Từ bộ trưởng trở xuống ăn phải quả lừa

Ngành an ninh có số người làm việc rất đông. Càng ở bên dưới, anh chị em sống và công tác trong điều kiện thiếu thốn, vất vả. Do lương thấp, sống không nổi một cách bình thường, gia đình khó khăn, không ít người sa vào tội lỗi, lợi dụng những quyền hạn của mình để sách nhiễu nhân dân. Tuyển vào ngành công an thường phải có thần thế. Trước hết là con em trong ngành. Không ít gia đình bố, mẹ, vợ con, anh chị em đều ở trong ngành công an và cảnh sát. Thời chiến, người trong ngành công an còn có lợi thế là không phải đi linh, không phải cầm súng ra trận, tránh bị hy sinh ngoài chiến trường. Con cháu các vị trong Bộ Chính Trì cũng thường được nhận vào bộ máy công an. Lê Trung, con trai ông Lê Duẩn dù học kém, hạnh kiểm yếu ở trường phổ thông, văn được đưa vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh theo kiểu ép (để đồng chí Tổng bí thư yên tâm phục vụ cách mạ ng) rồi vào học trường 500 (đại học an ninh), để được phong trung úy công an khi ra trường.

Ngành an ninh có một số cán bộ tận tụy, có trình độ chuyên môn khá, thông minh và tháo vát. Như ông Hai Tân, quê ở đồng bằng sông Cửu Long, được phong anh hùng các lực lượng an ninh do thành tích cùng với đồng đội đã phá kê hoạch thâm nhập vũ đang của một số tổ chức chính trị từ nước ngoài, được một số tổ chức Trung Quốc hỗ trợ. Lực lượng an ninh Việt nam cũng đã chặn bắt được một số tốp thâm nhập vũ trang từ Thái Lan vượt sông Mê công qua đất Lào, những tốp vũ trang này định về tới Việt nam nhưng đã bị bắt trên đất Lào, ở một vùng Hạ Lào thuộc tỉnh Saravane. Nhưng cũng cần chỉ ra rằng có vụ an ninh Việt nam bị hớ. Họ bị thua trong cuộc đấu trí với đối phương. Do kiêu ngạo, tự phụ, rất chủ quan, có khi họ bị thua đau. Chính trong vụ Võ Đại Tôn họ bị một keo khá nặng. Dư luận chưa biết ro việc này. Tôi theo dõi vụ Võ Đại Tôn ngay sau khi ông ta bị bắt. Cả nhóm ông ta được đưa vê vùng gần Hà nội. Ông ta khai báo rất dễ dàng, đầy đủ. Ông ta tỏ ra “phục thiện” khá nhanh, “chân thành nhận tội”, chân thành hối hận”. Ông ta viết ra một tập tài liệu dày gần 100 trang, nói rõ hệ thống tổ chức chí nguyện quân phục quốc ở Mỹ, ở úc, ở Thái Lan…, cuộc thâm nhập liều lĩnh, diễn biến từng ngay cuộc thâm nhập và kết thúc bi thảm của nó. Ông ta ca ngợi cụ Hồ Chí Minh, “thú tội với vong linh của Cự và “xin được cải tạo để trở thành người công dân lương thiện”, “để làm lại cuộc đời”.

Cục quản lý trại giam của Bộ Nội Vụ, Tổng cục an ninh vui mừng, tự hào là đã “cải tạo được một tên trùm phản động cỡ lớn vào loại nhất!” Thứ trưởng Trần Đông và Bộ trưởng Phạm Hùng được báo cáo, thích thú quá! Hai vị liền thu xếp để trực tiếp gặp người tù tiến bộ Võ đại Tôn, tự mình kiểm tra trường hợp này. Qua thẩm tra, không nghi ngờ gì cả, đây là một trường hợp cực hiếm, “chính nghĩa đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm một tên trùm phản động. Phải tận dụng kết quả để thủ tiêu hoàn toàn ý chí phản động của những kẻ còn làm le thâm nhập gây bạo động.” Một kế hoạch được phác họa, do đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng gợi ý: “Sẽ tổ chức một cuộc họp báo quốc tế; nhử một số phóng viên báo chí vô tuyến truyền hình Mỹ, Pháp, Nhật bản… vào, để cho Võ Đại Tôn trả lời phỏng vấn của họ. Cuối tháng 6-1982, nhân một cuộc họp Quốc Hội, Bộ Nội Vụ mời một số quan chức trung ương và địa phương có mặt ở Hà nội đến trụ sở mới toanh vừa hoàn thành ở giữa phố Yết Kiêu để giới thiệu bộ mặt mới, bề thế và hiện đại của Bộ Nội vụ mà không một bộ nào khác so sánh nổi. Gần một trăm vị chức sắc tràm trồ nhìn ngắm cơ ngơi to rộng và thiết bị tối tân, có hệ thống lưu giữ hàng chục triệu dấu ngón tay, nhằm so sánh để tìm ra thủ phạm một cách chính xác và cực nhanh. Trong phòng khách lớn ở tầng 2, Bộ trưởng Phạm Hùng cao hứng giới thiệu “kết quả cải tạo một tên trùm phản động cỡ lớn nhất xưa nay” và báo tin Bộ đang chuẩn bị cho con người này họp báo quốc tế? Mọi người hân hoan phấn chấn, nhưng có đại biểu cất tiếng hỏi: “Xin đồng chí cho biết đây là ta họp báo giới thiệu thành tích của ta hay ta cho phép Võ Đại Tôn họp báo.”

Bộ trưởng đứng dậy nói lớn: “Ta cho nó họp báo chớ! Dậy mới cao tay chớ, các đồng chí. Nó sẽ làm cho bọn nhà báo Mỹ, Pháp, Nhật… khiếp đảm ấy chớ! Vì nó sẽ nhận hết tội đã qua và tự nó nói lên cách mạng đã cải tạo nó sâu sắc ra sao!”

Một đại biểu khác, phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản Hồng Chương đứng dậy: “Thưa các đồng chí, làm vậy có mạo hiểm không? Vì có thể khi thấy các nhà báo quốc tế hắn quay lại chửi mình thì sao?”. Ông Phạm Hùng đứng dậy, vạch cả chiếc áo sơ mi đã cỡi hết khuy ra vì trời rất nóng, để lộ chiếc may ô bên trong, la lớn: Khỏi lo, khỏi lo! Tui đã gặp nó hai lần rồi. Tôi nắm chắc chuyện này rồi, hiểu không? Tui nè, tui nắm nó sau ót (gáy) rồi! Khỏi lo mà! Một số nhà báo ngay sau đó được phép đến gặp Võ Đại Tôn tại một ngôi nhà riêng, ở ngoại ô Hà nội, gần con đường cái đi lên thị xã Sơn Tây, gần Nhổn. Cả một tốp của Tổng cục an ninh ở trong ngôi nhà nhỏ hai tầng ở giữa làng: hai cán bộ quản giáo, bác sĩ, nấu ăn, bảo vệ. Võ Đại Tôn đọc sách báo, nghe đài, dạo chơi ngoài vườn; được hưởng tiêu chuẩn đặc biệt. Bộ áo quần mới may đo, giày dép, rất mới; cứ như một viên thứ trưởng. Người “tù binh đã giác ngộ” này ở một mình một buồng trên gác, chuẩn bị gấp cho cuộc họp báo. Ông ta béo đỏ, tóc lốm đốm bạc. Tôi hỏi chuyện Võ Đại Tôn suốt một buổi chiều; ông ta nói lại những điều đã được ghi trong hồ sơ. Thêm một vài cảm tưởng: Thưa ông, tối nào tôi khó ngủ, bà bác sĩ lên hỏi han, gài mùng rồi cho thuốc, tôi nghĩ xưa mẹ tôi chăm sóc cho lôi cũng đến như vậy thôi! Người bác sĩ cách mạng thật như mẹ hiền, được vô viếng thăm lăng Bác Hồ, tôi coi là kỷ niệm đẹp nhất đời mình. Trước thi hài bác, tui tự nhủ mình là đứa cháu hư, xin hứa với bác phấn đấu để trở thành người cháu ngoan của bác…

Tôi không mảy may hoài nghi gì về những lời nói ấy, Tối ngày 9 tháng 7-1982, cuộc họp báo “nội bộ” được tổ chức rầm rộ ở trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc Trung ương trên đường Tràng Thi. Các báo, đài truyền hình, đài phát thanh của trung ương và Hà nội đều tới dự, chật kín phòng họp lớn. Sau khi đại diện Bộ Nội Vụ giới thiệu, Vỡ Đại Tôn điềm tĩnh, “xúc động” kể lại cuộc đời mình, “một cuộc đời lầm đường lạc lối”, nay “may mắn được cách mạng giáo dục cải tạo, Chừng 10 câu hỏi được đặt ra, Võ Đại Tôn trả lời, đôi phắt chớp chớp vì xúc động, giọng run run, nhắc đến “cuộc vào viếng Lăng Bác Hồ” và hứa hẹn trở thành người tiến bộ để chuộc lỗi lầm cũ.

Mọi người vỗ tay ran! Có người cho điểm: 21 trên 20! Có nghĩa là vượt mọi sự phỏng đoán và chờ đợi. An ninh giỏi thật. Cảm hóa được một kẻ sừng sỏ loại nhất!. Tối ấy, ở làng nhỏ ngoại thành, Võ Đại Tôn được thưởng, liên hoan với anh chị em an ninh cháo gà thơm ngon và bia Hà nội, bóc thuốc lá thơm ba con 5,… Cần giữ sức để giành thắng lợi trong tiết mục chủ yếu vào tuần lễ sau: buổi họp báo quốc tế.

Mọi người yên chí và phấn chấn, dự kiến mọi câu hỏi cánh nhà báo nước ngoài có thể đặt ra và thống nhất với “ông bạn Võ Đại Tôn” nội dung trả lời sao cho tự nhiên, thâm thúy. Cuộc họp báo “nội bộ” là bước chuẩn bị thiết thực, là cuộc tập dượt rất bổ ích cho cuộc họp báo quốc tế. Nhiều cán bộ đoán: Võ Đại Tôn sẽ không còn phải ở tù, còn chuẩn bị được nhận công tác! Có thể là ở Mặt Trận Tổ Quốc chẳng hạn.

Chiều 13-7-1982, tại Câu Lạc Bộ Quốc Tế, trên đường Hùng Vương, cách lăng Hồ Chí Minh không đầy một cây số. Có hơn một chục nhà báo quốc tế từ Băng Kok sang, cùng với mấy chục nhà báo Đông Âu, Liên xô, phương Tây đã có mặt từ trước. Phòng họp chật cứng. Những chiếc đèn chiếu của các đoàn quay phim rực sáng. Chủ tọa cuộc họp báo của Võ Đại Tôn là thứ trưởng thông tin Lê Thành Công, phó tổng cục trưởng an ninh Dương Thông và đại diện vụ báo chí Bộ Ngoại Giao tôi không còn nhớ tên.

Vô Đại Tôn mặc áo quần mới màu be, chững chạc, vẻ xúc động. Thứ trưởng Lê Thành Công tuyên bố cuộc họp bắt đầu và yêu cầu Võ Đại Tôn tự giới thiệu và “tự do trả lời các nhà báo quốc tế. Võ Đại Tôn nói về hành động thâm nhập gây bạo loạn, bị bắt trên đất Lào. Đúng là nói như sách, thuộc lòng theo qui định trước. Bỗng đến câu thứ ba thì lạc đề! Phải nói là “sai quyển” thì đúng hơn. Ông ta cao giọng: “Quân đội chúng tôi được tuyển từ những thanh niên yêu nước từ Hoa Kỳ, Pháp, Úc Châu, Châu Á để trở về giải thoát đồng bào khỏi sự cai trị của cộng sản!”

Ba vị đoàn chủ tịch bối rối! Điện bị hỏng ngay sau đó. Xin tạm nghỉ một chút để chuẩn bị thêm.

Võ Đại Tôn được dẫn vào phòng nhỏ phía sau. Dương Thông nghiến răng, đập bàn, chất vấn:

– Sao nói lung tung vậy! Hả! Chuẩn bị thêm mấy ngày nay rồi mà vẫn không nhớ à?

Tôi thấy Võ Đại Tôn bình tĩnh, mỉm cười:

– Quý ông sao mà nóng vậy! Phải hiểu tâm lý bọn phóng viên Phương Tây chớ! Tôi phải nói cho họ tin rồi sau đó mới nói sự chuyển biến của tui chớ! Các ông không hiểu sao? Phải biết tạo nên cao trào rồi rập một cái nói đến sự chuyển biến của mình. Vậy mới gây ấn tượng sâu chớ. Các ông yên lâm, tôi sẽ làm các ông hoàn toàn hài lòng cho mà coi. Bọn này ghê lắm, nói như cuộc họp báo nội bộ, chúng nó làm sao mà tin được.

Mọi người tuy vẫn lo nhưng bỗng thấy nhẹ bớt một phần; vả lại thấy lời Võ Đại Tôn có vẻ hợp lý. Sau lời dặn Thôi! Cứ phải nói như đã chuẩn bị và thông qua, nghe không!, cuộc họp lại tiếp tục. Vừa cầm lấy mi-crô, nghe câu hỏi của một phóng viên Mỹ, Võ Đại Tôn nói mạnh, nói nhanh: “Sự nghiệp chúng tôi là đấu tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thăng lợi!

Lê Thành Công và ông Dương Thông đứng dậy, tuyên bố kết thúc cuộc họp báo! Mọi người sửng sốt, nhốn nháo. Hai chiến sĩ bảo vệ giải Võ Đại Tôn ra xe, không về ngôi nhà cũ mà đi theo con đường vào thị xã Hà Đông, đến gần nhà máy cao su, thì rẽ trái, về trại giam Thanh Liệt. Tại đó lập tức bộ áo quần đo may màu “be” bị lột, trước sự bực tức giận dữ của tất cả cán bộ ngành an ninh. Võ Đại Tôn bị trừng phạt về tội ngang ngược, “tráo trở” bất ngờ, không ai đoán trước được hôm ấy.

Các phóng viên nước ngoài không hiểu rõ ý định của ngành an ninh là cho Võ Đại Tôn họp báo để khoe thành tích một con người được cách mạng chính nghĩa cải tạo và chinh phục để trở thành “con người mới”, ăn năn hối cải về tội lỗi cũ, nên họ không tỏ ra sửng sốt gì như tất cả cán bộ an ninh, báo chí, tuyên huấn, ngoại giao có mặt. Các bài báo viết sẵn phải sửa chữa lại, bỏ hết các đoạn thú nhận tội lỗi và ân hận hối cải… liên quan đến cuộc họp báo nội bộ tuần trước. Thế là cả hệ thống an ninh, từ viên tướng cầm đầu hệ thống trại giam cho đến hệ thống cán bộ quản giáo, đến quyền tổng cục trưởng an ninh, đến các thứ trưởng và điều đáng chú ý nhất là cả ngài bộ trưởng nội vụ đích thân “nắm chắc sau ót” đối tượng này đã bị một cú bất ngờ đau điếng. Đây là một ngày đen của ngôi nhà phố Yết Kiêu. Nhưng sau đó không có một buổi nhận xét, một cuộc rút kinh nghiệm nào cả. Mọi việc biến mất trong im lặng. Người ta chỉ nhìn nhau, nhún vai, tỏ vẻ chê sự nhẹ dạ, vụng về, ấu trĩ của ngành an ninh, thế nhưng không ai dại gì mà nói đến sự kiện ấy. Đụng đến bộ máy ấy thì chỉ có lỗ!

Một con người có niềm tin ở những giá trị và mục đích của ninh, biết xử xử một cách mưu lược trong tình trạng đơn độc bị mất tự do, dù sao cũng là một con người đáng nể. Tôi hoàn toàn bác bỏ và chống lại phương thức dùng bạo lực vì chỉ có hại và không được nhân dân tán thành, nhưng tôi vẫn giữ một thái độ khách quan trong đánh giá dũng khí và mưu lược của người tù Võ Đại Tôn hôm ấy trong một cuộc họp báo công khai ở Hà nội, cách đây 11 năm.