các ngài lắng tai nghe tôi nói. Cái ông nầy – Chàng chỉ Lugin – cách đây ít lâu có cầu hôn em gái tôi là Avdotia Romanovna Raxkonikova. Nhưng đến khi lên Petersbung thì hôm kia, ngay buổi gặp gỡ đầu tiên giữa ông ta với tôi, chúng tôi đã xích mích với nhau, và tôi đã đuổi ông ta ra khỏi nhà: có hai người có thể xác nhận việc đó. Ông ta là người rất hiểm độc. Hôm kia tôi cũng chưa biết ông ta trọ ở đây, tại phòng ông, ông Andrey Xemionovich, cho nên ngay hôm chúng tôi cãi cọ nhau, tức hôm kia, ông ta đã thấy tôi lấy tư cách là bạn của ông Marmelazov quá cố giao lại cho bà quả phụ của ông là Katerina Ivanovna một ít tiền đề lo việc chôn cất. Ông ta bèn viết ngay cho mẹ tôi một bức thư nói rằng tôi đã lấy hết tiền không phải trao cho bà Katerina Ivanovna, mà là để đem cho cô Sofia Xemionovna đồng thời dùng những lời lẽ hết sức đê hèn đề nhắc đến… đến tính cách của Sofia Xemionovna, nghĩa là muốn ám chỉ rằng tôi có những quan hệ bất chính với Sofia Xemionovna. Ông ta làm như vậy, chắc các ngài cùng hiểu là để gây xích mích giữa tôi với mẹ và em tôi, muốn gợi cho họ nghĩ rằng tôi đem hết số tiền cuối cùng họ dành lại để giúp tôi ra phung phí vì những mục đích bất chính. Tối hôm qua, trước mặt cả ba người: mẹ tôi, em tôi và Piotr Petrovich, tôi đã phục hôi lại sự thật và chứng minh rằng tôi trao tiền cho bà Katerina Ivanovna để lo việc chôn cất chứ không phải đưa cho cô Sofia Xemionovna, và mãi đến hôm kia tôi không hề được quen biết cô Sofia Xemionovna, thậm chí cùng chưa bao giờ trông thấy mặt cô ấy nữa. Ngoài ra tôi có nói thêm rằng ông Piotr Petrovich Lugin với tất cả những phẩm cách quý giá của ông, cũng không đáng gì ngón tay út của cô Sofia Xemionovna – người mà ông đã nói xấu thậm tệ như vậy. Khi ông ta hỏi: “liệu tôi có dám để cô Sofia Xemionovna ngồi cạnh em gái tôi không” tôi đã trả lời rằng việc đó tôi đã làm ngay sáng hôm ấy.

Căm tức vì thấy mẹ và em tôi không chịu nghe lời xúc xiểm của ông ta mà bất hoà với tôi, Piotr Petrovich liên tiếp buông ra những lời hỗn xược không thể nào dung thứ được. Một cuộc đoạn tuyệt dứt khoát đã xảy ra, mẹ con chúng tôi đã đuổi ông ta ra khỏi nhà. Tất cả những việc đó đều xảy ra tối hôm qua. Bây giờ xin các ngài lưu ý đặc biệt đến điều nầy: các ngài thử tưởng tượng xem nếu bây giờ ông ta chứng minh được rằng Sofia Xemionovna là một người ăn cắp, thì trước hết ông ta sẽ chứng minh được cho mẹ và em tôi thấy rằng những mối nghi ngờ của ông ta có phần đúng, rằng ông ta nổi giận khi tôi đặt cô Sofia Xemionovna ngang hàng với em tôi là có lý, rằng sở dĩ ông ta công kích tôi chính là để báo toàn danh dự cho em gái tôi, tức vợ chưa cưới của ông ta. Nói tóm lại, qua những việc đó, ông ta còn có thể làm cho tôi xích mích trở lại với người nhà, và dĩ nhiên ông ta cũng hy vọng chuộc lại lòng họ. Đấy là chưa nói ông ta còn trả được thù riêng với cá nhân tôi, vì ông có cơ sở để ước đoán rằng danh dự và hạnh phúc của cô Sofia Xemionovna đối với tôi rất quý. Những điều ông ta đã trù tính là như vậy! Tôi hiểu việc nầy như thế đấy! Nguyên nhân trước sau chỉ có thể và không thể có nguyên nhân nào khác được?

Raxkonikov kết thúc như vậy, hay gần như vậy, lời của chàng chốc chốc lại bị ngắt quàng vì những tiếng ồ, à trong đám công chúng đang lắng tai nghe rất chăm chú. Nhưng tuy mấy lần bị ngắt quãng như vậy, chàng vẫn nói rất sắc sảo, điềm tĩnh, chính xác, rõ làng và quả quyết. Giọng nói đanh và sắc, cách nói quả quyết và vẻ mặt nghiêm nghị của chàng gây nên trong lòng mọi người một ấn tượng vô cùng mành liệt.

– Đúng, đúng như thế đấy! – Lebeziatnikov phấn khởi xác nhận. – rất nhiên phải như thế, vì khi cô Sofia Xemionovna vừa bước vào phòng chúng tôi, ông ta có hỏi tôi ngay: “Ông đã đến chưa? Tôi có trông thấy ông trong đám khách khứa của bà Katerina Ivanovna không?” Ông ta gọi tôi ra cửa sổ, hỏi nhỏ như vậy Thế nghĩa là ông ta cần ông nhất thiết phải mặt ở đấy mới được! Đúng thế đấy, đúng cả đấy!

Lugin im lặng mỉm cười khinh bỉ. Tuy vậy, mặt ông ta cũng tái mét đi. Hình như ông ta đang cố nghĩ cách thoát khỏi tình trạng nầy. Có lẽ giá có thể bỏ đi ngay ông ta sẽ rất hài lòng, nhưng lúc bấy giờ thì hầu như không thể bỏ đi được; làm như vậy có khác gì trực tiếp công nhận những lời buộc tội ông là đúng, và thú nhận rằng mình đã vu khống Sofia Xemionovna thật! Hơn nữa đám khách khứa, đã hăng tiết sân vì hơi men, bấy giờ đang nổi giận thực sự. Lão nhân viên quân lương tuy chưa hiểu rõ đầu đuôi cho lắm, cũng quát tháo to hơn ai hết và đề ra những biện pháp khá rầy rà cho Lugin. Nhưng cũng có những người không say; đó là những người khách thuê nhà từ khắp các buồng kéo đến. Cả ba anh chàng người Ba Lan đều nóng mắt lên đến cực độ, luôn mồm quát: “pane laidak!”4 và lầu bầu trong miệng những lời đe doạ hằng tiếng Ba Lan. Sonya lắng nghe, tinh thần căng thẳng, nhưng dường như cũng chưa hiểu hết, tựa hồ vừa tỉnh một cơn mê. Nàng chỉ nhìn Raxkonikov không rời mắt, cảm thấy chàng chính là lực lượng hao vệ mình. Katerina Ivanovna thở phều phào một cách khó nhọc và hình như đã mệt lả ra. Trông ngơ ngác hơn cả là bà Amalya Ivanovna: bà ta đứng đực ra, mồm há hốc và hình như không có ý nghĩ gì trong đầu hết. Hà ta chỉ hiểu rằng Piotr Petrovich đã bị tưng hửng thế nào đấy.

Raxkonikov toan xin phép nói thêm, nhưng người ta không để cho chàng nói hết: mọi người đều quát tháo và chen chúc quanh Lugin, thì nhau chửi bới và đe doạ.

Nhưng Piotr Petrovich không hoảng hốt. Thấy âm mưu buộc tội Sonya đã hoàn toàn thất bại, ông ta lập tức viện đến lối trơ tráo.

– Xin phép các ngài, xin các ngài đừng chen, cho tôi đi đi! Ông ta vừa nói vừa len qua đám đông, – và xin các ngài dừng doạ; tôi cam đoan là sẽ chẳng có chuyện gì hết, các ngài chẳng dám làm gì đâu, tôi không phải hạng nhát gan đâu, ngược lại các ngài sẽ phải chịu trách nhiệm về việc nầy: các ngài đã bưng bít một vụ tội hình. Con ăn cắp nầy đã bị vạch mặt quá rõ, tôi sẽ truy tố cho mà xem. Toà án người ta không mù quáng và say rượu như thế nầy, họ không đời nào đi tin hai tên vô thần khét tiếng, chuyên đem những tư tưởng tự do xúi bẩy người ta làm loạn. Chúng nó buộc tội tôi để trả thù riêng, và chính chúng cũng đã ngu xuẩn thú nhận như thế… Vâng phải, xin phép các ngài!

– Ông phải cuốn gói ra khỏi phòng tôi ngay; xin ông vui lòng xéo đi nơi khác, từ rày đừng có nhìn mặt tôi nữa! Thế mà tôi đã tốn bao nhiêu hơi sức trình bày cho hắn nghe… suốt hai tuần liền!

– Thì chính tôi đã bảo với ông là tôi sẽ đi kia mà, ông Andrey Xemionovich, ngay từ khi ông còn giữ tôi ở lại; bây giờ tôi chỉ xin nói thêm rằng ông là một thằng ngốc. Tôi xin chúc cho cái óc ngu độn và cặp mắt mù loà của ông chóng khỏi. Xin phép các ngài, xin phép!

Ông ta đã len được ra cửa; nhưng lão nhân viên quân lương không muốn để cho ông ta đi ra một cách dễ dàng như vậy, lão với lấy một cái cốc để trên bàn đang tay ném Piotr Petrovich, nhưng cái cốc lại bay thẳng vào người bà Amalya Ivanovna. Bà ta tru tréo lên, còn lão nhân viên quân lương thì mất thăng bằng vì vung tay quá đà, nặng nề ngã chúi xuống gầm bàn.

Piotr Petrovich trở về phòng, và nửa giờ sau không còn thấy tăm hơi ông ta trong nhà nầy nữa. Sonya bẩm tính vốn nhút nhát; trước đây nàng cũng biết rằng muốn làm hại nàng không có gì dễ bằng, và bất cứ ai cũng có thể tha hồ sỉ nhục nàng, hầu như không sợ bị rầy rà gì cả. Nhưng dù sao cho đến phút nầy nàng vẫn tưởng có thể tránh tai hoạ bằng cách thận trọng giữ gìn ý tứ, bằng thái độ hiền lành, nhịn nhục trước mọi người. Giờ đây nàng đã tỉnh ngộ một cách quá đau xót.

Dĩ nhiên nàng có thể nhẫn nại cắn răng chịu đựng tất cả – ngay chuyện nầy cũng thế. Nhưng phút đầu nàng đã khổ tâm quá đỗi. Tuy nàng đã thắng và đã được thanh minh, – khi phút hoảng sợ và sửng sốt ban đầu đã qua, khi nàng đã hiểu rõ sự tình. Cảm giác bơ vơ và si nhục vẫn nhức nhối trong tim nàng. Nàng bắt đầu lên cơn ưu uất. Cuối cùng, không chịu được nữa, nàng lao ra khỏi phòng và chạy về nhà. Bấy giờ Lugin đi mới ra được một lát. Khi chiếc cốc ném trúng vào người bà Amalya Ivanovna khiến khách khứa cười rộ lên, bà ta cũng không sao cưỡng nổi hơi men bốc lên ngùn ngụt trong đầu. Rít lên như người hoá dại, bà ta xông vào Katerina Ivanovna mà bà cho là đã gây nên mọi chuyện.

– Xéo ngay khỏi nhà nầy! Ngay lập tức! Đi! – Và bà bắt đầu vơ tất cả những đồ đạc của Katerina Ivanovna ở trong tầm tay bà, vứt bừa ra giữa sàn. Katerina Ivanovna bấy giờ đã kiệt sức nằm vật ra giường, thở hổn hển, mặt tái nhợt, gần như đã ngất đi. Thấy thế bà nhảy xuống giường và xông vào Amalya Ivanovna.

Nhưng làm sao chọi nổi: Amalya Ivanovna hất tung bà lên như một chiếc lông gà.

– Sao! Họ vu khống một cách vô đạo như thế chưa đủ hay sao, mà con mẹ kia còn sinh sự với tôi! Gớm chưa! Chồng tôi vừa chôn xong, họ ăn uống của tôi no nê rồi họ đuổi tôi ra đường với lũ trẻ mồ côi! Nhưng tôi biết đi đâu? – người đàn bà khốn khổ vừa gào lên vừa nấc và thở hổn hển. – Chúa ơi là Chúa! – bà bỗng hét to, mắt sáng quắc, – Chả nhẽ không còn lẽ công bằng nữa hay sao? Nếu Chúa không che chở lũ mồ côi chúng tôi thì còn che chở ai nữa? Đề rồi xem! Trên đời còn có toà án, còn có công lý, tôi sẽ đi tìm! Đợi đấy, đồ vô đạo! Polenka, con ở nhà trông các em, rồi mẹ sẽ về. Đợi mẹ ở ngoài đường cũng được? Để rồi xem trên đời nầy còn có công bằng nữa không?

Rồi trùm 1ên đầu cái khăn dạ xanh mà ông Marmelazov quá cố đã nhắc đến trong khi kể chuyện cho Raxkonikov nghe, Katerina Ivanovna chen qua đám khách trọ say khướt vẫn còn chen chúc lộn xộn ở trong phòng; và vừa kêu gào khóc lóc vừa chạy ra đường, với một mục đích mơ hồ là đi tìm công lý cho kỳ được, ngay lập tức, bằng bất cứ giá nào Polenka sợ hãi nép vẫn góc phòng với hai đứa bé, người run cầm cập ngồi trên chiếc hòm ôm chặt hai em, đợi mẹ về. Amalya Ivanovna lồng lộn chạy khắp phòng, rít lên the thé, luôn mồm than thở, vớ được cái gì cũng vứt xuống đất. Khách khứa thì gân cổ lên nói mỗi người một phách, người thì bàn nốt về sự việc vừa xảy ra, người thì cãi cọ chửi bới nhau; có người lại cất tiếng hát nghêu ngao…

“Bây giờ ta cũng phải đi thôi – Raxkonikov nghĩ. Nào, Sofia Xemionovna, thử xem bây giờ cô sẽ nói gì!”

Và chàng đi đến nhà Sonya.


  1. Lạy Chúa từ bi (tiếng Đức). 

  2. Theo phong tục cũ, Sa hoàng phải cho những người mồ côi trực tiếp khiếu nại nếu bị ai ức hiếp, lăng nhục, và phải bênh vực họ. 

  3. Một câu ngạn ngữ phổ biến ở nhiều nước châu Âu: “Tay phải không nên biết đến những việc tay trái làm”. 

  4. Ông nầy là đồ bịp bợm.