Những chuyến xuất ngoại

Năm 1985, một chuyên cơ Liên xô nhận trách nhiệm đưa một đoàn khách đặc biệt của Việt nam từ Moscow về Hà nội. Đây là đoàn do Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam cầm đầu, có 12 nhân vật chính thức và 19 cán bộ nhân viên tùy tùng. Máy bay cất cánh trễ 40 phút vì một trục trặc hiếm có! Đó là do số hàng hóa đi theo đoàn quy định mỗi người mang trong mức 60 kilôgam, so với máy bay hành khách đã là gấp 3 lần, chưa kể các cặp, túi xách tay và một số hàng tặng phẩm. Thế nhưng khi 3 xe tải lớn chở hàng ra sân bay thì quá tải đến 6 tấn! Phía Liên xô kiên quyết phản đối, không chất lên máy bay số hàng quá tải, “để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đoàn”. Phía Việt nam cứ nêu là trước đây cũng thế, máy bay lớn, sức chở rất nặng, thêm 6 hay 7 tấn thì có gì đáng kế! Nhưng ở Liên xô đã vào thời kỳ đổi mới, không thể xuê xoa làm càn như cũ! Họ biết rất rõ đó là 6 tấn gì? Đó là hàng đi khua khoảng khắp Moscow của các vị trong sứ quán Việt nam, phục vụ đoàn của Tổng bí thư và cũng kiếm lợi cho riêng các quan chức trong sứ quán. Nói toạc ra là hàng lậu. Hàng dựa vào công vụ, vào hộ chiếu ngoại giao, xuất nhập không thuế để mang về Hà nội bán theo kiểu 1 vốn 4 lời! Đó là lưỡi cưa kim loại, máy bơm nước, máy may, máy kéo sợi, là nồi áp suất, bàn là, là thuốc tây đủ loại… của chính gia đình Tổng bí thư, các Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Vụ Trưởng, nhân viên trong đoàn.

Mặc cho đại sứ Việt nam phải cúi mặt van xin phía Liên xô các bạn Liên xô vẫn từ chối chở số hàng hóa quá tải. Họ kiên quyết cho phía Việt nam một bài học? Thế là máy bay cất cánh, và 6 tấn hàng phải chở về, chất đống la liệt trong sân của sứ quán Việt nam! Sau mấy tháng, hàng vẫn chở về Hà nội được, vì thiếu gì cách, chuyển vào Công-te-nơ hàng ngoại giao, hay chở đường biển từ biển Đen hoặc Vladivostock. Chỉ có lâu! Tất nhiên tổng bí thư đã ra lệnh là cấm mua hàng kiểu buôn bán! Chỉ mua để dùng! Nhưng chính gia đình của tổng bí thư cùng với mấy cận thần như Chánh văn phòng, bí thư, vệ sĩ… lại mua không ít. Hàng chục máy bơm, hàng trăm bàn là, quạt máy, hàng chục nồi áp suất, hàng ngàn lưỡi cưa, hàng nghìn vỉ thuốc… chắc đều là quà cho con cháu thôi mà? ở Moscow và Hà nội, hàng hóa đặc biệt một thời lên xuống giá theo nhịp độ của các chuyên cơ (máy bay lớn đặc biệt chở các quan chức chóp bu đi việc nước). Khi có máy bay sắp lên đường, ở Hà nội giá ki-mô-nô thêu, giá áo sơ mi nữ thêu, giá áo Thái Lan có hoa kim tuyến, giá kem, phấn sáp trang điểm cao vọt lên; quần jeans và áo gió cũng táng lên rõ rệt. ở Mát (tiếng gọi Moscow của giới sinh viên buôn bán) cứ có chuyên cơ Việt nam đến là các hàng đầu vị kể trên cũng tăng vọt lên. ở Liên xô cũ, giá hàng ổn định suốt hàng mấy chục năm, khắc rõ ở đế quạt máy, ở bàn là, ở máy bơm… Thế nhưng sứ quán có cả một kho để nhượng lại cho cán bộ sang công tác đỡ phải đi xếp hàng, chỉ tính “hữu nghị” thêm 20 phần trăm, có khi 30 phần trăm! Anh em gọi đó là máy chém, là thói bắt chẹt, là thủ đoạn làm tiền của sứ quán! Cho nên dù thị trường tự do chỉ mới được nói đến công khai ở Việt nam từ sau đại hội VI (1986) thật ra tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã xây dựng một kiểu thị trường tự do của mình từ khá lâu, và đã thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu tự do cho riêng mình, từ hàng vài chục năm trước. Một anh bạn ở báo Nhân Dân đã có lần cùng tôi tính rằng một cán bộ được đi công tác ra nước ngoài trung bình được độ 800 rúp tiền lời (lúc bấy giờ ước tính bằng 500 đô la), bằng tiền lương suốt hai năm làm việc. Nếu anh ta có vốn, có bạn bè ở Liên xô tiếp sức fhì 1 chuyến đi có thể mang lại gấp 10 lần, bằng tiền lương 20 năm. Nếu anh ta là con buôn thực thụ, đi về mỗi năm vài lần, có tay trong sành sỏi, biết đường giây buôn bán và bản thân tháo vát, thì có thể thành triệu phú rúp sau 1, 2 năm. Nếu dám liều buôn hàng cấm thì vô cùng, có thể thành triệu phú đô la, như hiện nay đã có vài chục người Việt nam ở Moscow đạt được mức ấy. Trước đây không lâu, xuất ngoại là độc quyền của tầng lớp Nomenclature vì chỉ có các quan chức cao cấp nhất là thường hay xuất ngoại và hướng xuất chỉ đến Moscow, Bắc Kinh và thủ đô các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Về sau, chỉ có các nhà ngoại giao ít ỏi đi một số nước tư bản, vì các nước này luôn bị coi là thù địch. Cán bộ trí thức, các nhà khoa học kỹ thuật, các nhà báo, văn nghệ sĩ cũng gần như chỉ đi họp công tác, học tập ở các nước cộng sản anh em. Mỗi chuyến đi đều được tuyển chọn kỹ, qua cơ quan an ninh và cơ quan tổ chức cán bộ. Hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao đều do vụ lãnh sự bộ ngoại giao giữ. Khi có chứng nhận của cơ quan an ninh và cơ quan tố chức cán bộ xét duyệt và thông qua đưa trình vụ lãnh sự thì đương sự mới được giao hộ chiếu. Khi về nước hộ chiếu được thu hồi ngay tại sân bay. Còn hộ chiếu thường của công dân thì trước đây hầu như không có vì công dân trên thực tế không có quyền xuất ngoại.

Cả một thời gian đài, xuất ngoại là độc quyền, là đặc quyền của một tầng lớp quan chức của Đảng. Một số nhân sĩ thỉnh thoảng được xét đến và được chiếu cố cho đi một vài cuộc họp, nhưng luôn có đảng viên cấp cao đi kèm để lãnh đạo, đồng thời và chủ yếu là để kiểm soát, theo dõi chặt chẽ. Một điều làm cho nhiều cơ quan ở nước ngoài rất khó chịu và phản đối là thường họ mời đích danh một giáo sư, một nhà văn, một nhà báo, một trí thức nào đó đi dự hội nghị quốc tế thì các vị nắm quyền ở Việt nam lại tự động đánh tráo, cử người khác đi thay thế, mà người đó nhiều khi không có đủ tiêu chuẩn cần thiết! Họ được chọn chỉ vì là bà con thân thiết, là phe cánh của các vị lãnh đạo. Cho đến nay, chỉ có Việt nam là nước xử sự một cách kỳ quặc, thiếu văn hóa như vậy!

Trong khi đi họp, làm việc ở nước ngoài, có quy định là mọi thu nhập đều phải báo cáo, các tặng phẩm có giá trị dù là tặng cá nhân cũng đều phải nộp lên trên để xem xét và chỉ cho nhận một phần rất nhỏ, “vì đất nước còn nghèo”, cần đưa vào công quỹ! Mọi quy định này được cán bộ các sứ quán nhắc nhở kỹ, nhưng trên thực tế chỉ có cán bộ sơ cấp và nhân sĩ ngoài đảng là chấp hành nghiêm chỉnh. Còn cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước thì thường quên mất quy định này! Và các vị này đều có những tặng phẩm rất lớn. Qua các cuộc đi thăm chính thức các nước anh em, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thường được tặng những món quà có giá trị rất lớn: Đài thu vô tuyến truyền hình màu loại mới nhất, các bộ máy ghi âm, video, máy thu thanh hiện đại, các lọ pha lê lớn, thảm len, vải len, nhung lụa loại thượng hạng, đồng hồ vàng, đồ mỹ nghệ, trang sức đắt tiền bằng ngọc, đá quý, vàng cho các quý phu nhân, cho đến sâm nhung rượu bổ loại đặc biệt và các đặc sản quý hiếm khác của từng nước…

Người ta thường thấy phu nhân các cụ lớn ra cửa hàng đặc biệt bán hàng lấy ngoại tệ ở đường Hàng Trống trông ra Hồ Hoàn Kiếm Hà nội, gửi bán dần những tặng phẩm của Quý Phu quân để lại. Tất cả có thể thành một nhà bảo tàng nhỏ nói lên trình độ công nghiệp và mỹ nghệ của các nước anh em trước đây.

Đây là sự có đi có lại giữa các Nomenclatura các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngân sách quốc gia đều có khoản đặc biệt về tặng phẩm cho các đoàn cấp cao nhất. Các vị đến Việt nam đều khuân về: nào là những cặp đồi mồi cực lớn; những bộ đa hổ lớn, những cặp ngà voi quý, những bộ khay cốc chén bằng bạc, những bộ cùi dĩa, phóng xiết lớn bằng bạc; những cuộn thổ cẩm, những thảm len đặc biệt, cho đến các bộ áo quần may đo bởi thợ may lành nghề nổi tiếng của thủ đô Hà Nội các bộ áo quần ngủ thêu tay, những tập dày đồ thêu, ren trang trí, rồi đến từng thùng rượu trắng rượu ngâm tắc kè, rồi các bộ bàn ghế khảm trai, khảm xà cừ giá trị hàng chục triệu đồng mỗi xuất tặng phẩm cá nhân. Đó là các lọ cổ, các bình phong bằng gỗ quý… tài sản quốc gia cực lớn, nhiều thứ cực kỳ quý hiếm. Chẳng đi đâu mà mất cả. Của chú trao đi, của dì trao lại. “Nghĩa vụ quốc tế là cùng giúp nhau cho tầng lớp đặc quyền đặc lợi của mỗi nước giàu sang lên, thêm trưởng giả lên, tiến kịp các nước giàu có của thế giới! Đấy trên thực tế là một cuộc thông đồng lớn nhằm tước đoạt tài sản quốc gia để nuôi béo những tập đoàn cám quyền tham nhũng mang danh cách mạng và cộng sản!

Quan hệ móc ngoặc trong nội bộ tầng lớp đặc quyền ở Hà nội, thời bao cấp có câu châm ngôn vỉa hè: nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế, nói lên mối quan hệ giữa những người có chút quyền lực trong xã hội. Trước hết là thân, bạn thân, người thân trong gia đình. Thứ hai đến quen, người quen là do tình cảm, là giúp đỡ, chiếu cố nhau. Thứ ba đến người có quyền, phải thỏa mãn họ để được họ che chở khi cần, để họ giúp đỡ, hỗ trợ. Thứ tư mới đến chế, có nghĩa là chế độ, chế độ phân phối theo tiêu chuẩn được qui định.

Các quan hệ móc ngoặc do thân do quen, do quyền thế bao trùm các mối quan hệ phân phối hàng hóa và đặc quyền trong xã hội. Cô mậu dịch bán gạo móc với bà mậu dịch bán thịt. Thế là cả hai có gạo ngon, có thịt thăn, thịt chân giò hảo hạng. Hai người này lại móc với bà phụ trách cửa hàng bách hóa, thế là khi nào có vải đẹp, có len ngoại về được ưu tiên báo tin để đến mua theo phiếu… Đó là móc ngoặc, cảm tình trong nội bộ ngành mậu dịch. Các cô mậu dịch lại móc với các ông bà ở ngành y tế, để khi cần được đưa bố, mẹ, con đến chữa bệnh, xin thuốc tốt (vì thời đó thuốc được phát không lấy tiền), có khi được vào nằm bệnh viện để chữa bệnh, để mổ xẻ thuận lợi… Các ông bà bác sĩ lại móc ngoặc với các vị ở sở giáo dục, ở bộ giáo dục để con cái họ được nhận vào trường mẫu giáo loại tốt nhất, học ở trường đại học hay chuyên nghiệp ra được xếp cho nơi công tác ở Hà nội, ở tỉnh gần, theo nguyện vọng… Các vị trên lại móc ngoặc với những cán bộ ở ngành văn hóa nghệ thuật để các vi này cho vé xem phim, xem kịch đủ các dạ hội ca múa nhạc đặc sắc. Các nhân vật trên lại có quan hệ có đi có lại với sở nhà đất để việc thuê nhà, đổi nhà, tậu đất được thuận lợi, hợp với nguyện vọng.

Những quan hệ móc ngoặc, thân quen, “có đi có lại mới toại lòng nhau” như trên rất dễ hiểu, trở nên bình thường, tạo nên một lớp người sống ung dung, thoải mái, dưới chế độ bao cấp chặt chẽ do thiếu thốn hàng hóa thường xuyên, mọi thứ đều khan hiếm, từ gạo, đường, sữa đến xà phòng, diêm, vải, cho đến cả quằn đùi, áo lót, cả đến kim, chỉ, giấy bản, vải màn cho phụ nữ dùng hàng tháng cũng có khi khan hiếm! Thời ấy, đầu óc các bà nội trợ ngổn ngang những con số và thông báo; các bà do lo toan tần tảo, nhớ thật tài! Tháng này ngày nào, sữa hết hạn bán! Tháng này được mấy lít đầu, mấy bánh xà phòng, mấy lạng đường… Rồi cầm cả mấy tập tem phiếu, các bà nhớ phiếu số 5B là mua gì, 6C là mua gì… Rồi ngày lễ, ngày Tết mua được gì thêm ở cửa hàng nào, thời hạn nào… Tất cả những phiếu lớn, nhỏ, đủ màu sắc ấy, cứ mỗi lần mua các cô mậu địch lại cắt đi một ô, phải cất giữ cẩn thận, mất là chịu chết, chịu thiệt thòi lớn… Cho nên mất tem phiếu, mất sổ gạo… là một tai họa có khi còn hơn cả mất trộm!

Trong nếp sống móc ngoặc ấy, điều cần vạch rõ là móc ngoặc của cáo quan lớn, những người có quyền thế lớn. Bộ trưởng này móc với bộ trưởng khác. Bí thư tỉnh này móc với bí thư tỉnh khác. Các vị uỷ viên trung ương đảng móc với nhau; đó là sự móc ngoặc của những nhân vật có quyền cao, chức trọng, thuộc táng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi của chế độ. Các móc ngoặc kiết này thường là qua gặp gỡ, vỗ vai, bắt tay nhau, hứa hẹn, nhớ kỹ, thực hiện sòng phảng vì có đi có lại có lợi cho các bên.

Chính đo móc ngoặc có thương lượng hoặc mặc nhiên hiểu ngầm giữa các vị “quan lớn” cửa chế độ mà vợ con nhiều vị được cử vào các vị trí đặc biệt, được đi học hoặc đi công tác ở nước ngoài, bất chấp tiêu chuẩn về trình độ văn hóa, chuyên môn. Chính do tinh thần ấy mà khi ông Lê Đức Thọ (lên thạt là Phan Đình Khải) đã ở vào vị trí uỷ viên bộ Chính trị, uỷ viên quân uỷ trung ương (sau là uỷ viên đảng uỷ quân sự trung ương- cho dù không có một ngày ở trong quần đội) thì hai em ruột của ông đều làm lớn: ông Đinh Đức Thiện (tên thật Phan Đình Dinh), lên đến cấp trung tướng, phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần, rồi Tổng cục trưởng tổng cục dầu khí, rồi bộ trưởng bộ dầu khí của chính phủ, mặc dầu ông không có một chút kiến thức gì về khoa học, kỹ thuật cả.

Trước đó ông từng là Bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim, là Trưởng ban xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, trong khi ông không có hiểu biết ngay cả ở trình độ sơ cấp về cơ khí, về luyện kim! Và em út của ông Lê Đức Thọ là Mai Chí Thọ (tên thật Phan Đình Đống) lên đến uỷ viên Bộ chính trị, đại tướng công an, Bộ trưởng bộ nội vụ sau khi là chủ tịch uỷ ban hành cánh thành phố Hồ Chí Minh, mặc dầu chưa qua một lớp học nào về đào tạo cán bộ an ninh! Người ta thường gọi đó kiểu làm “quan tắt”: Em gái ông Lê đức Thọ cũng được cử làm chủ nhiệm các cửa hàng mậu dịch quốc tế Hà nội, năm trong tay các cửa hàng đặc biệt cung cấp hàng hóa cho các chuyên gia, các cơ quan ngoại giao và những cửa hàng đặc biệt, kín đáo cung cấp riêng cho Bộ chính trị và ban bí thư, đặt ở phố Tôn Đản, phố Ngô Quyền và phố Hàng Trống Hà nội. Vậy là cả một gia đình lớn nắm những chức vụ then chối, có nhiều quyền lực và bổng lộc vào loại bự nhất của chế độ.

Tổng bí thư Lê Duẩn có bà vợ hai làm đến uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ An Giang, sau là phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, mặc dầu không có tay nghề làm báo, chỉ ngồi dự các cuộc họp của tòa soạn một cách hình thức! Các con ông Lê Duẩn đều được học Liên xô, ngoài tiêu chuẩn bình thường. Đó là Thành, học ở Liên xô cùng lớp với Võ Điện Biên, con của đại tướng Võ Nguyên Giáp về kỹ thuật hàng không quân sự. Đó là Vũ Anh, con gái, được học ở trường đại học Lomonossov, nguyên là con dâu của thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm, về sau lấy một giáo sư Nga, chết năm 1981 ở Moscou trong một vụ mổ khi mang bầu quá lớn, bị chảy máu quá nhiều. Hai con rể của ông Lê Duẩn thì một là tiến sĩ giáo dục tốt nghiệp ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Hồ Ngọc Đại và một là kỹ sư cơ khí đào tạo ở Nga, Lê Bá Tôn, cả hai đều quê ở Quảng Trị; hai người khác hẳn nhau. Lê Bá Tôn kiêu ngạo, loại công tử huênh hoang, ăn chơi khá nổi tiếng, thường được anh em gọi là: Lê Ba Tôi (vì hay đưa bố vợ ra khoe để tạo thế cho mình), trình độ chuyên môn yếu, có dạo ngấp nghé lên Thứ Trưởng Bộ cơ khí nhưng vi sợ dư luận không thuận nên Ban tổ chức cán bộ phải bỏ ý định này. Còn Hồ Ngọc Đại thì có trình độ nghiên cứu, có sáng kiến đề ra một đường lối giáo dục mới lấy học sinh làm chủ, đánh thức tiềm năng vốn có của học sinh, tạo nên một hệ thống trường thực nghiệm mặc dù sáng kiến này bị các quan chức bảo thủ cũ của Bộ Giáo Dục ngăn chặn. Hồ Ngọc Đại sống giản dị, từ chối những ưu đãi đặc biệt của một “phò mã”, lụi cụi đạp xe đạp đi làm, chan hòa với tuổi trẻ, tận tâm lao động bằng sức mình, thật lòng có tâm huyết với thế hệ trẻ và nền giáo dục của đất nước. Đây là một con người hiếm trong chế độ đặc quyền đặc lợi, bị những người trong tầng lớp ấy gọi là “phò mã cứng đầu, dở hơi, không chịu học thuộc bài.

Dư luận còn bàn nhiều đến các bà vợ của các “cụ lớn”. Như bà Tư, vợ ông Nguyễn Duy Trinh, từng là uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng bộ ngoại giao. Bà là vụ trưởng Bộ nội thương, lại là vụ trưởng vụ kế hoạch chuyên phân phối hàng hóa, vụ then chốt của bộ, mặc dầu trình độ chỉ là ở mức trung cấp! Lợi lộc ở vị trí này không nhỏ!

Đó còn là bà vợ của cựu thứ trưởng bộ văn hóa Hà Huy Giáp, làm thứ trưởng bộ công nghiệp nhẹ, nắm trong tay cả ngành đất lớn của đất nước mặc dù không có hiểu biết gì cơ bản về công nghiệp! Đó cũng là bà Thanh, vợ của cựu uỷ viên Bộ Chính tri, phó thủ trưởng Tố Hữu. Khi ở Việt Bắc, bà mới phụ trách lãnh đạo một đơn vị văn nghệ nhỏ sau khi ở Thanh Hóa lên với nhà thơ. Bà vào ngành Tuyên huấn, từ năm 1974 nghiễm nhiên là Trưởng phòng Báo cáo viên chính tri của ban Tuyên huân trung ương ngang cấp vụ trưởng loại 1 để từ 1977 lên Phó Ban Tuyên Huấn Trung ương đảng, ngang với một thứ trưởng, chuyên đi họp Báo cáo viên chính tri của Đảng ở Liên xô, Ba Lan, Đông Đức, Mông Cổ… Cả ngành Tuyên Huấn đều tôn trọng bà (về hình thức, vi là bà lớn, vợ của cụ lớn uỷ viên bộ chính trị) đồng thời lại “thương hại” cho bà, vì cầm đầu lực lượng báo cáo viên mà bản thân bà không bao giờ nói chuyện hay trình bày nổi một vấn đề chính trị hay thời sự nào. Cũng giống như bà Trần Thị Tích, vợ của Tổng biên tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng, công tác ở báo Nhân Dân, ở đủ các Vụ và Ban, từ văn phòng đến ban bạn đọc, Ban nữ công, để lên tới Trưởng ban Nội Chính của báo Đảng, ngang cấp vụ trưởng loại 1, bà không tự viết nổi một bài báo nào có chất lượng, thế mà vẫn có bài trên báo, do phu quân viết hộ! Về hưu từ năm 1987, sau trung ương cho lên đến bậc 7 (ngang với thứ trưởng) bởi thành tích cũ: vào đảng từ trước tháng 8-1945!

ở các tỉnh, tình hình còn bê bết hơn nhiều. Học theo trung ương có khi Giám đốc bệnh viện không có tý hiểu biết gì về y tế, Trưởng phòng ngân hàng không biết gì về tài chánh, kế toán và Giám đốc Sở Giáo Dục không hề là một giáo viên! Đó chỉ là các bà lớn, các cậu ấm, cô chiêu của các quan chức lớn nhất ở tỉnh!

Kể ra những trường hợp trên, tôi không có ý định đả kích cá nhân ai, chỉ nêu lên làm dẫn chứng cho một chế độ “xã hội chủ nghĩa” hiện thực, chuyên nói về công bằng xã hội, về tôn trọng nhân tài, về ngay thật và trung thực, mà trong việc làm có quá nhiều chuyện móc ngoặc mờ ám, không dựa vào tiêu chuẩn tài năng và đạo đức thật sự nào, có hại cho công việc chung của đất nước. Các điều trên nói lên sự móc ngoặc, tự tư tự lợi trong nội bộ tầng lớp đặc quyền, mang mầm mống thất bại và phá sản chắc chắn.