Mặt trời lên, mặt trời lặn

Một thời bài hát Tàu rất được thịnh hành:

Mao tsé Tung
Thai vang sâng
Trung Hoa su leo cơ Mao Tsé Tung

Phiên theo chữ Hán là:

Mao Trạch Đông
Thái Dương thăng
Trung Hoa xuất liễu cá Mao Trạch Đông…

nghĩa là:

Mao Trạch Đông
Mặt trời lên
Ở nước Trung Hoa xuất hiện Mao Thạch Đông…

Câu cuối là: “Người là cứu tinh của nhân dân”

Một thời, cái thời từ 1950 đến tận 1978, sách ông Mao tràn ngập các cửa hàng bán sách Nhân Dân và các tủ sách công cộng; trong Thư viện Quốc gia Hà nội, sách của Mao được xếp vào loại kinh điển cơ bản nhất. Thư viện các cơ quan cho đến tủ sách ở các khu phố, trường học, xí nghiệp… đều tràn đầy sách của Mao. Cuốn Trì cửu chiến (Chiến tranh lâu dài), Tân cân chủ luận (Bàn về cân chủ mới), Thực tiễn luận (Luận về thực tiễn), Mâu thuẫn luận (Bàn về mâu thuẫn), Vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân… là những cuốn sách được in với số lượng cực lớn, ở trong chương trình học tập chính thức của đảng viên, cán bộ từ sơ cấp đến trung cáp và cao cấp.

Sự sùng bái mù quáng Mao đạt đỉnh cao nhất vào tháng 12 năm 1951, tại Đại Hội Đảng dân thứ 2 họp trên căn cứ Việt Bắc, trăm phần trăm đại biểu giơ tay thông qua điều lệ mới của đảng ghi rõ trên giấy trắng mực đen: Đảng Lao Động Việt nam lấy chủ nghĩa Mác-Angels-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng. Mặt trời chói lọi ấy chỉ ít lâu sau đã chiếu rọi khắp đồng quê miền Bắc, với những cuộc đấu tố kinh hoàng giai cấp “địa chủ (mà phần lớn chỉ là phú nông hoặc trung nông lớp trên); vợ tố chồng, con tố cha, con dâu tố bố mẹ chồng, anh chị em đấu tố nhau… Họ đều được biểu dương là lập trường giai cấp vững chắc và đứt khoát, giác ngộ giai cấp sâu sắc, là những đảng viên trung kiên của đảng, thấm nhuần tận xương tủy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, được nêu gương để toàn đảng học tập. Những chữ “Tàu hoặc mang màu sắc Tàu xuất hiện rất tự nhiên: địa chủ cường hào, địa chủ ác bá, tố khố, mạn đàm, tọa đàm, tâm đắc, kiểm thảo, phản tỉnh, liên hệ, liên quan, thành khán nhận tội, thành khẩn hối hận, thành khẩn và ngoan cố, đầu hàng giai cấp, tình cảm giai cấp, Phân loại thành phần, phân loại tư tưởng, cốt cán, bắt rễ xâu chuỗi, phát động cám thù, phát động tư tưởng… Hơn 10 nghìn người đã bị bắn trong các tòa án nhân dân vừa hừng hực khí thế kích động cảm thù, vừa mù quáng kỳ quặc; một chiều theo kiểu a dua của đám đông- những cơn động kinh của đám cuồng tín ít học. Mao Trạch Đông từng vỗ ngực tự nhận là kẻ cầm đầu của mấy trăm triệu nông dân Đông Nam Châu á.

Những phái viên kiệt xuất của Mao chủ tịch là những ông chủ thật sự của cải cách ruộng đất. Đó là “đồng chí Thiế,t đồng chí Triệu, đồng chí Vương”… mà mỗi lời phán, gợi ý, đề xuất được coi là mệnh lệnh, là chỉ lệnh của Mao chủ tịch vĩ đại! Điều lệ Đảng đã ghi lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng thì dù có điều gì các học trò Việt nam cảm thấy là lạ, kạ kỳ, thậm chí vô lý… cũng cứ phải cúi đầu vâng dạ mà chấp hành cho sớm.

Những học trò ấy trước hết là. ai? Là ông Trường Chinh, Tổng bí thư của đảng đảm nhận chức Trưởng Ban chí đạo Cải cách ruộng đất, là ông Hoàng Quốc Việt, ủy viên thường vụ trung ương đảng (như ủy viên Bộ chính trị), Trưởng ban chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên; là ông Lê Văn Lương, Trường ban tổ chức trung ương kiêm Trưởng ban Chỉ đạo chỉnh đốn tổ chức, mà thí điểm được làm ở Thanh hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; là ông Hồ Viết Thắng, ông Chu Văn Biên, ủy viên thường trực của Ban chỉ đạo trung ương.

Mỗi lần các vị học trò” này gặp đoàn “phái viên quý báu của Mao Chủ Tịch” về Thủ ti cải cớ (Thổ địa cải cách, theo tiếng Bắc Kinh), họ chỉ có thái độ tiếp nhận ý kiến của chuyên gia, không dám hỏi lại cũng không dám cãi lại! Anh bạn của tôi làm ở văn phòng Ban Chỉ Đạo hồi ấy (năm 1954, 1956) kể lại: “Triết cố vấn”, Triệu cố ván” và Vương cố vấn” chuyên ngồi dựa vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, có lúc gác đại cả 2 chân lên bàn, tay cầm ly rượu mao đài, nhổ nước hót ồn ào xuống đất, để phán bảo cho những người nắm vận mệnh của đất nước Việt nam. Thật thê thảm cho đất nước này!

Có một câu chuyện rất đáng chú ý. Khi đội phát động đến vùng đồn điền Đồng Bẩm sát ngoại ô thành phố Thái Nguyên làm thí điểm phát động nông dân, chủ đồn điền là bà Nguyễn Thị Năm. Bà từng ủng hộ các chiến sĩ cộng sản từ thời bí mật từ những năm 1937-1938… Chính các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đã được bà che chở, nuôi dưỡng. Hai con trai bà hoạt động Việt Minh từ thời bí mật, đi bộ đội giải phóng và đến 1954, một anh tên Nguyễn Công là Chính ủy Trung đoàn, một anh tên Nguyễn Hanh là Đại đội phó Bộ đội Thông tin. Cố vấn Trung Quốc nhận định bừa rằng đây là mụ địa chủ ác bá, có nghĩa là cần lấy đầu. Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến. Những người ấy bị cố vấn Tàu và ông Đội trưởng quê ở Nghệ An kết tội là tay sai, đình bênh che, chạy tội cho địa chủ. Không khí ngột ngạt bắt đầu, sau bắt rễ xâu chuỗi, đến bước đau tranh trực diện của nông dân, kể tội và luận tội về kinh tế và chính trị, chuẩn bị cho tòa án nhân dân với màn xử bắn.

Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy, ông chạy về Hà nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: “Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính ủy trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức.” Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói ông Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này!

Thế nhưng không có gì động đậy theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ là đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Nam rồi. Lập luận của những “phái viên đặc biệt của Mao chủ tịch” là: “Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt tàn bạo, chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt nhận rõ kẻ thù của mình, dù chúng dở thủ đoạn nào.” Tôi hỏi ông Hoàng Quốc Việt vậy thì ông nghĩ sao về câu chuyện này? Lúc ấy là năm 1987, đã có “đổi mới”, “nói thẳng và nói thật”. Ông nói: “Đến bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ!” Ông than? Thế rồi sang chuyện khác. “Họ” là các ông con trời, đặc phái viên của Mao. Tôi nghĩ việc này có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết ông Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là Chủ tịch nước, Chủ tịch đảng, ông vẫn phải chịu phần trách nhiệm. Huống gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp.ì Đây là thái độ vô trách nhiệm. ống không can thiệp thì còn ai có thể can thiệp? Ông đã để mặc cho nước của ông, đảng của ông bị một số kẻ nước ngoài lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế, ông đã từ nhiệm vị trí, trách nhiệm của mình.

Giả thử ông quyết can thiệp hết mình, đến nơi đến chốn vì đây là trường hợp thí điểm, thì biết đâu cả cuộc cải cách ruộng đất sẽ diễn ra khác hẳn. Chẳng phải chính ông, trước đó đã có lần nhận định rằng lòng yêu nước của dân tộc ta rất sâu rộng, cho đến vua quan như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái cũng chống thực dân Pháp; biết bao địa chủ là địa chủ kháng chiến, biết bao nhân sĩ là nhân sĩ dân chủ, có biết bao thân sỹ yêu nước ở khắp nơi…

Sùng bái “mặt trời phương Đông”, nể sợ “thiên triều Bắc kinh”, ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác quanh ông, cho cả đảng cộng sản một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông đè lên đầu, trong khi cả Đảng cộng sản và xã hội bị cỗ xe ấy nghiền nát. Thảm trạng hiện nay của đất nước bắt nguồn một phần không nhỏ từ “mặt trời” ấy, thái độ “đầu hàng” tai hại ấy, dù cho “mặt trời” ấy đã lặn vào bóng đêm dày đặc của lịch sử từ hơn 1 chục năm nay (ông Mao đã chết năm 1976). Báo Nhân Dân hồi đó đã có một bài xã luận ở trang một, khóc lóc tiếc thương “người thầy vĩ đại của cách mạng Trung Quốc, người bạn lớn của nhân dân Việt nam.”