Cung cách ra một quyết định

Một trong những nguyên nhân phạm những sai lầm lớn nằm trong cung cách ra những quyết định ấy. Tôi cho rằng đây là một kinh nghiệm cơ bản của đất nước. Một quyết định đúng đắn trước hết phải là một quyết định được cân nhắc, đắn đo kỹ lưỡng, được suy tính chu đáo, bày ra nhiều giải pháp khả dĩ rồi chọn lấy phương án tối ưu. Muốn vậy, phải tập trung những chuyên gia giỏi trong lãnh vực ấy lại cần tham khảo kinh nghiệm của nước khác, cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Đó là ý thức dân chủ, thái độ dân chủ của người có trách nhiệm ra một quyết định. Có ý thức dân chủ rồi chưa đủ. Lại còn phải có cơ chế bảo đảm dân chủ. Trong mấy chục năm qua, tình hình không phải như vậy. Trong chiến tranh, tuy chiến đấu gay go, căng thẳng, nhưng việc ra quyết định có phần giản đơn hơn là trong xây dựng đất nước thời bình. Trước hết là cổ vũ tinh thần chiến đâu, nêu cao linh thần bất khuất của toàn dân tộc, kêu gọi lòng hy sinh của mỗi người. Truyền thống này đã có sẵn, chỉ cần khơi dậy. Ta chiến đấu trên đất nước ta, ta có chính nghĩa. Mọi trang bị, vũ khí được Liên xô, Trung Quốc… chi viện. Từ máy xay, tên lửa đến khẩu súng viên đạn, cho đến cả giày dép, mũ, thắt lưng… đều được giúp. Cho đến cả gạo, đường, thuốc men, thực phẩm cũng đều là từ nước ngoài kìn kìn chở về qua đường biển, đường sắt, đường bộ. Tất cả chỉ là xuân thu nhị kỳ cử các đoàn đi ký kết viện trợ, rồi tổ chức tiếp nhận, phân phối. Đạo đức trong sáng là phổ biến, hầu như không có tham nhũng, nên công việc ít phức tạp. Tất cả là vạch kế hoạch chiến đấu cho các mùa: Đông Xuân rồi Hè Thu ở chiến trường miền Nam… Việc quyết định thường là ở Bộ chính trị. Trung ương đảng ít họp. Quốc hội chỉ họp một cách hình thức, không có thảo luận, tranh luận. Cứ gần như lớp học nghị quyết!

Nếp làm việc thời chiến tranh vẫn hầu như không thay đổi trong hòa bình. Thời chiến, sinh hoạt phân tán. Mỗi. ủy viên Bộ Chính trị làm việc “tại gia”? Lại ở cách xa nhau. Mỗi nhà ở là một cơ quan lớn gồm có: văn phòng, thư ký, văn thư, trợ lý, bảo vệ, lái xe, quản lý, bác sĩ, y tá, truyền tin, liên lạc, tiếp phẩm, nấu bếp, phục vụ… Rồi vợ con, thân nhân ở chung một chỗ cả. Trong Bộ chính trị cũng chỉ có Tổng bí thư và 1,2 đến 3 người nữa làm “hạt nhân lãnh đạo”, có nghĩa là chi phối cả tập thể. Cá nhân Tổng bí thư đề ra theo “sáng kiến cá nhân” rồi trao đổi với 1,2 người gần gũi, thân cận, hợp ý nhau, thế là coi như xong. Các cuộc họp ít thảo luận, không có tranh luận thật sự, thường là xuôi chiều. Theo tính chất gia trưởng phong kiến, mọi người đều nể nang nhau, dĩ hòa vi quý, theo truyền thống “đoàn kết”? Vì không có ý thức dân chủ, lại không có cơ chế bảo đảm cho dân chủ nên dưới chờ trên ra quyết định. Đã có trên nghĩ rồi. Trên bao giờ cũng tài giỏi, sáng suốt… Dưới chỉ có ngồi học để ghi chép, quán triệt, chấp hành, thực hiện… Các buổi phổ biến nghị quyết, nhận định, các buổi phổ biến tình hình đều quy định chặt chẽ những ai đến dự. Và sau khi dự ở trên về lại họp cán bộ để phổ biến xuống dưới. Ai được nghe trên phổ biến và có nhiệm vụ phổ biến cho dưới luôn tự cho là nhân vật quan trọng, rất quan trọng? Vì tự cho mình là nắm được ý trên, của Tổng bí thư, của Bộ Chính Trị, của Trung ương để phổ biến cho dưới.

Cả bộ máy của đảng là thế. Trên suy nghĩ, làm ra quyết định vâ nghị quyết. Dưới tiếp nhận. Cứ trên “mớm” đến đâu lại về “nhả” ra cho dưới đến đó. Hàng tuần, đó gọi là các cuộc “giao ban”. Ghi chép “giao bạn” kín hàng chục, hàng trăm cuốn sổ như vở học sinh. Khi ghi chép, vẻ mặt luôn tỏ ra quan rong. ổ biến xuống dưới thì dưới chỉ có úếp thu và chấp hành. Kỷ luật đảng là vậy Nghị quyết là công trình tập thể, không thề thiếu sót và sai lầm. Họ bắt buộc các cấp phải nghĩ như vậy!

Do cách làm việc còn mang tính chất thủ công, lạc hậu, lại chủ quan tự mãn nên có những vấn đề quốc gia cực lớn, một thời gian dài không có ai quản cả. Ví dụ như vấn đề quân số, nghĩa là vấn đề tổng số quân đội. ở các nước, đây là một số liệu then chốt, liên quan đến chính trị, kinh tế, ngân sách, quốc phòng… phải do Tổng thống, Quốc hội, ủy ban Quốc phòng, Hội đồng nhà nước, hoặc Hội đồng an ninh hoặc nội các quản. Tôi tìm hiểu vấn đề này từ năm 1985, sau khi tham dự một chuyến đi của đoàn đại biểu quân sự cấp cao do Bộ trưởng quốc phòng cầm đầu tham ấn Độ và Indonesia. Tại đó họ rất chú trọng đến tỷ lệ tổng số quân đội tại ngũ trên tổng số dân. ở ấn Độ là 1 triệu trên 720 triệu (l/720); ở Indonésia là 0,8 triệu trên 180 triệu (chừng l/150); ở Việt nam lúc ấy là 1 triệu 6 trên 62 triệu (chừng l/40); còn ở Trung Quốc lúc ấy là 4 triệu/1000 triệu (chừng l/250). Như vậy là so sánh tỷ lệ cực kỳ hệ trọng này của quốc gia thì Việt nam đứng đầu, vượt xa các nước khác, cao gấp hơn 6 lần Trung Quốc, gấp 4 dân Indonesia và gấp 18 lần ấn Độ. Tỷ lệ trung bình của thế giới là 1/100. Ai cũng biết Nhật và Cộng hòa Liên bang Đức có tỷ lệ này cực kỳ thấp, do bị cấm không được xây dựng lực lượng quân sự tiến công sau chiến tranh thế giới dân thứ 2, nên họ đã phát triển vượt bậc về kinh tế, với một ngân sách quân sự không đáng kể, dưới 1 phần trăm ngân sách quốc gia. Tôi đã dựa vào niên giám quân sự của Viện nghiên cứu chiến lược Anh ở Luân Đôn vào năm 1984 và 1985 để thống kê tỷ lệ nói trên của các nước Đông Nam á gửi cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và viết 1 bài báo nói đến tỷ lệ cực kỳ hệ trọng này. Thế nhưng việc giảm quân số chỉ được chú ý từ năm 1989 mà lại thực hiện rất nửa vời vì việc giải ngũ binh sĩ gặp khó khăn. ở nước ta, không 1 đại biểu quốc hội nào nghĩ đến tỷ lệ này, và không một ai chất vấn hay lưu tâm chính phủ về vấn đề này cả.

Nhiều lần theo dõi các phiên họp của Quốc hội ở Ba Đình, có lúc tôi cảm thấy thương hại cho các ông nghị nước ta. Tội nghiệp cho họ! Họ được chính phủ cho biết điều gì thì được biết điều ấy. Họ chẳng bao giờ hỏi han, chất vấn hoặc nêu lên vấn đề để tranh luận. Họ đến hội trường rất thụ động, như đến lớp học vậy. Các cuộc thảo luận ở tổ, đại biểu mỗi thành phố hay tỉnh lớn hoặc đại biểu ở 2,3 tỉnh nhỏ họp thành một tổ rất xuôi chiều. Mà quốc hội chỉ họp xuân thu nhị kỳ, mỗi năm hai lần, mỗi lần hơn 1 tuần lễ! Tôi quan sát thấy có đến quá nửa số đại biểu suốt nhiệm kỳ 4 năm không hề đứng dậy phát biểu một dân nào ở hội trường? Bao giờ cũng là các tổ trưởng, người đứng đầu các tỉnh, thành phố, khu vực phát biểu theo kiểu tham luận tập thể. Rất hiếm khi một đại biểu nói lên ý kiến cá nhân. Cho đến cuộc thảo luận về Hiến pháp mới năm 1990 và 1991 có sôi nổi đôi chút nhưng vẫn không phản ánh ý kiến rộng rãi của nhân dân, của xã hội!

Tôi hỏi chuyện khá nhiều vị đại biểu quốc hội. Họ không biết gì đến sự kiện Tết Mậu Thân 1968 khi cuộc tiến công đó nổ ra. Mãi đến tháng 6-1968 họ mới được thông báo, không khác gì người dân bình thường khác. Sự kiện cuối năm 1978 đầu năm 1979 tiến công vào lãnh thổ Cam Bốt, các đại biểu quốc hội cũng chẳng biết, vì bí mật quân sự. Điều này cũng chẳng có gì lạ. Vì trong quốc hội, có những thành phần mặt trận, là đại biểu Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành có đại biểu nhà tư sản, đại biểu hợp tác xã, đại biểu một số dân tộc thiểu số… Họ chỉ được coi là đại biểu quốc hội loại 2, loại dự bị, làm trang sức cho chế độ hơn là làm đại biểu quốc hội thật sự!

Tôi cứ nghĩ, nếu có nền nếp dân chủ thì các cuộc họp quốc hội sẽ diễn ra sôi nổi và bổ ích bao nhiêu! Sẽ có những cuộc chất vấn nghiêm chỉnh về các vấn đề cơ bản, tránh được những sai lầm kéo dài. Như vấn đề “Tù binh Mỹ và người Mỹ mất tích trong chiến tranh”, các đại biểu quốc hội cũng ù ù cạc cạc như người dân thường. Hồi 1988, khi tôi xuống thành phố Nam Định, một đại biểu quốc hội hỏi tôi: ta đã trao trả hết chưa hay còn giữ lại làm “vốn” để mặc cả với phía Mỹ? Họ cho rằng một quan chức ở báo Nhân Dân ắt phải biết rõ hơn là một đại biểu quốc hội! Tôi đã trả lời theo sự hiểu biết của tôi là đã trao trả hết với mục đích hồi ấy là để tiếp nhận được nhanh, gọn tất cả người của ta bị phía bên kia giam giữ.

Có một dạo quốc hội bàn tán sôi nổi về vấn đề thi tuyển chọn quốc ca mới. Nếu tôi không nhầm thì đó là vào 2 năm 1983 và 1984. Ông Trường Chình, lúc ấy là Trưởng ban Thường vụ Quốc Hội, rất hăng hái đề ra chủ trương này. Lý do là đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nên cần quốc ca mới. Lý do được giải thích thêm trong đảng là vì tác giả quốc ca cũ – nhạc sỹ Văn Cao- có dính đến “bọn phản động Nhân Văn Giai phẩm” hồi 1956, 1957 nên cần thay đổi. Nhạc sĩ Văn Cao đã từ lâu không được mời dự buổi khai mạc các kỳ họp quốc hội ở Hội trường Ba Đình là vì lẽ đó

Khi vấn đề này được đặt ra, có đại biểu quốc hội (tôi không còn nhớ tên) phát biểu rằng: quốc ca các nước thường xuất hiện trong một cao trào cách mạng của quần chúng, như bài quốc ca Pháp “La Marseillaise”, như “Tiến quân ca” của Việt nam. Thật khó mà làm quốc ca trong phòng kín, trong một cuộc thi tuyển kiểu này?

Lập tức ông Trường Chinh phê phán là chưa làm đã mang tâm lý thất bại! Cứ làm rồi sẽ thấy kết quả và thành công to lớn! Rồi ta sẽ có quốc ca rất hay, rất hào hùng cả về lời và nhạc, cả về chính trị và nghệ thuật! Để dẹp tan số người phản đối và dè dặt, ông đứng dậy ở giữa phiên họp quốc hội, hỏi lớn: “Tôi lấy biểu quyết, ai về phe phản đối làm quốc ca mới, giơ tay!”. Thế là im re. Nghị quyết được thông qua một cách rất “dân chủ tập trung”! Một ban duyệt và chấm quốc ca mới được thành lập. Gần một nghìn bài được gửi về. Chọn ra được 200 bài, sau đó tuyển được 17 bài hay nhất. Quốc hội họp hai đêm liền để nghe dàn “Quân nhạc” lần lượt trình diễn cả 17 bài được chọn. Bộ văn hóa tốn không biết bao nhiêu tiền của để in hàng chục triệu bản 17 bài nhạc ấy. Vô tuyến truyền hình truyền đi liên tiếp hai tháng trời 17 bài nhạc, chơi đi chơi lại, để lấy ý kiến nhân dân trên các phiếu trưng cầu ý kiến.

Sau đó một vài bài báo nhận xét về một vài bài nhạc khá, để rồi tất cả ồn ào một dạo rơi tõm vào sự yên lặng và lãng quên. Quốc hội không nói đến nữa. Im re. Không kết luận, không kết thúc, không tuyên bố hoãn hay hủy bỏ chủ trương làm quốc ca. Và tất nhiên là không tuyên bố giải tán “phe chủ trương làm quốc ca mới” do ông Chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội cầm đầu… Đúng là đầu voi đuôi chuột. Và không bao giờ xin lỗi nhân dân là đã lãng phí bao nhiêu thời gian, giấy má để tổ chức một cuộc thi vô duyên đến thế. Thật cứ như chuyện đùa! Và cũng chẳng ai qua đó công nhận ý kiến chính xác của một đại biểu quốc hội dám cho rằng không thể thi sáng tác và tuyển chọn quốc ca trong phòng kín.

Cái cung cách thông qua chủ trương xây dựng đường giây cao thế tải điện từ Bắc vào Nam trong phiên họp quốc hội tháng 4 năm 1992 cũng vậy. Đây là một quyết định chính thức của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt nam, thông qua một cách hấp tấp, vội vã rồi đưa ra “ép” quốc hội! Nghĩ giản đơn rằng, miền Nam thiếu điện, một tuần cúp điện 3 ngày thì các công ty nước ngoài vào sẽ chán nản không muốn đầu tư; miền Bắc lại thừa điện. Tải từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, như đưa điện từ cột điện vô nhà! Các đại biểu quốc hội đâu biết đây là vấn đề rất phức tạp về kỹ thuật; tốn kém không thể là 300 triệu đô la mà có thể lên tới 500 triệu. Lại rất khó bảo đảm việc vận hành an toàn! Người lên tiếng can ngăn một cách tha thiết là chuyên gia có tâm huyết, chuyên giảng dạy nghiên cứu về đường dây tải điện loại dài trên một ngàn kilômét, từng phụ trách toàn ngành điện ở miền Nam trước năm 1975. Đó là ông Nguyễn Khắc Nhẫn, hiện là giáo sư môn lưới điện Viện đại học bách khoa Grenoble, chuyên gia ở Tổng công ty điện lực Pháp EDF; ở trong nước họ cho rằng giáo sư Nguyễn Khắc Nhắn không đáng tin cậy, không hiểu rõ tình hình trong nước, sùng bái kỹ thuật phương Tây? Họ đã động viên việc xây dựng lớn này, coi như là một chiến dịch tốc quyết và tốc thắng, quả quyết sẽ hoàn thành vào cuối năm 1993 này, trước sự sửng sốt của các chuyên gia Pháp, Mỹ, Nhật. Nhà báo Mỹ Murray Hiebert của tuần báo FEER (Far Eastern Economic Review)viết bài trong tháng 2-1993 rằng, các nhà đầu tư nước ngoài phát sợ khi thấy chính quyền Việt nam liều lĩnh ném vào công trình này chừng nửa tỷ dô la, mà tất cả kế hoạch xây đựng và tài liệu kỹ thuật chỉ vẻn vẹn có 16 trang giấy! Coi thường kỹ thuật, ẩu đến thế là cùng! Cũng giống như quyết định xây dựng nhà máy thủy điện cỡ lớn ở Hòa Bình, do Liên xô bỏ vốn; Bộ Chính trị chọn phương án đắt tiền nhất, kéo dài thời gian nhất, phức tạp nhất về kỹ thuật là khoan vào trong lòng đá để đặl 8 ống nước chảy lớn, nhằm đề phòng một cuộc chiến tranh nguyên tử! Giá đắt hơn gấp đôi, thời gian (11 năm) hơn gấp ba so với bình thường, đến nay vẫn chưa hoàn thành! Cái giá mà nhân dân phải cúi đầu chấp nhận và còng lưng chịu đựng do cung cách hạ một quyết định lớn mà coi thường kỹ thuật thật khủng khiếp!

Tôi đã chí tâm dò hỏi một số ủy viên trung ương, một số ủy viên Ban bí thư và cả 3 vị ủy viên Bộ chính trị của đảng, và thấy ra những chuyện thật kinh hoàng. Những vấn đề lớn, một số chủ trương lớn, chính sách lớn đụng chạm đến toàn xã hội không hề được đưa ra cân nhắc, thảo luận và tranh luận khi cần ở các cơ quan lãnh đạo ấy? Vấn đề cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau 1975, chủ trương “cải tạo” bằng trại giam hàng trám nghìn người thuộc chế độ cũ ngay sau 30-4-1975 cũng như kế hoạch lớn thu vàng lá để cho người Hoa và những người khác di tản nửa hợp pháp, đưa quân vào Cam bốt và ở lâu tại đó đến 10 năm… đều như vậy. Chỉ có 2,3 vị ở chóp bu tùy hứng nghĩ ra và quyết định…