Ông Tướng nông dân

Câu lạc bộ quân nhân ở Hà nội nằm trên đường Hoàng Diệu, ngay dưới chân cột cờ lớn của thành Thăng Long. Hồi trước tại đây có sân bóng đá Mãng Gianh của quân đội Pháp. Câu lạc bộ quân nhân là nơi tập luyện, giải trí của sĩ quan công tác tại Bộ quốc phòng. Các sĩ quan cao cấp từng chuyển ngành và về hưu cũng thường tới đây. Ở đây có phòng đọc sách, báo, có bàn bi da, có nhiều bàn ping-pong, nơi tập võ thuật và đặc biệt mùa rét là có các phòng tắm nước nóng. Bạn bè cũ mới thường gặp nhau ở đây, ngồi bên cốc bia hơi, ăn lạc rang, nói chuyện đủ thứ. Từ nhắc lại kỷ niệm ở các chiến trường xưa, đến chuyện về cuộc sống hiện nay, về bè bạn, kẻ còn người mất, về tình hình xã hội.

Có lần tôi ghé chơi bóng bàn, tắm rồi ra ngồi uống nước với các bạn cũ. Họ đang vui chuyện, bàn tán đến các ông tướng. Về các tướng cũ và tướng mới, tướng trẻ và tướng già, tướng chiến trường, đơn vị và tướng cơ quan. Có người đùa chia các tướng ra thành: Hổ tướng (tướng dũng cảm), lỳ tướng (gan lỳ), thát tướng (dát ra trận), bút tướng (tướng văn phòng), hầu tướng (chuyên phục vụ cấp trên), lễ tướng (tướng thường xuất hiện trong các buổi lễ), gia tướng (tướng là gia nhân của các đại tướng), phục tướng (tướng chuyên quỳ gối, gọi dạ, bảo vâng), thọ tướng (tướng chuyên ở hậu phương)… Rồi có người nhắc đến đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mất vào giữa năm 1967. Ông Nguyễn Chí Thanh là đảng viên cộng sản từ thời bí mật, là xứ ủy viên Trung kỳ. Ông quê ở Thừa Thiên, huyện Phong Điền, gần chợ Sịa, vốn là một cố nông lực lưỡng chuyên đi cày thuê. Là tá điền, đi hoạt động, bị bắt, ông học ở trong nhà tù. Năm 1945 sau cách mạng tháng Tám, ông là Chủ nhiệm Việt Minh Trung Bộ. Năm 1948 ông ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quân đội nhân dân. Năm 1950 ông rất được chú ý khi viết bài trên báo Quân Đội Nhân Dân lên án mạnh mẽ việc vi phạm kỷ luật về chiến lợi phẩm trong Chiến dịch Biên giới. Sau đó một loạt cán bộ bị kỷ luật rất nặng về tội lấy cắp chiến lợi phẩm (áo quần, chăn màn, máy ảnh, thuốc lá, đồ đạc, thức ăn trong các kho của các đơn vị quân Pháp), tham ô tiền lương ăn bớt tiến ăn của các đơn vị. Tiêu biểu nhất là viên đại tá Cục trưởng Cục quân nhu Trần Dụ Châu bị án tử hình vì ăn cắp chiến lợi phẩm, chuyên gửi mua những đồ xa xỉ nhất từ Hà nội ra để dùng và ăn chơi trác táng. Tướng Nguyễn Chí Thanh là người trực tiếp đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt và y án xử tử hình Trần Dụ Châu để làm gương cho toàn quân.

Tuy xuất thân cố nông, văn hóa thấp, ông chịu khó học trong tù, chăm đọc sách, ham mê lìm hiểu tình hình mọi mặt của xã hội, ưa tranh luận về chính trị, quân sự, cả về văn học nghệ thuật… Ông rất năng động, hoạt bát. Người ta thường thấy ông mặc quần áo bà ba nâu, đạp xe bên anh lính hộ vệ, đi ra ngoại thành Hà nội, vào ngã tư Sở, xuống Cầu Giấy… để bắt mạch cuộc sống. Ông ghé vào hàng nước bên đường, uống nước chè, ăn kẹo lạc, hỏi chuyện bà hàng nước, nói chuyện với khách hàng khác. Ông thuộc Kiều, có khi lẩy vài ba câu. Ông thông minh, có trí nhớ khá tốt. Là Chủ nhiệm chính trị, ông lại rất ưa nghiên cứu, đọc sách về quân sự, về chiến lược và chiến thuật. Ông biết khá rõ về Tôn Tử, về Clausewitz, về Napoléon, về Lâm Bưu, về Joukov…

Là cán bộ xông xáo, năng động, có trình độ khá lích lũy do tự học, ông có uy tín trong quân đội và ngoài xã hội. Sau đại hội 3 của đảng cộng sản cuối năm 1960, ông là ủy viên Bộ chính trị được số phiếu bầu rất cao, ông phụ trách thêm về nông nghiệp, về xây dựng hợp tác xã, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng các chủ nhiệm hợp tác xã… Khi cuộc chiến đấu ở miền Nam phát triển, ông trở lại hoạt động hoàn toàn về quần sự và đầu năm 1964 ông vào chiến trường miền Nam làm đặc phái viên của Bộ chính trị rồi trực tiếp phụ trách luôn việc chỉ đạo trực tiếp toàn chiến trường phía Nam. Chính ông là người tổng kết về lý luận các trận đánh quân Mỹ đầu tiên tại ấp Bắc gần Mỹ Tho, Plây me (Tây Nguyên), tại Ba Gia, Vạn Tường ở miền Trung rồi Bình Giã (Bà Rịa) ở miền Nam.

Những bài tổng kết lớn ấy được đãng trên báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Trường Sơn, có tác dụng rất lớn, xây dựng niềm tin có cơ sở rằng quân Mỹ được trang bị hiện đại, huấn luyện tốt nhưng có nhiều nhược điểm lớn. Đó là họ phải chiến đấu ở một chiến trường nhiệt đới xa lạ, trong một cuộc chiến tranh không tuyên bố vì không gắn chặt với quyền lợi sinh tử của nước Mỹ, trước một đối phương có cách đánh linh hoạt, kết hợp lối đánh du kích với lối đánh hợp đồng binh chủng của 3 thứ quân trên cả 3 vòng chiến lược: nông thôn, rừng núi và đô thị.

Những tổng kết nóng hổi của các trận ấp Bắc, Plây me, Ba gia, Vạn tường, Bình giã – mỗi trận có những nét riêng bổ xung cho nhau, của tướng Nguyễn Chí Thanh đã góp phần xây dựng nên một kiểu “binh thư đánh Mỹ″, tác động rất lớn đến cuộc chiến đấu ở chiến trường. Các cán bộ quân huấn, tác chiến, quân báo, chính trị, hậu cần ở trường sĩ quan Lục quần, trường Cao cấp quân sự và Chính trị, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc đều nghiên cứu kỹ những bài tổng kết ấy. Những bài báo của Trường Sơn được đài Tiếng Nói Việt nam đọc đi đọc lại nhiều lần, lại còn được đọc chậm để các nơi ghi lại làm tài liệu và phổ biến. Khẩu hiệu “Nắm thắt lưng lính Mỹ mà đánh” là của ông Nguyễn Chí Thanh đưa ra, cổ vũ cách giấu quân thật kín, để cho quân Mỹ đến gần mới xông ra đánh bất thần và mãnh liệt, gây bất ngờ và luôn giữ quyền chủ động. Những bài tổng kết của ông về các trận phản công mùa khô trong các chiến dịch của quân Mỹ ở miền Đông Nam bộ Junction City và Cedar Fall cũng có giá trị quan trọng về xây dựng bài bản chiến đấu cho các lực lượng vũ trang ở miền Nam.

Ông là một nhân vật chủ yếu đề xuất việc mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Ông từ chiến khu R lên Nom Pênh để đi máy bay ra Hà nội (qua Hồng Ông). Khi mọi việc đã bàn xong, ông quyết định trở về R cũng theo con đường đã đi thì bị đột tử vào tháng 7-1967. Một ngày trước khi lên đường, ông dự tiệc tiễn chân của Quân uỷ trung ương buổi sáng, rồi của Tổng cục Chính trị buổi chiều, tại đó ông uống hơi nhiều rượu, khi trở về nhà ở phố Lý Nam Đế, tắm xong thì bị cơn nhồi máu cơ tim. Việc cấp cứu tiến hành chậm. Ông vốn có bệnh yếu tim từ trước, cố gắng về thể lực thường hay khó thở. (Việc nói ông chết tại miền Nam trong một trận ném bom của B52 là hoàn toàn thất thiệt). Thế nhưng ở tướng Nguyễn Chí Thanh có một nét không thật bình thường. Ông có những suy nghĩ cực đoan. Ông từng viết hai bài luận văn lớn đăng kín cả 3 trang báo Quân Đội Nhân Dn. Bài thứ nhất hồi 1959 nhan đề “Chủ nghĩa cá nhắn là nguồn gốc của muôn nghìn tội ác”, và năm sau là bài “Lại bàn về chủ nghĩa cá nhân.” Hai bài này được coi như tài liệu chỉnh huấn, để cán bộ tất cả các cấp học tập, thảo luận, liên hệ và kiểm thảo. Tất cả những căn bệnh tư tưởng đều được mổ xẻ, phê phán rất nghiêm: địa vị, bảo mạng, công thần, kèn cựa, suy tính về hưởng thụ, về tiền đồ, về nặng gánh gia đình, lười biếng, tham ô, thiếu trách nhiệm, kém ý thức tổ chức và kỷ luật. Hai bài này đều viết theo cuộc nói chuyện của ông với cán bộ cao cấp của Bộ quốc phòng và các đơn vị đóng gần Hà nội trong hai ngày Chủ Nhật tại Trường chính trị trung cao cấp ở Quần Ngựa.

Điều cực đoan ở ông là nhấn mạnh quá đáng vào chủ nghĩa tập thể, ca ngợi một chiều đến mức tuyệt đối: cái gì tập thể cũng tốt, cá nhân cái gì cũng kém, và gần như coi hoàn toàn không có tác dụng những động cơ cá nhân! Tôi còn nhớ ông đã cảm thảy bí, không sao giải đáp nổi một thắc mắc đơn giản do một cán bộ quân sự cấp trung đoàn nêu lên: tại sao ở trung đoàn tôi, tuy giáo dục rất kỹ, 6 xe đạp của công của tập thể đều hư hỏng rất nhanh, còn xe của cá nhân thì đều sáng trưng, chạy rất tốt, ít hư hỏng. Vậy tập thể ưu việt ở đâu? Và tại sao nông dân sản xuất trên đất 5 phần trăm của riêng gia đinh mình thu nhập rất cao, có khi hơn cả thu nhập từ ruộng tập thể chiếm 95 phán tràm diện tích? Gần đây, tôi được biết thêm một nét “kín đáo” của ông tướng 4 sao này. Hồi hoạt động ở Thừa Thiên và Trung Bộ, một lần ông bị mật thám Pháp bắt cùng một đảng viên cộng sản khác, người này về sau hoạt động trong quân đội, ở Tổng Cục Chính Tri, sau này ra ủy ban khoa học xã hội. Ông này được nhiều gần xét để đưa vào Trung ương đảng. Thế nhưng ông bị kẹt vì cán bộ tổ chức biết rõ rằng trong vụ bị bắt ấy, trong hai người thì đã có một người khai báo không ít với mật thám, làm phong trào sau đó bị tổn thất. Tất nhiên không ai nghi đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị, một người chuyên lên gân giảng dạy về lập trường giai cấp, tinh thần kiên định, coi chủ nghĩa cá nhãn, tinh thần bảo mạng cầu an là tội ác! Ông cán bộ này bị nghi oan, tinh thần bị dằn vặt, đau khổ. Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông cán bộ này cố tìm cách tiếp cận những tài liệu an ninh còn lưu lại từ thời Pháp ở Huế và Sài Gòn. Hy vọng ấy được thoả mãn. Ông đã tìm thấy trong hồ sơ cũ từ hồi 1940, 1941 những biên bản hỏi cung của sở mật thám Huế. Thì ra người thật sự đã khai báo không phải là ông mà là vị đại tướng sau này! Sự khám phá của ông lập tức được lệnh giấu kín!

Những con người giống nhau thường tìm đến nhau. Các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu (có 3 ông cùng 1 quê ở Bình Trị Thiên) kết bạn rất thân, tạo nên một nhóm lãnh đạo trung kiên, trong hàng ngũ những người cách mạng chuyên nghiệp của đảng cộng sản Việt nam. Đó là những người rất cứng nhắc, nhiều tham vọng, làm mưu đồ, chi phối tình hình đất nước rất đậm, để lại đấu ấn thật sau Tết Mậu Thân: cán nết giận của Tổng bí thư Hè 1984, những ngày nóng nực của tháng 7. Tổng bí thư Lê Duẩn tới nghỉ ở khu “Nhà nghỉ của Bộ chính trị” ở Quảng Bá, bên Hồ Tây. Sau khi ngủ trưa, ông Lê Duẩn đi bách bộ, lững thững lên đường đê dưới bóng mát của những cây xà cừ cổ thụ. Ông cùng người bảo vệ đi theo ghé vào một ngôi nhà xinh xắn bên đường đê: nhà sáng tác của Hội Nhà Văn. Đây là nét sống tự nhiên, vừa thân quen, giản dị, vừa có tính chất gia trưởng của các nhà lãnh đạo, muốn vào nhà ai thì vào chẳng cần báo trước chủ nhà gì hết. Lúc ấy chỉ có hai nhà văn tại đó: Xuân Thiều, đại tá quân đội, công tác ở Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và Bùi Bình Thi công tác tại tạp chí Văn Học. Xuân Thiều quê ở Quảng Trị, hồi Tết Mậu Thân từng đi theo các đơn vị vào chiến trường Quảng Trị, Khe Sanh. Bùi Bình Thi quê ở Hà Tây vừa đi một chuyến ở Tây Nguyên về đều là những tay mồm mép linh hoạt, rất vui chuyện. Nhận thấy Tổng bí thư đi vào, hai nhà văn đang cởi trần quần đùi vội mặc áo quần, hý hửng được đón chào khách quý. Tổng bí thư hỏi chuyện hai nhà văn về ngôi nhà sáng tác, về công việc viết lách, về cơm nước tại đây. Thế rồi Xuân Thiều mạnh dạn hỏi một câu vốn day dứt anh hơn 15 năm dài: Thưa Bác, cháu định viết về Tết Mậu Thân, có một điều xin bác chỉ giáo cho, hồi đó ta hy sinh nhiều quá? Những hy sinh quá lớn ấy có tương xứng với kết quả không? Không phải chỉ hy sinh trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân, cả thời gian dài sau đó hy sinh cũng quá nhiều…

Tống bí thư đang điềm đạm bỗng nổi giận. Ông đứng dậy, đi đi lại lại, lên lớp, dạy bảo cho hai nhà văn đang trố mắt nhìn ông. Theo Bùi Bình Thi kể lại cặn kẽ thì ông giảng giải rằng: Các anh không hiểu gì cả! Anh là cán bộ quân đội mà nói như vậy được à? Tết Mậu thân là chiến thắng to lớn, có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ xuống thang. Hy sinh bao nhiêu cũng là xứng đáng, là cần thiết. Không có Mậu thân thắng như vậy thì không thể có toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975 được. Làm chiến tranh phải chịu hy sinh. Sợ hy sinh thì mất nước! Viết văn mà không hiểu điều đó thì viết cái gì! Cầu an và bảo mạng thì không làm cách mạng được. Là sĩ quan, là đảng viên thì không được nghĩ sai lầm như thế? Không khí căng quá! Tổng bí thư “quở mắng” ghê quá. Xuân Thiều mong chờ một sự giải thích có lý lẽ thì bị mắng phủ đầu, xối xả, kiểu đạo lý. Bùi Bình Thi thấy không khí quá căng thẳng, nên có sáng kiến xoa dịu:

– Thưa bác, xin bác nguôi giận. Chúng cháu như con cháu trong nhà. Bác chỉ bảo thế thật là chí tình. Chúng cháu hiểu ra lẽ rồi ạ. Vâng, phải hiểu như thế. Bác dạy những điều thật là quý báu. Thật là may cho chúng cháu được bác chỉ bảo cho như thế ạ…

Tổng bí thư nguôi giận, lặng lẽ ra về. Hai nhà văn lè lưỡi nhìn nhau. Xuân Thiều tỉnh người. Thật không ngờ bị Tổng bí thư “mắng mỏ” đến thế! Ngay hôm sau, thứ hai, Bùi Bình Thi ghé qua báo Nhân Dân có việc, kể lại tỷ mỹ cho chúng tôi chuyện này, với những xúc động còn sâu sắc. Anh em có mặt bàn tán: “Cụ bị chạm tự ái, chạm nọc?”; “Cụ không muốn ai nói rằng hy sinh quá nhiều?”; “Chính cụ đã có lần kể và khoe rằng: Tôi gặp ông Mao, tôi nói thẳng rằng Trung Quốc chi viện cho chúng tôi thì chúng tôi thắng Mỹ với những hy sinh thấp hơn; còn như Trung Quốc không chi viện, thì chúng tôi sẽ phải hy sinh thêm 1 đến 2 triệu người, chúng tôi không sợ, và cuối cùng chúng tôi vẫn thắng”… Đầu năm 1988, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tết Mậu Thân, Bộ Quốc Phòng có tổ chức một cuộc họp có ý nghĩa tổng kết về cuộc tiến công Mậu Thân 1968. Có đại diện Bộ Ngoại Giao đến dự và phát biểu về tác động của thắng lợi ấy về mặt đấu tranh ngoại giao. Theo những con số được đưa ra thì quả thật, hy sinh thật là lớn. Hy sinh trong đợt đầu (tháng giêng-1968) không nhiều, nhưng đến đợt hai (tháng 5-1968) thì nhiều hơn và đợt 3 (tháng 9-1968) lại nhiều hơn nữa. Thiệt hại còn kéo dài sang năm 1969 và đầu năm 1970, với những chiến dịch bình định, bình định cấp tốc rất ác liệt. Qua Mậu Thân, các lực lượng cơ sở, du kích, bộ đội địa phương xây dựng hàng chục năm bị lộ gần hết, bị đánh quét bật ra khỏi các địa bàn quan trọng. Từ giữa năm 1970 tình hình mới được khôi phục dần. Ai cũng thấy từ giữa 1968 đến đầu 1970 là thời kỳ chuyển vào thoái trào, phải bị động bảo toàn lực lượng để rồi khôi phục dần cơ sở, sức lực bị tổn chất là lớn nhất so với các thời kỳ khác của cuộc chiến tranh. Tôi đã nhiều dần đặt vấn đề hỏi các vị tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn… về cuộc tiến công Tết Mậu Thân. Có những ý kiến hơi khác nhau, nhưng nhìn chung có những điểm thống nhất. Tất cả đều cho rằng đây là một cuộc tiến công đặc sắc, táo bạo, lợi dụng được thái độ chủ quan, kiêu ngạo của lượng Westmoreland; yếu tố bí mật bật ngờ được giữ kín, gây choáng váng cho hậu phương nước Mỹ, được các phương tiện truyền tin (báo chí, vô tuyến truyền hình) khuếch đại kịp thời. Từ đó chính quyền Mỹ bị sức ép khá mạnh của dư luận phải xuống thang chiến tranh, phi Mỹ hóa rồi Việt nam hóa cuộc chiến; từ đó họ phải chấp nhận hòa đàm ở Paris, phải chấp nhận chính phủ cách mạng lâm thời là một bên tham dự hòa đàm…

Ngoài thắng lợi quân sự nổi bật là cùng một lúc tiến công vào 44 thành phố, thị trấn và hơn 100 quận lỵ, cứ điểm, chi khu quân sự, đặc biệt là vào sứ quán Mỹ thì thắng lợi chính trị và ngoại giao được coi là đặc biệt quan trọng. Nhược điểm và sai lầm trong chỉ đạo toàn bộ các chiến dịch trong năm 1968 là: Không xác định ngay từ đầu liều lượng các đợt tiến công, mức độ kết quả cho từng đợt; thiếu kế hoạch hóa cho cả năm, cho nên càng về sau càng mất quyền chủ động. Sau thắng lợi vang dội những ngày đầu, đáng lẽ ra phải chuyển sang bảo toàn lực lượng cho hoạt động lâu dài về sau thì lại chủ quan nghĩ rừng tình hình có thể ngả ngũ nên cứ lao vào tiếp khi đối phương đã có kế hoạch đối phó và yếu tố bất ngờ đã hết. Bị thiệt hại trong hai đợt sau (tháng 5 và tháng 9) là vì thế! “Cứ húc tiếp, húc tiếp thêm nữa” nên tổn thất nặng thêm. Tổn thất lớn của năm 1968, 1969 và đầu 1970 gây nên những khó khăn rất lớn, từ giữa năm 1970 trở mới khắc phục được, nên đến năm 1972 mới mở lại được các cuộc tiến công mới ở 3 địa bàn: Quảng Trị, Công tum- Plâycu và Lộc Ninh, sau chiến dịch Nam Lào năm 1971. Ở chiến trường, có lúc đã có ý kiến đề xuất là thắng lợi đã đủ mức rồi, tác động trên dư luận và hậu phương Mỹ cũng đã đủ mức rồi, cần bảo toàn lực lượng, vừa đánh vừa rút về củng cố thế trận mới… Thế nhưng ở trên vẫn cứ thôi thúc: tiến công nữa, tiến công thêm nữa… Do chủ quan, chỉ nghĩ đến tiến công nên có nơi khi xuất phát tiến công là đốt phá hết mọi cơ sở ở căn cứ, quyết không trở lại nữa! Chỉ có tiến mà không có lùi, nên khi trở về căn cứ thì khó khăn, bỡ ngỡ, mọi việc phải làm lại từ đầu. Cái giá phải trả cho bệnh chủ quan là rất lớn.

Ở Sài Gòn, địa bàn trọng yếu nhất, ngoài thắng lợi nổi bật nhất là đột nhập được vào sứ quán Mỹ gáy tiếng vang lôn thì mũi tiến công vào đài phát thanh Sài gòn và dinh Độc Lập không đạt kết quả. Cả hai mũi mang hai băng ghi âm để đưa lên đài phát thanh thì một mũi đi lạc đường, một mũi bị chặn đánh không đến được mục tiêu! Năm tờ áp-phích lớn định mang đến nhà in để in ra mấy ngàn bản thì do lệnh giới nghiêm đã không tới được nhà in! Thế tiến công không duy trì được lâu.

Ở Huế cố duy trì và kéo dài cuộc chiến đấu trong gần một tháng, nhưng sau đó rất lúng túng trong việc rút lui khi các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ bước vào tham chiến. Cũng vẫn là tiến công có phần nào thuận hơn là cầm cự, và rút lui bao giờ cũng là một hành động khó khăn trong khoa học cũng như nghệ thuật quân sự, về chiến thuật cũng như về chiến lược. Tướng Trần Văn Quang cho tôi biết rằng khuyết điểm lớn nhất của Mặt trặn Huế là căn cứ rừng núi phía Tây giáp với Huế đã không làm được đường vận tải lớn để đưa xe kéo pháo và xe vận tải quân sự lớn xuống, cho nên ý định đưa đơn vị lớn xuống đành phải bỏ. Khuyết điểm lớn này về sau được bổ khuyết để năm 1975 đưa được các đơn vị lớn cùng pháo lớn và xe vận tải vào Huế.