Mở đầu (Phần ba)

Ở Việt Nam có một tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi trong chủ nghĩa xã hội hiện thực không? Ở Liên xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, vấn đề này đã được chứng minh khá đầy đả rõ ràng. Ở Nam Tư từ đầu những năm 1970, Milơvan Djilas nguyên là một nhà lãnh đạo cỡ lớn của Đảng cộng sản Nam Tư chống lại Broj Titođã nói về tầng lớp xã hội ấy trong cuốn sách La Nouvelle Classe (Giai Cấp Mới). Djilas cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản, kẻ nắm quyền lực là những kẻ có của; do có của mà nắm được chính quyền. Còn dưới chủ nghĩa xã hội hiện thực thì ngược lại: do có quyền lực mà có của, nghĩa là tầng lớp nắm chính quyền dần dà trở thành một lớp người giàu sang, vượt hẳn lên trong xã hội. Từ năm 1980, giáo sư sử học Liên xô Michael Voslensky đã viết một cuốn sách nhan đề Nomenklatura, giới thiệu khá tỷ mỹ về sự hình thái của tầng lớp quan chức quan liêu đặc quyền đặc lợi nắm chính quyền ở Liên xô. Tầng lớp này ước chừng nửa triệu người (kể cả gia đình họ) trong một xã hội gần 200 triệu dân. Tất nhiên cuốn sách này không thể xuất bản ở Liênxô. Michael Voslensky, sinh năm 1920, là thông dịch viên tiếng Đức-Anh-Nga tại phiên tòa xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg (Tây Đức) sau chiến tranh thế giới thứ 2, sau đó làm việc tại hội đồng hòa bình thế giới ở Praha (Tiệp Khấc), Vienne (áo). Ông cũng là giáo sư lịch sử ở Trường Đại học Quốc Tế Lumumba ở Moscou. Năm 1972 ông di tản sang Cộng Hòa Liên Bang Đức, sau khi tuyên bố ly khai đảng cộng sản Liên xô do bất đồng quan điểm với chế độ Xô Viết, sau đó ông là giáo sư sử học ở các trường đại học Đức, áo. Cuốn Nomenklatura của ông viết bằng tiếng Đức được dịch ngay ra nhiều thứ tiếng, và được coi là một cuốn sách khoa học rất có giá trị, có nhiều phát hiện độc đáo và chính xác về Liên xô.