Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi

Một anh trí thức Việt kiều phân vân hỏi tôi: “Tôi rất băn khoăn về thái độ của anh chị em trí thức ở bên nhà. Họ đâu cả rồi? Dạo nữ văn sĩ Dương Thu Hương bị bắt, bọn tôi liền làm ngay bản kiến nghị gửi chính quyền ở Hà nội, chỉ một tháng được hơn 800 chữ ký, về sau lấy thêm được tới gần hai ngàn, họ là những nhà khoa học, luật sư, nhà báo, nhà kinh doanh… người Việt, người Pháp. Xem báo Hà nội, chưa thấy có một bài nào lên tiếng bênh vực cô ta, trong nước chưa thấy một bản kiến nghị nào! Vì sao vậy? Mà trí thức ta đâu có hèn phải không anh? Trong nước có vẻ êm ru? Tôi không làm sao hiểu nổi!”

Tôi đọc trên tập san Hợp Lưu số 9, bài “Dân Tộc Chúng Tôi Có Đâu Là Thảo Mộc” của Phan Tấn Hải (trang 45) có đoạn viết: “Chúng ta ngạc nhiên và đau xót vì thái độ “im lặng có vẻ quy thuận” của nhiều nhà văn trong nước giữa khi một số người khác đang bị truy bức như Dương Thu Hương, Đoàn Viết Hoạt. Sự im lặng này dường như mang nhiều vẻ tội lỗi của hành động đồng lõa với nhà nước… Nhưng, hãy tự hỏi trường hợp chúng ta đang ở trong nước, thật sự chúng ta có thể làm gì khi đối diện với cả guồng máy điên dại kia! Khi ông Ngô Đình Diệm giết Nguyễn Phan Châu, bức bách Nhất Linh tới phải tự tử, thì các ông Mai Thảo, Võ Phiến đã làm gì?”

Thật ra, sự lý giải như trên chưa thật thấu đáo. Phải ở trong cuộc mới biết hết mọi nhẽ. Như dạo “đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm” do chính quyền, do Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, thực tế là đo ông trùm văn hóa Tố Hữu giật dây, có một sức ép lớn yêu cầu mọi nhà văn đều phải vào cuộc Không một ai có thể đứng ngoài, hoặc được phép đứng ngoài. Phải tỏ thái độ rõ ràng: theo đảng hay theo bọn xấu, bọn hư bỏng, bọn phản động ấy! Không được đứng giữa, vô tư không có thái độ. Không có thái độ cũng bị xem là chống đảng, “nối giáo cho giặc”, là ngầm ủng hộ bọn xấu. Phát biểu trong học tập, chỉnh huấn chưa đủ, phải viết bài đăng trên báo, ký tên rõ ràng. Nhất là những nhà văn có chút tên tuổi là phải viết bài tỏ rõ thái độ, đăng trên báo Văn, báo Văn Học, và đặc biệt là trên báo Nhân Dân. Về sau, cách đánh ấy, được gọi là “đánh ép”, “đánh hôi”, “đánh đòn hội chợ”, “đánh hội đồng”, “đánh a đua”, “đánh theo gậy chỉ huy”, “đánh theo com-măng” và cả “đánh theo thời thượng”. Ban Tuyên huấn và Ban Tố chức Cán bộ theo dõi sát động tác của từng người để xếp loại: ai là hăng hái nhất, ai là hăng hái vừa, ai chỉ đấu cho phải đạo, ai là còn hữu khuynh, lập trường không rõ ràng, nghiêng ngửa, ai giả dương cao tay mà chỉ đánh khẽ, lấy lệ… cho đến kẻ nào ù lỳ, im hơi lặng tiếng, được chụp mũ là ngoan cố! Cái kiểu ấy, về sau như thành nếp đối với những kẻ cơ hội. Lắp đi lắp lại, kiếu cách ấy đi vào tiềm thức, như là một bản năng, bản năng ứng xử, bản năng tự vệ. Họ lao vào kiểu đánh hôi, để giữ mình, và để được một danh hiệu: trung thành với chế độ, có lập trường vững vàng, dứt khoát. Có được danh hiệu ấy trong lý lịch, trong nhận xét hàng năm là sẽ được biết bao quyền lợi: được xem xét đế lên lương, lên bậc, để được bố nhiệm vào chức “lãnh đạo”, từ tổ trưởng đến trưởng phó phòng, đền vụ trưởng, vụ phó… Đó là điểm cơ bản nhất của “hồng” trong vừa hồng, vừa chuyện. Gắn liền với lương, nhà, quyền lợi… “Chế độ” là chế độ gì? Không ai nghĩ đến chuyện phân tích cho rõ cả. Đây là chế độ chính trị, là chế độ cách mạng, là chế độ chính nghĩa, là đứng về phía nhân dân… Cực hiếm người nghĩ và nói trắng ra với bạn bè rằng đây là chế độ độc đoán, chế độ gia trưởng, chế độ không dân chủ…

“Lập trường” đây là điều đầu tiên để xem xét một cán bộ, đảng viên. Lập trường được hiểu là tin tưởng vững chắc ở đảng, đảng đồng nghĩa với cách mạng, được hiểu là thông suốt mọi chính sách, từ chính sách cải cách ruộng đất đến chính sách hợp tác hóa, cải tạo tư sản, chính sách công nghiệp hóa, lấy công nghiệp nặng làm then chốt… Hơi có tỳ vết trong sự trung thành với chế độ, trong lập trường giai cấp là bị đặt thành vấn đề nghi vấn, thành câu hỏi, thành chuyện. Một cán bộ có “vấn đề” là một cán bộ xấu cán bộ ấy thường cảm thấy xấu hổ, có tội và vợ con, bạn thân cũng cảm thấy như thế. Ở một cuộc họp, Bí thư Đảng ủy hay Thủ trưởng nói đến tên một người trong đơn vị, bảo rằng anh này “có vấn đề”, trên đang kiểm tra để kết luận, để xử trí, thì phản ứng đầu tiên là mọi người nhìn anh ta bằng một đôi mắt khác. Xa lánh là phản ứng đầu tiên, tức thời. Giữ một khoảng cách, thanh minh về mọi quan hệ trước đây nếu có quan hệ gần gũi, vì sợ bị tội “liên quan”, bị liên lụy? Người ta không nhìn anh ta. Khi gặp thì nhìn đi nơi khác, chưa nói đến không chào hỏi, bắt tay! Tổ chức bao giờ cũng đúng. Không thể hoài nghi nhận định của tổ chức. Những người nhanh nhẩu, cố tỏ ra trung thành, sẽ vào hùa với tổ chức để xoi mói, kể tội có khi bịa đặt thêm, để tỏ ra là: có thế chứ, tổ chức sáng suốt chát! Đó là phản ứng đã thành lệ, có thể nói là hết sức phổ biến một thời. Bất kể là ở một cơ quan hành chánh, một nhà trường, một xí nghiệp, một đơn vị quân đội, đều như thế. Phản ứng của mỗi người đấu được tổ chức quan sát rất kỹ. Tai mắt của tổ chức không thiếu. Đó là cán bộ tổ chức, là các cấp ủy viên của đảng, là cán bộ óc ban kiểm tra, thanh tra, là cán bộ tuyên huấn, là cán bộ công đoàn, là cán bộ bảo vệ, là tất cả các vị “chức sắc” đều phải lo quản lý người dưới quyền của mình rất chặt. Trong đầu các vị đã sẵn ý kiến, có khi là định kiến với mỗi người dưới quyền chi phối của mình.

Mỗi vị lại có sổ tay, ghi kỹ những sự kiện liên quan đến nhân sự đến mỗi người thuộc quyền mình quản lý. Trí nhớ về đất nước, về.sự kiện thế giới, về phát minh của nước này nước khác có thể tùy tiện, có thể quên lãng, còn về từng người trong đơn vị thì họ nhớ kỹ. Trong các cuộc họp để “học nghị quyết”, xin nhớ: không phải “nghiên cứu mà là “học”, có nghĩa là phải thông, phải thuộc nghị quyết, còn có các phái viên chia xuống các tổ? Đó là những phái viên của Ban tổ chức, của Ban tuyên huấn, của Ban kiểm tra, của Ban thanh tra… ghi chép các ý kiến, đánh giá kết quả đối với từng người, giúp cho tổ trưởng học tập nhằm quản lý chặt mỗi cán bộ, đảng viên… Để lý lịch, nhận xét cán bộ luôn được bổ sung những nét mới nhất, cập nhật nhất!

Tất cả sự “quan tâm” của tổ chức đến phản ứng của từng người như thế dẫn đến thái độ buộc phải thích ứng của mỗi người nằm trong cơ chế: không thể cụ cựa khác được. Ví dụ như khi vụ báo Giai Phẩm Mùa Xuân bùng ra, rồi Giai Phẩm Mùa Thu, báo Nhân yđn nổ mạnh, báo chí của đảng liền chỉ mặt vạch tên những văn nghệ sĩ “chống đảng”, “có nhận thức sai lầm”, “có tư tưởng chống đối”, “bị ảnh hưởng của địch”, “rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân”, sử dụng bút pháp “xỏ xiên”, “lá mặt lá trái” nhằm “bôi đen chế độ” thì lần lượt các văn nghệ sĩ phải lên tiếng. Họ phải nói rõ lập trường trong lớp học 3 tuần lễ. Họ còn phải viết bài trên báo để nói công khai lập trường của mình, phải lên án rõ ràng những tên “chống đảng”. Đảng se xoa đầu, ghi công, cho điểm tốt những ai nhanh nhẩu, kịp thời, có lập trường bén nhạy, vững vàng.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận phải viết bài lên án Văn Cao, Đặng Đình Hưng. Nhà viết kịch Bửu Tiến viết bài lên án Lê Đạt, Sỹ Ngọc… Nhà phê hình Như Phong (em Hoài Thanh) viết bài rất lên gân để kết tội Hoàng Cầm, Trần Dân, Tô Hoài lên án “cả nhóm do Nguyễn Hữu Đang giật giây”. Nguyễn Công Hoan phê phán Phan Khôi… Những cuộc thảo luận ở các trường đại học thành những cuộc đấu tố các giáo sư. Giáo sư Đại học Nguyễn Mạnh Tường, giáo sư Trương Tửu bị nhiều sinh viên trẻ lên án gắt gao, như là xỉ vả, chửi bới nữa. Không khí cải cách ruộng đất như được hâm lại…

Đó là cảnh đánh hôi, đánh bề hội đồng sôi nổi nhất trong làng văn, theo gậy chỉ huy của đảng. Có người sau này không còn trông thấy mặt nhau nữa. Tình bạn chấm dứt. Cay đắng. Ngậm ngùi.

Từ cảnh tượng trước kia như thế, so sánh với hiện nay, tôi có thể trả lời các bạn phân vân là anh chị em trí thức, văn nghệ sĩ hiện ở trong nước có hèn không, rằng: Không! Chớ nghĩ sai, nghĩ oan cho anh chị em ở trong nước. Họ đã khác trước. Từ 1986 đến nay đã khác. Từ cuối 1990 lại khác hơn nữa rồi.

Nếu như vào trước năm 1986, nếu vụ án Dương Thu Hương xảy ra 30 năm trước thì chỉ cần một vị trong Ban Tuyên Huấn Trung ương la lớn: “Dương Thu Hương chống Đảng!” Chưa cần đến Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thóa mạ: “Cái con ranh con ấy định làm loạn” là lập tức được ngay sự hưởng ứng của hàng vài chục văn nghệ sĩ luôn “trung thành với đảng”, “có ý thức sâu sắc bảo vệ đảng”, “có lập trường kiên định, nhạy bén chống mọi kẻ thù của nhân dân”. Họ sẽ lập tức viết bài trên báo Văn Nghệ, nhất là trên báo Nhân Dân của đảng, mặc sức, chửi bới, thóa mạ theo kiểu đánh hôi: “Nó đây rồi? Mới nứt mắt đã có tham vọng làm Tổng Thống!”, “tên cơ hội lợi dụng lúc đảng khó khăn để kiếm chác”, “kẻ cá nhân chủ nghĩa, mới đi tới đường mòn Hồ Chí Minh làm thanh niên xung phong mà đã công thần”, “đô vô ơn bội nghĩa, nhờ đảng nên viết lách được chút ít đã huênh hoang…” Thế rồi các văn nghệ sĩ đều lần lượt lên tiếng, thi nhau ai lên tiếng trước, lên tiếng mạnh, nếu cao lập trường và ý thức bảo vệ đảng kính yêu… Họ sẽ còn bám vào những chuyện thuộc về đời tư đức bôi đen, dèm pha, hạ uy thế với những tranh châm biếm, thơ đả kích, chuyện tiếu lâm… quyết hạ nhục đến tận bùn đen. Và cuối cùng vụ án Dương Thu Hương có thể kết thúc bằng một tòa án, với lời buộc tội: chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội, chống nhân dân, liên quan đến địch, đến bọn phản động trong Việt kiều, bị CIA hay đơ bê (deuxième bureau – phòng nhì Pháp) mua chuộc, lôi kéo trong âm mưu lật đổ nền chuyên chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam… Những điều trên đây đã không xảy ra. Hãy xem lại vụ án Nhân văn Giai Phẩm kéo dài từ 1956 đến 1959 sẽ rõ. Sau 3 năm đấu tranh một chiều (chỉ đánh mà không cho đỡ, không cho cãi), vụ án văn học lớn nhất trong lịch sử Việt nam này tạm kết thúc ngày 21 tháng Giêng năm 1960 với tin giật gân có tít là: “Tòa án nhân dân Hà nội đã xử vụ gián điệp Nguyễn Hữu Đang- Thụy An”. Dưới là: Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, mỗi tên 15 năm tù. Trần Thiếu Bảo (giám đốc nhà in Minh Đức): 10 năm tù. Nội dung xử không đưa ra một bằng chứng nào kể tội làm gián điệp, ngoài một chi tiết là hai người có quan hệ với một người Pháp tên là Maurice Durand làm việc ở Trường Viễn Đông Bác Cổ (một cơ quan văn hóa); người Pháp này được đội cho một cái mũ lớn: nhân viên tình báo của thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ!

Tất nhiên là phiên tòa xử kín, không có báo chí nước ngoài và trong nước dự, mọi việc đã được quyết định từ trước khi xử không có kháng án, những người bị tội chỉ có nghe tuyên án để rồi trở về Hỏa lò.

Nguyễn Hữu Đang là ai? Là một đảng viên cộng sản kỳ cựu, quê từ Thái Bình, có trình độ trí thức khá. Ông từng là Phó hội trưởng Hội Truyền bá Quốc Ngữ (Hội Trưởng là nhà học giả Nguyễn Văn Tố) những năm 1943-1945, là một cán bộ lãnh đạo của Việt Minh từ 1941. Ông là một cán bộ chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Thanh niên rồi Thứ trưởng Thông tin trong chính phủ Hồ Chí Minh được thành lập đầu tháng 9-1945. Ông được ông Nguyễn Văn Tố đề cử làm Trưởng ban Tổ chức buổi lễ long trọng Tuyên Ngôn Độc Lập sáng 2-9-1945 ở quảng trường Ba Đình, Hà nội. Ngày 28-8-1945, ông Tố đã đưa ông vào gặp ông Hồ để trình bày kế hoạch buổi lễ ấy. Chính ông Hồ đã ký giấy giới thiệu ông là Trưởng ban Tổ chức buổi lễ, giấy này ông còn giữ làm kỷ niệm. Việc dựng lên đài gỗ cao ở quảng trường, đặt 8 cột gắn loa lớn cho gần một triệu người đủ nghe, việc huy động cua-rơ mô-tô nổi tiếng Võ Tấn cùng 20 xe đạp đi hộ vệ xe ô tô Peugeot đen của Chủ tịch Hồ Chí Minh… đều do Nguyễn Hữu Đang đề xuất và đôn đốc thực hiện.

Sau khi ở tù ra từ 1972, ông về quê ở Thái Bình sinh sống trong cơ cực và cô đơn. Một chiếc xe đạp lọc cọc. Cứ đến gần ngày khai trường, vị trí thức gầy ốm ấy đạp xe vài chuyến lên Hà nội đi mua những họa báo cũ thồ đến chừng nửa tạ về các vùng quê Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Quan bán cho các em học sinh để bọc vở và bọc sách… Đó là nguồn thu nhập “đáng kể” nhất của nhà văn hóa khá nổi danh trong Hội Văn Hóa Cứu Quốc hồi Việt Minh, năm 1944 và 1945. Năm ngoái, 1992, Nguyễn Hữu Đang tròn 80 tuổi. Tình hình đã đổi khác đôi chút, bạn bè đã gom góp, tổ chức lễ, nghĩa là kín đáo, một buổi lên “đại lão”, “thượng thọ” cho ông ở Hà nội, ông vẫn còn sức khỏe khá, trí nhớ tốt. Kể về ngày 2-9-1945, ông cho rằng chuyện ông Hồ Chí Minh đang đọc bản tuyên ngôn, ngừng lại để hỏi: “Đồng bào nghe rõ không?” chỉ là chuyện tán tụng để tuyên truyền. Đã có nhiều bài viết, bài thơ về sự chan hòa, đồng cảm giữa lãnh tụ và quần chúng trong buổi đầu gặp gỡ ấy. Thật ra, trước khi đọc bản tuyên ngôn, ông Hồ gõ gõ vào mi-crô và hỏi anh thợ điện phụ trách hệ thống loa: “Nghe rõ không?” Chỉ có thế. Nhắc lại chuyện này, ông nói rõ rằng ông không hề có ý nói xấu hay hạ thấp ông Hồ, chỉ là để cho lịch sử được viết lại chính xác không thêu dệt, bịt đặt, nâng cao người này, hạ thấp người khác theo nhu cầu tuyên truyền, một cái tệ của những nhà sử học có “lập trường vững” ở Hà nội.

Mới đây, theo tin từ Hà nội, Nguyễn Hữu Đang đã được nhà nước trả lương hưu theo bậc chuyên viên 5, trong khi Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán được lương chuyên viên bậc 3 và Phùng Cung – tác giả của truyện ngắn Con Ngựa Già của Chúa Trịnh (bị lên án là dùng biểu tượng hai mặt để sỏ những bậc đại thần của triều đại mới) cũng được lương chuyên viên bậc 1.

Vụ án lớn hơn 30 năm trước chưa thể khép lại! Nếu theo đúng luật thì cần kết luận lại toàn bộ vụ Nhân Văn Giai Phẩm dưới ánh sáng mới của tình hình. Những oan ức cần được giải bày cặn kẽ. Ai gây oan phải xin lỗi và bồi thường. Sự phục hồi danh dự trên báo chí, công luận cần rõ ràng, minh bạch, không thể xúy xóa, ù xọe được. Nhất là khi đương sự đã hơn 80 tuổi và còn sống. Không thể để họ ngậm oan khiên xuống dưới tuyền đài!