Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc – Thụy Khuê

Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.

Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.

Nhan Van Giai Pham va van de Nguyen Ai Quoc - Thuy Khue

Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc – Thụy Khuê

Biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc được Thụy Khuê hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.

Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.

Có lẽ mục đích chính của tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.

Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó.

Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.

Trân trọng giới thiệu Biên khảo Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, bản điện tử 13-01 thực hiện tháng 3/2013, đã được bổ sung.

Tựa

1. Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

2. Lịch trình Nhân Văn – Giai Phẩm

3. Giai Phẩm Mùa Xuân

4. Nguyên nhân đưa đến cuộc Cách Mạng Mùa Thu Của Tư Tưởng

5. Nội bộ báo Nhân Văn

6. Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX – Từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến Nhân Văn Giai Phẩm

7. Biện pháp thanh trừng

8. Thụy An (1916-1987)

9. Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)

10. Lê Đạt (1929-2008)

11. Trần Dần (1926-1997)

12. Hoàng Cầm (1922-2010)

13. Văn Cao (1923-1995)

14. Phùng Cung (1928-1998)

15. Cuộc cách mạng hiện đại đầu thế kỷ XX

16. Nguyễn Tất Thành

17. Hội Đồng Bào Thân Ái – Phong Trào Ái Quốc Đầu Tiên tại Pháp

18. Nguyễn Ái Quốc – lai lịch và văn bản

19. Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc

20. Vì sao Phan Châu Trinh phó thác “đại sự” cho Phan Khôi?

21. Phan Khôi (1887-1959)

22. Vụ án Nam Phong

23. Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

24. Une Voix Dans La Nuit – Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản

25. Une Voix dans la nuit – Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị