Tầng lớp của những người cầm quyền

Đảng cộng sản Việt Nam không ngớt rêu rao rằng đảng cộng sản mang tính chất quần chúng; rằng đảng cộng sản là đảng của dân tộc, của toàn thể nhân dân. Tất cả chỉ là nói dối, nói theo “khẩu hiệu”. Đảng có gần 2 triệu người, trên tổng số hơn 70 triệu dân. Nhưng thật ra trong số 2 triệu đảng viên ấy, đông đảo đảng viên thường, chiếm đến 90 phần trăm, không có chút tiếng nói và quyền lực nào. Họ chẳng khác gì mấy với quần chúng ngoài đảng. Họ cũng thấp cổ, bé họng, cũng bị tước quyền suy nghĩ và quyền tự do ngôn luận, chỉ có cúi đầu và vỗ tay tán tụng các nghị quyết của đảng.

Động cơ vào đảng của đảng viên khi đảng còn hoạt động bí mật ở thời kỳ đầu của chiến tranh gian khổ còn là tự nguyện hy sinh và chịu gian khổ vì lý tưởng độc lập của tổ quốc Sau khi đã dành được chính quyền, động cơ vào đảng đã xen lẫn tinh thần tự nguyện hy sinh với động cơ cá nhân: trở nên cán bộ có chức, có quyền và từ đó có quyền lợi riêng. Càng về sau động cơ cá nhân càng chiếm ưu thế, để từ sau 1954, hầu như động cơ cá nhân vào đảng ở các cơ quan chính trị, kinh tế, xã hội, ở các địa phương chỉ là để trở thành cán bộ, có chức có quyền nhằm tiến thân. Trong đảng, tuy có nêu lên nguyên tắc dân chủ tập trung, nhưng quyền dân chủ trở thành thứ yếu, kỷ luật sắt được thực hiện. Người đảng viên thường chỉ còn có tuân thủ kỷ luật và nghị quyết từ trên đưa xuống. ở chi bộ thì bí thư chi bộ có tiếng nói quyết định. Về nguyên tắc Đại hội đảng cao hơn Trung ương, Trung ương cao hơn Bộ chính tri, Bộ chính trị cao hơn Tổng Bí thư, nhưng trên thực tế thì ngược lại; Tổng bí thư cao hơn Bộ Chính trị, Bộ Chính Trị cao hơn Ban Chấp Hành Trung ương, Ban chấp hành trung ương cao hơn Đại Hội đảng? Đây là nền dân chủ của một nhóm người, nền dân chủ của một người!

Tinh thần phong kiến cổ hủ còn chi phối khá nặng. Trong gia đình, cha mẹ bảo gì con cái phải cúi đầu vâng dạ. Trong đảng Tổng Bí thư nói gì đảng viên phải cúi đầu vâng dạ. Hầu như không có đối thoại, không có thảo luận, càng không có tranh luận.

Do đó tầng lớp đặc quyền đặc lợi là tầng lớp của những người nắm chính quyền từ trung ương đến cơ sở. Cũng có thể gọi là tầng lớp các quan chức đảng và chính quyền, vì đảng và chính quyền gần với nhau làm một. Đảng đồng nhất với chính quyền..

Có lẽ không có chế độ xã hội nào mà đảng nghiễm nhiên đàng hoàng lấy tiền của ngân sách nhà nước để chi phí cho hoạt động của đảng mình! Tôi lấy vài thí dụ mà ở nước ngoài ít ai biết đến.

ở báo Nhân Dân, xe cộ, vật tư là do Bộ Vật tư có trách nhiệm cung cấp, coi như ngang một bộ của nhà nước, thậm chí còn như là một bộ loại 1! Văn phòng báo Nhân Dân nhận chỉ tiêu hàng năm về tài chính, về xe ô tô con, xe tải, về xăng dầu của Bộ Vật Tư. Cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân đều dùng hộ chiếu ngoại giao hay hộ chiếu công vụ của nhà nước. Cơ quan báo là dinh thự của nhà nước, trụ sở ở đường Hàng Trống, nguyên là dinh của Tư Lệnh Quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương (nơi Sa-lan và Cogny từng ở), trước nữa là dinh của Phó toàn quyền Đông Dương hồi trước 1945. Vừa rồi dinh thự ấy được báo Nhân Dờn cho nước ngoài thuê làm cơ quan đại điện Ngân Hàng của Nam Triều Tiên, nhằm “tăng thu nhập” cho cơ quan báo; tòa soạn tập trung ở ngôi nhà 5 tầng ở cạnh đó, do nhà nước bỏ kinh phí xây cho từ năm 1984 đến năm 1987 thì hoàn thành. Con số của tầng lớp quan chức này là chừng bao nhiêu? Có thể nói nó bao gồm chủ yếu những cán bộ được coi là cấp cao của đảng và nhà nước; từ phó vụ trưởng trở lên; từ cấp phó viện trưởng trở lên ở các viện; các giám đốc, phó giám đốc các công sở, các công ty kinh tế, tài chánh… Trên lớp cán bộ này là các Bộ trưởng, thứ trưởng, các trưởng ban, phó trưởng ban của các Ban chuyên môn của trung ương đảng; các ủy viên trung ương đảng… Trong quân đội và công an, đó là các Bộ Trưởng, thứ trưởng; các chủ nhiệm Tổng cục Tổng tham mứt trưởng và phó tổng tham mưu trưởng; các viện trưởng, phó viện trưởng; các vụ trưởng, phó vụ trưởng; các cục trưởng, phó cục trưởng; các sĩ quan từ cấp đại tá trở lên cùng với một số cấp trung tá được giao chức vụ cao.

Nói tóm lại, đó là cán bộ đảng, nhà nước, quân đội, an ninh, ở các đoàn thể xà hôi được xếp vào loại cao cấp; họ thường được triệu tập để nghe phố biến Nghị quyết ở Hội trường Ba Đình; có thẻ đặc biệt để mua hàng ở một số cửa hàng đặc biệt; được di chuyển bằng máy bay (số cấp dưới chỉ được đi bằng xe lửa hoặc xe ô tô hàng, trừ trường hợp đặc biệt). Họ cũng được chữa bệnh ở bệnh viện Việt-xô, nơi có thiết bị y tế hiện đại hơn các bệnh viện khác, với thuốc men tốt đầy đủ và đắt tiền hơn.

ở các tỉnh, tầng lớp đặc quyền đặc lợi này gồm có các: bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, các ủy viên thường vụ tỉnh ủy, các chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính tỉnh, các tỉnh ủy viên, những người cầm đầu các tổ chức khác trong tỉnh như: Bí thư công đoàn, bí thư đoàn Thanh Niên cộng sản, bí thư Hội phụ nữ, chánh án Toà án Nhân Dân, viện trưởng Viện Kiểm Soát nhân dân, giám đốc. Các thành phố lớn như Hà nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng..: được coi như cao hơn một tỉnh lớn, hoặc ngang hàng với một tỉnh lớn. ở cấp huyện, quận, đại thể số người có đặc quyền, đặc lợi cũng gồm những người cầm đầu các tổ chức nói trên ở cấp đó. Do thái độ kỳ thị với trí thức, văn nghệ sĩ nhất là trí thức ngoài đảng nên có nhiều tiến sĩ, phó tiến sĩ, phó giáo sư… vẫn không được coi như cán bộ cao cấp, vẫn không được cấp thẻ mua hàng đặc biệt và không được chữa bệnh ở Bệnh Viện Việt-Xô…

Con số của tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi rất khó xác định một cách chính xác. Suy từ cơ quan báo Nhân Dân, (con số này ước chừng 40 người trên tổng số 300), ở Hà nội, ước có chừng 10.000 quan chức cấp cao; trong quân đội và an ninh chừng 3.000 người; ở Sài gòn chừng 4.000 người… Trong cả nước chừng trên 50.000 người nghĩa là 50.000 gia đình, chừng 1/200 số hộ trong cả nước (ước tính có 10 triệu hộ).

ở nông thôn, khá nhiều nơi còn có những cường hào mới. Họ chiếm những chức vụ then chốt như bí thư đảng ủy xã, chủ tịch xã, phó bí thư, phó chủ tịch, ủy viên kiểm tra, chủ nhiệm Hợp tác xã lôi kéo bè cánh thuộc họ hàng, thân thích lũng đoạn đời sống chính trị và kinh tế của địa phương, mặc sức tham nhũng tài sản công, quỹ tập thể, ruộng đất chung, áp bức đồng bào như những tên cường hào cũ. Có thể nói những cường hào cộng sản ấy cũng ở trong tầng lớp đặc quyền đạc lợi của đất nước hiện nay. Cần chỉ rõ rằng trong tầng lớp Nomenclature Việt nam, sự chênh lệch là khá lớn. Cũng có một tỷ lệ khá lớn người trong suốt thời gian chiến tranh gìn giữ lý tưởng cách mạng, sống trong sạch và giản dị; sau 1975 họ dần dần bị nếp sống hưởng thụ lôi cuốn, buông thả dần nếp sống cũ. Họ cũng bị tác động của tâm lý xã hội, trở nên thực dụng tham nhũng tư lợi. Khá nhiều người bị vợ con thúc đẩy nghĩ rằng không lo thu vén, kiếm chác thì chỉ có thiệt, họ không cưỡng nổi xu thế chung, bước vào con đường tha hóa… Họ nhìn lên trên thấy trên không hiếm kẻ dùng quyền lực để kiếm lợi lộc từ của chìm đến của nổi, nên “theo gương của trên”, lao vào cuộc đua chen để làm giàu cho riêng mình.

Hoàn cảnh hòa bình cuộc sống vật chất ngày càng chi phối tâm lý hưởng thụ, tuổi tác lại ngày càng cao đã là hai yếu tố thúc đẩy thêm động cơ bon chen kiếm chác, để khỏi thua thiệt với bạn bè; họ còn ra sức làm giàu nhanh để “bù cho thời gian dài sống với lý tưởng… Họ lao vào các áp phe vàng, ngoại tệ, xuất nhập khẩu, bất động sản, buôn lậu… mua đất, tậu nhà, lo cho con, cho cháu mọi bề vên ổn và sung túc họ tạo nên không khí “sôi động” làm ăn và cả mánh mung bất hợp pháp, tạo nên cái mà bà con trong nước gọi là hoạt động đen tối của tầng lớp tư sản mới, tư sản đỏ, đỏ với cái nghĩa là cộng sản, là đẫm mồ hôi và cả máu của đồng bào họ. Họ đã hoàn toàn biến chất so với thời chiến tranh, dám lao vào những việc phi pháp, thất đức và thất nhân tâm, chạy theo lợi nhuận tối đa” và lợi ích riêng tối đa”, tự phản bội lại lý tưởng cũ của mình. Họ đang bị cả xã hội vạch mặt, chỉ tên, khinh thị và nguyền rủa. Họ cảm thấy thời gian không còn dài đối với họ nên càng lao như điên vào các áp phe nhơ nhớp. Một số đã bị vào tù do không ăn cánh với nhau, ganh tỵ, sát phạt nhau. Hầu hết số bị tù từ chung thân đến 20 năm, 15 năm, 10 năm tù do tham nhũng và hối lộ… là đảng viên, lại là đảng viên có chức cao, quyền lớn trong hệ thống chính trị, kinh tế, tài chánh, chính là trong tầng lớp đặc quyền đặc lợi này…

Việc vào tù của họ cũng có những nét đặc quyền rất khác lạ. Có kẻ sẵn sàng vào tù để che tội cho một số đồng bọn, để được chia lại vàng và ngoại tệ, khi ra tù sẽ là triệu phú đô la, ăn xài suốt đời chúng và đời con cháu chưa hết. Cũng có kẻ danh nghĩa thì “ở tù, mà bản thân vẫn sống xa hoa ẩn dật, do đã biết đút lót hệ thống cai tù. Có đứa bị kết án, sau đó đã được đưa ra nước ngoài với tiền của, vàng bạc, thoát thân.