Những khoản nhuận bút đồ sộ

Các vị lãnh đạo đảng, nhà nước ở Việt nam đều là những tác giả của nhiều cuốn sách chính trị. Chủ tịch đảng và chủ tịch nước Hồ Chí Minh vừa viết sách, viết báo, làm thơ… Những cuốn sách từ thời xưa như Bản án chế độ thực dân ký tên Nguyễn ái Quốc, những tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, thơ Hồ Chí Minh, Vừa đi đường vừa kể chuyện (ký tên T.Lan), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (ký tên Trần Dân Tiên), cho đến các báo cáo chính trị ở đại hội đảng dân thứ 3, tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1963, các bài nói chuyện trong các dịp kỷ niệm lớn, tại một số hội nghị Trung ương đều được in thành sách, tái bản hàng chục dân. Nhuận bút thu được thành một số tiền lớn, bằng tiền lương của hàng trăm năm một người lao động bình thường. Số tiền này thường được giao cho các tổ chức xã hội làm giải thưởng thi đua, sửa chữa các nhà mẫu giáo vì tác giả không có gia đình và không cần đến. Các vị Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đức Thọ… cũng có khá nhiều sách xuất bản. Nhuận bút thu được là điều hợp lý. Trong những cái hợp lý ấy lại có những điều bất hợp lý, đến mức phi lý. Một là sách chính trị luôn được ưu tiên về xuất bản, in nhanh, giấy tốt, số lượng nhiều, nhuận bút cao. Trong khi các nhà văn, đặc biệt các nhà thơ, xếp hàng hằng năm, vài năm mới được in một cuốn với số lượng ít ỏi! Sách chính trị lại phát hành theo lối bao cấp, bắt buộc các đơn vị hành chính, nhà trường, quân đội, công an, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ mua cho tủ sách, thư viện, các phòng họp… Một cuốn sách chính trị in chỉ trong 2, 3 tuần, số lượng từ 100 người đến 500 nghìn, lại tái bản luôn. Đây là một khoản thu nhập rất lớn, cực lớn của các nhà lãnh đạo trung ương và địa phương. Cái phi lý là báo cáo ở Đại hội đảng của tổng bí thư in hàng triệu, hàng chục triệu bảng, in trên tết cả các báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng… đều được tính tiền nhuận bút cho “tác giả”, trong khi thật ra đó là công trình tập thể và thường là do những nhóm thư ký, thư lại viết hộ! Trong báo Nhân Dân cũng thế. Báo Nhân Dân vừa là báo của Đảng, của chính phủ, địa quân đội, của Mặt Trận… trên thực tế là một công báo, nên trên đó thường in những văn kiện chính thức. Các văn kiện, các diễn ván trường giang đại hải của các vị lãnh đạo, các bản báo cáo khô cứng tại các hội nghị lớn… đều được in trên báo và đều được nhuận bút mức đặc biệt! Văn phòng báo Nhân Dân thường cử các cán bộ mang tiền đến tận nhà riêng của các vị trong bộ chính trị và Ban Bí Thư có bài nói chuyện, có diễn văn được đăng báo, không dám để cho các “cụ bận tâm hỏi đến, trong khi các cộng tác viên tôm tép thì phải chờ dài dài, khi thì chưa có tiền mặt, khi thì “cơ quan bận họp”…

Tôi còn nhớ những khi làm những số báo Tết âm lịch của báo Nhân Dân, các “cụ lớn” gửi bài đến, nếu có bài thơ tết của Lê Đức Thọ hay của Tố Hữu thì đều được in rất trang trọng với nhuận bút “đặc… đặc biệt”, “xuyên trần” nghĩa là gấp vài dân mức cao nhất. Văn phòng báo còn được lệnh của Tổng Biên Tập cử người sành mua bán đi chợ kén mua những cặp gà sống thiến đẹp mã nhất, rồi rượu ngon, hoa đẹp có khi là những chậu cúc, chậu quất để thay cho nhuận bút, vượt xa nhuận bút bằng tiền! Họ chẳng lo gì, vì ở đâu cũng là quỹ tiền công cả. Đây là dịp để làm đẹp lòng cấp trên và có lợi cho cá nhân “ông chủ báo” khôn ngoan. Cả cơ quan đều kháo nhau, bĩu môi, lắc đầu khi nói chuyện riêng với nhau, nhưng nói chung đều chấp nhận như một kiểu sống dưới “chủ-nghĩa xã hội hiện thực”.

Tiền nhuận bút sách và bài báo chiếm một tỷ lệ khá lớn, thường là gấp hàng vài chục dân tiền lương danh nghĩa của các vị lãnh đạo, mà khoản thu nhập này lại kín đáo, có vẻ hợp pháp! Chỉ khổ cho người dân đen, vừa bị “tra tấn” tinh thần vừa phải nghe, phải đọc những tập báo cáo dài dòng khô khan, đầy kháu hiệu sáo rỗng, lại còn phải nộp thuế để trả tiền cho các tác giả của các cuốn sách và bài báo ấy một cách rộng rãi đến vậy!