Lực lượng dân chủ

Những ai mong muốn dân chủ ở nước ta? Không một ai muốn dân chủ đến trong hỗn loạn. Còn dân chủ đến trong một tình hình không hỗn loạn, không đảo lộn dữ dội, thì phải nói là nhiều, rất nhiều người mong muốn. Thanh niên là lực lượng hùng hậu trong hàng ngũ. tranh cho dân chủ. Vì thanh niên ít ràng buộc với cơ chế cũ, ít gắn bó với đặc quyền đặc lợi, thanh niên ham mê cái mới, cái tiến bộ.

Anh chị em trí thức theo đúng nghĩa, am hiểu tình hình, có trí tuệ,tất nhiên ưa muốn sinh hoạt dân chủ. Vì trí thức là sáng tạo, là hướng tới cái mới tiến bộ, chống bảo thủ, trì trệ, chống độc đoán. Tất cả những văn nghệ sĩ chân chính mê say sáng tạo chỉ có thể phát huy hết tài năng trong một chế độ dân chủ.

Những lực lượng kinh doanh khát khao không khí làm ăn có pháp luật, bình đẳng, mọi người đều có cơ hội ngang nhau để thành đạt, tất nhiên là mong muốn một chế dộ dân chủ pháp quyền, nông dân ở khắp vùng quê đều tha thiết với quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhà cửa, vườn tược; họ mọng sớm chấm dứt cảnh cường hào mới lộng hành dựa vào quyên thế phe đảng và dòng họ; họ hiểu rằng chỉ có một chế độ dân chủ mới mang lại không khí làm ăn sôi động và sự trù phú lâu bền ở thôn quê.

Chưa có dân chủ thì nam nữ bình quyền, dân tộc bình đẳng, tự do tín ngưỡng cũng chỉ là nói suông, chưa có gì là thực chất. Đó là nói về lý thuyết, về tiềm năng. Trên thực tế, hiện nay phong trào dần chủ có vẻ như im lìm! Những bức thư từ trong nước cho biết rõ: không phải như vậy! Sự im ắng của phong trào đấu tranh đang che dấu những dòng nước xoáy sôi động từ dưới đáy sâu. Chiều sâu tâm lý xã hội đang chuyển động lớn. Các nhà ngoại giao Tây Âu rất lý khi nhận xét rằng bức tường cộng sản ở Việt nam không đổ sập trong một đêm, nó cứ rơi rụng dần, đổ dần từng máng nhỏ, liên tiếp, ngày này sang ngày khác, và đến độ nào đó thì mới tan hoang, tan bành. Cứ vào từng nhà một sẽ thấy ngay thôi. Không mấy người còn nói đến các vị lãnh đạo đảng một cách quý mến, kính trọng như xưa. Người dân đã dành lại cho mình quyền ăn nói, quyền chỉ trích, quyền phê phán. Đảng cộng sản và những người lãnh đạo đảng không còn quyền uy, chẳng còn gì là linh thiêng nữa? Người dân đã nói và nghĩ đến một thời kỳ hậu cộng sản chẳng xa xôi gì. Cả nhiều người cộng sản cũng nghĩ đến điều ấy, như một tất yếu phải đến, không tránh đi đâu nổi. Không ít người không còn giữ kín trong bụng mình, mà đã thổ lộ với người thân, với bè bạn, thậm chí cả ở nơi đông người những suy nghĩ đích thật của mình về chế độ, kể ra vanh vách những tội lỗi, chê trách cái dại, cái dốt, cái lẩm cẩm của những người lãnh đạo. Họ đã dành lại trên thực tế một phần quyền dân chủ, quyền ăn nói, quyền tự do xưa nay bị cấm đoán. Sự chuyển động về tâm lý xã hội đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Xưa kia được đi dự mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng là một vinh dự; người ta vỗ tay hồ hởi; nay các cuộc mít tinh như thế phải mời gọi, phải thuyết phục, có khi phải kèm theo lợi ích riêng như thuê mướn; người vỗ tay lẹt đẹt, miễn cưỡng, và người xem truyền hình hoặc nghe đài thì nhún vai, cười khẩy, hoặc tự nhủ: vẫn những trò cũ vớ vẩn, hoặc dửng dưng, họ làm việc của họ, ta làm việc của ta. Ai bảo là không khác gì trước? Ai bảo là im lìm? Không, khác nhiều lắm chứ. Rồi còn khác nữa! Tránh voi chẳng xấu mật nào! Thế nhưng khi con voi già đã ốm yếu, ngà đã gãy, chân đã siêu, đang thở hắt ra thì dù nó có rống lên cũng chỉ dọa được những kẻ yếu bóng vía nhất, và rồi một số người gan góc, thông minh sẽ tìm ra cách làm cho nó lăn kềnh.

ở xã hội nào cũng có số đông và một số ít người ưu tú. Số đông có lúc như im lìm. Nhưng số ít ưu tú thì lại khác số đông. Họ năng động, họ sớm nhìn ra tình hình, sớm tìm la hướng mới. Họ luôn là họ, không a dua, không theo đuôi. Họ không sợ cường quyền. Họ không ưa theo vết mòn. Họ có tinh thần khai phá. Họ có sức hấp dẫn, sức thuyết phục và sức lan tỏa. Những tia sáng trí tuệ, những xung động tình cảm của họ rất dễ lan truyền ra xung quanh, như những trung tâm phóng xạ trong vật lý, những trục truyền lực trong cơ khí…

Xưa kia, dưới thời Pháp thuộc một số người cộng sản từng là người ưu tú như thế. Họ sống sát quần chúng, thu hút hấp dẫn quần chúng. Họ tin vào lý tưởng giành độc lập, bất chấp tù đầy, thách thức cả máy chém… Ngày nay, ngược lại những người lãnh đạo cộng sản độc đoán ở vào vị trí cản đường đi lên của dân tộc. Và một lớp người ưu tú khác xuất hiện, tỉnh táo, tự tin, đau nỗi đau của đất nước và đồng bào. Họ là tiến sĩ toán học Phan Đình Diệu, là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (đã từ bỏ đảng cộng sản từ vừa đúng 10 năm trước); họ là nhà văn Dương Thu Hương; là nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phan Cảnh; họ là nhà thơ Nguyễn Duy với những bài thơ tâm huyết Nhìn Từ Xa Tổ Quốc, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, họ là nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ mang bí danh Hà Sỹ Phu từ cuối năm 1988 đã viết bài: Hãy nắm tay nhau đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ; họ là nhà văn hóa Viễn Phương, nhà sử học Nguyễn Kiến Giang, nhà triết học Hoàng Minh Chính; họ là nhà toán học Nguyễn Phú Hào dạy học ở Angiérie vừa sang Pháp hoạt động góp phần đấu tranh cho dân chủ ở quê hương; họ cũng là nhà văn nữ trẻ Phạm thị Hoài dám tranh luận với nhà lãnh đạo Nguyễn Đình Thi; họ cũng là cô sinh viên trẻ Bùi Thị Thanh Hương (Hoàng Dung) ở Moscou bị sứ quán Việt nam đe dọa vẫn không lùi bước trong việc đảm nhận việc xướng ngôn viên của đài phát thanh tự do Irina; họ là nhà báo Nguyễn Ngọc Lan và linh mục Chân Tín kết hợp sống đạo với sống đời, bị quản thúc về thân thể mà không chịu để tinh thần bị quản thúc; họ là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và giáo sư Đoàn Viết Hoạt không cần giàu sang phú quý ở nước ngoài mà dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước; đó là các vị hòa thượng Trí Siêu, Tuệ Sỹ Huyền Quang, Quảng Độ, Trí Tựu, Hải Tạng… dấn thân cho quyền tự do của các tôn giáo chống lại các hình thức tôn giáo “quốc doanh”; đó là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cả tuổi thanh xuân gần 30 năm bị giam cầm phi lý, nay ốm đau vẫn dõng đạc: tôi sẽ sống lâu hơn đảng cộng sản độc đoán; đó là nhà báo tài hoa và trí tự Trần Huy Quang với bài “Linh nghiệm” chấn động dư luận;… Họ còn là các ông Nguyễn Hộ, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Tạ Bá Tòng phụ trách trí thức vận của thành uỷ… đều bị theo dõi, quản thúc vì quan điểm dân chủ…

Tôi kể trên những chiến sĩ “dấn thân” cho nền dân chủ hiện nay theo trí nhớ rất không đầy đủ, theo thứ tự có phần tùy tiện; tôi chưa kể ra đây hàng trăm tên những “kẻ sỹ mới” đã gửi thư riêng cho tôi từ các cơ quan truyền thông, báo chí, từ các trường đại học, từ các lịa phương ở trong nước cũng như mấy chục cán bộ ở các bộ, các viện khoa học tự nhiên và xã hội, các anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh, văn nghệ sĩ… sang Pháp đã gặp tôi đề trao đổi ý kiến, cổ vũ, khuyến khích… Họ đã vượt qua nỗi sợ, thách thức sự đe dọa của cường quyền, nói lên sự bất đồng với đường lối và chính sách “đổi mới” nửa vời, vừa đổi vừa run” của những người lãnh đạo bảo thủ. Họ ngày càng đông. Dù vậy họ vẫn chỉ là phần nổi của cả một tảng băng kỳ vỹ còn chìm đến 9 phần 10, của một khối người đã biết suy nghĩ có trách nhiệm bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, tin rằng sự nghiệp dân chủ trong đó họ góp phần sẽ thắng lợi không xa.

Phải kể đến hàng mấy trăm chiến sĩ dân chủ nữa ở Cộng hòa Liên Bang Đức và Tiệp Khắc, ở Liên xô và Ba Lan, ở Bungari và Hungari đã và đang gọi bầy tập họp lại, dấn thân cho dân chủ ở quê hương. Rồi đây sẽ có thể tổng kết cuộc đấu tranh cho dân chủ và các quyền tự do của công dân ở nước ta. Phong trào các văn nghệ sĩ đi tiên phong thời Nhân văn Giai Phẩm 1955-1956- 1957 với các “kiện tướng” Nguyễn Hữu Đang, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Khôi, Lê Văn, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Tử Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng… (tôi kể còn rất không đầy đủ), rất cần được đánh giá một cách xứng đáng, công bằng và công khai. Cũng có người đồng tình với xu thế dân chủ ấy, về sau lại thành khẩn nhận tội và tự xỉ vả mình công khai trên báo đảng như Tô Hoài. Cũng cần kể đến một số cán bộ ở trong đảng nhìn tình hình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội khá sớm, như Đặng Quốc Bảo. Anh vào bộ đội hồi cuối 1945, lúc 18 tuổi, là cán bộ trung đoàn khi mới 23 tuổi. Sau này, hồi 1980, anh là viện trưởng Viện kỹ thuật quân sự, cấp bậc thiếu tướng. Sau đó anh là Bí thư thứ nhất đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1986, anh là Trưởng ban Khoa giáo của đảng, uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng. Anh có nhiều dịp đi thăm nước ngoài, các nước xã hội chủ nghĩa hồi ấy như: Liên xô Tiệp Khắc, Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Ba Lan… Từ những năm 1985 đến 1988, trong một số buổi nói chuyện hẹp, anh đã đặt ra vấn đề phải đánh giá lại học thuyết Mác-Lênin; rằng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực không có sức sống, đã thất bại, không được xã hội chấp nhận; vấn đề vi phạm nhân quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa được đặt ra cấp bách; cuộc khủng hoảng về lý luận đã xảy ra rất nghiêm trọng. Không có một đảng cộng sản nào có dân chủ cả! Cái gọi là trí tuệ của toàn đảng chỉ là ý nghĩ của vài con người! Trình độ ban chấp hành trung ương chỉ là trình độ trung bình của xã hội! Việc cưỡng bức tập thể hóa nông nghiệp là sai âm cực lớn đối với nông dân. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở việt Nam thật ra chỉ là hệ tư tưởng nông dân. Anh nói lên được một thực tế là ở một số nước tư bản (đang rẫy chết?) lương thất nghiệp khoảng 400 đô la/ tháng, cao hơn lương một giáo viên đại học ở Liên xô! Anh nói lên một sự thật: cạnh nhà anh, một phó giáo sư được cử sang Hà Lan học một năm, với một số tiền phụ cấp bằng phụ cấp thất nghiệp, vậy mà về nước anh ta yên chí sống phong lưu tới cuối thế kỷ. Làm thế nào để giải thích hiện tượng như thế? ý kiến ngay thẳng của anh bị phê phán và ngăn chặn, không được phổ biến. Ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) anh họ của anh nghe anh trình bày, nhưng xếp lại “trong tủ những ý kiến ấy. Anh không được bàu lại vào trung ương và anh cho biết hiện nay một “trí thức vâng dạ”, kiểu một là ngồi ỳ, hai là đồng ý” thay anh ở cương vị trưởng ban khoa giáo trung ương đảng…

Những người như Đặng Quốc Bảo, Trần Xuân Bách, theo tôi hiểu, không quá hiếm ở trong đảng cộng sản Việt nam. Ông Trần Độ cũng là một con người như thế. Ông là trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương từ sau Đại Hội Đảng dân thứ 5 (1982). Ông khuyến khích nhà văn Nguyên Ngọc chú ý đến những tiếng nói trẻ, mới mẻ về nội dung và phong cách trên báo Văn Nghệ, mà Nguyên Ngọc lúc ấy là tổng biên tập; ở đại hội các nhà văn cuối năm 1989 ông không đến dự vì biết rằng ý kiến của mình chọi lại với tiếng nói chính thức của lãnh đạo đảng, nhưng gửi đến một bức thư do giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, phó ban văn hóa văn nghệ, người trợ thủ của ông đọc trước cuộc họp hẹp của các nhà văn là đảng viên. Bức thư ấy bị bộ chính trị phê phán mạnh mẽ và hành động của ông Hạnh bị các vị lãnh đạo của đảng và người đứng đầu bộ Nội vụ chỉ trích nặng nề. Tại Hội Nghị Trung ương 8 (đầu năm 1990) ông bị toàn ban chấp hành trung ương tặng cho một bản án: Khiển trách vì quan điểm lộn xộn, dám gửi cho tạp chí Cửa Việt một bài nói lên quan điểm riêng của nhân mình. Để tiện cho việc trấn áp những quan điểm tự do sáng tạo, ban văn hóa văn nghệ trung ương đảng được nhập vào ban tuyên huấn trung ương đảng, thành một “đại ban”: ban tư tưởng và văn hóa, trong khi chờ đến năm 1992, ông mất luôn cái chức phó chủ tịch quốc hội để về hưu, ngồi chơi xơi nước.

Những nhân vật trên đây tôi đều quen biết khá rõ trong công việc làm báo, trên chức trách trưởng ban nhà nước và quốc phòng (năm 1982-!984), trưởng ban Văn hóa Văn Nghệ (1984- 1990) của báo Nhân Dân, rồi trực tiếp chịu trách nhiệm về tờ báo Nhân Dân Chủ Nhật từ đầu năm 1989. Cũng có thể kể đến ông Nguyễn Cơ Thạch; tuy ở trong Bộ chính trị gồm phần lớn những người rất bảo thủ đến cổ hủ, ông Thạch rất ham nghe ý kiến người khác, ham đọc những sách báo nước ngoài, ưa tranh luận. Tôi thường gặp ông một số lần ở Hà nội và trong sứ quán Việt nam ở Băng cốc, ông rất chú ý nghe kể về những cuộc họp quốc tế tôi dự. Ông có ý thức dân chủ, quý những tài năng trẻ; ông nói rõ sự mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, úc… theo một cách nhìn hướng tới tương lai, không bị quá khứ níu kéo lại (theo cách nói của ông); ông hiểu rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể có một tác dụng ngoại giao tích cực trong hòa giải với những kẻ thù cũ là Pháp, Mỹ, rất cần phát huy tác dụng ấy; ông hiểu vai trò của truyền hình My và công chúng My rất dễ xúc động bởi nhưng cảnh sống động trên đài truyền hình mà ta có thể tận dụng… Ông không chống lại việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, nhưng ông cho rằng phải đồng thời cải thiện theo nhiều hướng, nếu đặt quá nặng việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc thì sẽ hỏng cả!

Khi tôi gặp các quan chức trong Bộ ngoại giao Mỹ (tháng 11 năm 1991 và tháng 5 năm 1992) cũng như nhiều nhà ngoại giao phương Tây ở Paris, họ đều cho việc gạt bỏ ông Thạch là rất đáng tiếc! Họ cho biết ông Thạch đã thiết lập được những mối quan hệ cá nhân thuận lợi với các chính khách phương tây và ở Đông Nam á. Nhiều người nhún vai khi nói đến bộ trưởng ngoại giao hiện tại, người thay thế ông Thạch, và nhận xét chân thật rằng: ông Nguyễn Mạnh Cầm chỉ là một công chức đơn thuần, bình thường và tầm thường, với những công thức tẻ nhạt, không thể so sánh với ông Thạch, còn kém khá xa những thứ trưởng hiện nay như ông Lê Mai, ông Trần Quang Cơ… Tôi biết rằng những ý kiến trên đây đông đảo viên chức ở Hà nội đều biết, ban tổ chức trung ương của đảng, ban tổ chức chính quyền của chính phủ cũng biết cả, nhưng chẳng ai dám nêu lên ý kiến để thay đổi cả! Cuối cùng nhân dân phải gánh chịu mọi hậu quả do một đường lối đối ngoại không hề đổi mới, quị lụy với Bắc Kinh chỉ vì cho rằng đây là mối liên hệ giữa hai nước cùng chung một chế độ xã hội (xã hội chủ nghĩa?), cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, cùng coi chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận, ở sát bên nhau! Đó là quan hệ truyền thống môi với răng (họ cố tình quên khuấy rằng răng đã cắn nát môi bao nhiêu lần!)

Một cán bộ ngoại giao cấp cao, từng dự cuộc hội nghị phổ biến Nghị Quyết Trung ương 3 (tháng 6-1992) ở hội trường của Bộ Ngoại giao tháng 9-1992 cho biết chính bộ trưởng ngoại giao, uỷ viên trung ương đảng đã phổ biến Nghị quyết, chia các nước ra làm 5 loại theo mức độ xa gần, bạn thù với Việt nam:

– Trước hết bạn thân nhất, chí cốt là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Cu Ba; cùng với chế độ Nom Penh và Vientiane, cùng theo Mác- Lênin, cùng là cộng sản, là chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc đang phát triển với tốc độ cao, hơn 1 tỷ dân, láng giềng với Việt nam, là cực kỳ quan trọng.

– Thứ hai là các nước Đông Âu cũ và Liên xô từng là các nước xã hội chủ nghĩa, cần duy trì mối quan hệ vốn thân thiết, không để xấu đi. Các nước này có khả năng quay trở lại là xã hội chủ nghĩa với các đảng cộng sản được phục hồi. Trong số này, cần xếp thêm ấn Độ, một nước lớn rất thân cận với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

– Thứ ba là các nước láng giềng ở Đông Nam á: các nước ASEAN, Miến Điện, Bru-nei… cần tranh thủ sự hợp tác.

– Thứ tư là các nước thuộc thế giới thứ ba ở Châu Phi và Mỹ La Tinh (như Ai Cập, Ran, Irak, Angiêrie, Chi lê…) và các nước phương Tây như Pháp, ý… và cả úc, cuối cùng là Nhật Bản, đã và đang mở rộng sự hợp tác với nước ta.

– Thứ năm, cũng là cuối cùng, là Hoa Kỳ vốn là kẻ thù chủ yếu, trực tiếp, vẫn còn là kẻ thù lâu dài của Việt nam, đang rắp tâm thực hiện “diễn tiến hòa bình” ở Việt nam.

Nhà ngoại giao này cho biết tại Hội nghị đã phân phát những tập tài liệu dịch các cuốn sách của Brezinski và của Richard Nixon (cuốn The Grand Failure – Thất Bại To Lớn, của Brezinski, 1990, và 1999. Victory without War, – 1999. Chiến Thắng Không Cần Chiến Tranh, của Nixon, 1988, đều nói đến sự sụp đổ tất yếu của toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực) để chứng minh rằng đế quốc đang thực hiện âm mưu đặc biệt nhằm vào Việt nam do ý thức phục thù, rửa hận… Hai cuốn sách chẳng mới mẻ gì này được Thông Tấn Xã Việt nam dịch vội và in ra kịp “phục vụ hội nghị trung ương 3- một phiên họp rất dài giữa mùa nóng nực (hơn hai tuần lễ); điều mà dư luận thế giới đều đã biết từ 5, 6 năm trước thì vào giữa năm 1992 các nhà lãnh đạo Việt nam mới biết, mới “sửng sốt”, mới được “sáng ra” về điều mà họ gọi là nguy cơ diễn biến hòa bình. Họ càng tin rằng chính Mỹ là kẻ đã lật đổ các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên xô, thực hiện diễn biến hòa bình mà các quân sư Nixon và Brezinski vạch ra, nay đang chĩa mũi nhọn vào Việt nam để lật đổ. Sau đó, trong khi lẽ ra phải tranh thủ thiện cảm của các đài phát thanh lớn của thế giới thì báo chí chính thức của Việt nam chửi bới loạn xạ các đài BBC, RFL, VOA và đài tự do Moscou, coi tất cả là công cụ diễn biến hòa bình của các thế lực đế quốc thù địch! Nhân dân chẳng còn tin gì những nghị quyết và những luận điệu trên đây. Họ nhún vai, lắc đầu. Tinh thần độc lập suý nghĩ và nhận định, tỉnh thần phê phán nảy nở, lan rộng trong xã hội, các lực lượng dân chủ được nhân lên… Những chiến sỹ dân chủ, các nhân vật chống đối, những tấm lòng trung thực, những người cộng sản “bất mãn” tạo nên tinh hoa xã hội mới, trở thành những cụm nhỏ, những trung tâm thu hút, qua đó những tư tưởng tiến bộ, được quảng bá rộng thêm từng ngày bởi các quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội… Những đợt sóng ngầm đang cuộn lên.