Ba nhân vật vắng bóng

Do chính sách cải tạo vội vã “nhảy vọt” lên chủ nghĩa xã hội nên cả một tầng lớp nhà kinh doanh non trẻ đã bị “tận diệt”. Họ bị diệt không phải về xác thịt, mà về hoạt động kinh doanh. Họ là những người am hiểu sản xuất, dựng xưởng, chọn công nhân, theo dõi quy trình sản xuất, bén nhạy với thị trường giá cả trong và ngoài nước. Họ là nhân vật quyết định cho sức sản xuất phái triển. Họ có vốn, cả vốn tài chính và vốn hiểu biết, kinh nghiệm. Trong cuốn Tư Bản Luận, Marx đã đánh giá rất cao lớp nhân vật này, từ khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện cho đến khi nó trưởng thành vững chắc. Họ là nhàn vật trung tâm của chế độ. Họ giương cao lá cờ tự do, dân chủ. Lao động coi họ là án nhân, là người tạo công an việc làm ngày càng nhiều, trả cho người lao động then lương hợp lý, cùng nhau đòi quyền tự do và dân chủ. Mâu thuẫn giữa chủ và thợ chưa thành xung đột dữ dội… Chính họ là tầng lớp quan trọng nhất đã tạo nên những con rồng ở Singapore, ở Hồng Công, ở Nam Hàn và Đài Loan. Ông Lý Quang Diệu mà một hồi những người lãnh đạo cao nhất ở Hà nội suy tôn là bậc thầy, là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp ấy, tầng lớp mà chính họ đã ra tay tận diệt một cách mù quáng và dại dột, với những thủ đoạn khôn khéo kể trên, làm hại cho toàn xã hội, làm điêu đứng cả người lao động.

Bây giờ đất nước lại cần đến những nhân vật ấy, những Nhân vật kinh doanh. Báo Asahi, Nhật Bản đã tổng kết từ đầu những năm 70 rằng, xã hội phát triển cần đến 3 loại nhân vật: nhân vật kinh doanh, nhân vật khoa học kỹ thuật và nhân vật chính trị. Con người là vốn gốc. Nếu có đủ ba loại nhân vật nói trên, và với chất lượng cao, thì sẽ có phát triển. Nhân vật kinh doanh được kể đầu tiên vì họ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, nền tảng của xã hội. Vãn học nước Mỹ và văn học Nhật Bản ca ngợi đặc biệt những con người từ nghèo kém, tay không, vốn liếng ít trở thành triệu phú một cách chính đáng. Họ có nghị lực, có óc tố chức, sáng tạo, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ, dẫn đến thành đạt. Họ được cả xã hội, cả dân tộc quý trọng, vị nể. Tôi được gặp một số người thành đạt như thế trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Họ bị những chiến dịch cải tạo ở Sài Gòn xua đuổi ra nước ngoài, mất hết vốn liếng, họ làm lại từ đầu và thành đại có người thành đạt lớn?

Hiện nay ở trong nước vẫn chưa có đủ điều kiện môi trường cạnh tranh lành mạnh và pháp luật đầy đủ để có thể xuất hiện một lớp nhân vật kinh doanh mới, một tầng lớp đã từng bị chính quyền lên án, miệt thị và thủ tiêu. Loại nhân vật cụ thể thứ hai đang vắng bóng là những nhà luật sư tự do. Đất nước vẫn chưa có Trường Đại Học Luật hẳn hoi, vần thiếu luật về dân sự và luật thương mại (đang nhờ nước Pháp giúp!) và nhiều bộ luật khác; luật sư hiện nay đều là luật sư của nhà nước, bênh vực nhà nước. Ở một xã hội pháp quyền, vị trí người luật sư tự do rất hệ trọng; họ bảo vệ quyền lợi, danh dự, tài sản, quyền tự do của công dân, không để ai xâm phạm dù đó là các quan chức cấp cao nhất, dù đó là cơ quan nhà nước. Không ai có thể làm càn được. Tại đó nghề luật sư được coi trọng; việc làm luật, bổ xung luật, sửa chữa luật diễn ra hang ngày; luật lệ tôn nghiêm, xử án công minh. Người công dán sống đàng hoàng, nếu không phạm luật thì không phải sợ ai hết, ung dung tự tại. Đến bao giờ nước ta mới có luật sư tự do, có đủ luật, luật phát được mọi người tôn trọng? Đảng sẽ không có quyền can thiệp đến luật pháp, bóp méo luật pháp, xử án tùy tiện, bênh kẻ gian, lrị người ngay. Những người lãnh đạo cao nhất của đảng cũng sẽ phải bị truy tố khi phạm pháp, còn ngồi trên luật pháp? Không có luật pháp nghiêm chỉnh thì sẽ là một kiểu luật rừng! Hiện nay những người lãnh đạo có nói đến luật, đến thảo ra luật mới, đến tôn trọng pháp luật, nhưng họ không thật lòng, họ miễn cưỡng phải nói đến mà không thật tâm thực hiện!

Loại nhân vật cụ thể thứ ba rất cần cho xã hội hiện đại mà hiện nay vắng bóng đó là những nhà làm báo tự do. Họ là những người viết báo, bao gồm cả người làm báo nói, báo điện tử, phóng viên truyền thanh và vô tuyến truyền hình. Họ thành một đội ngũ đông đảo, tạo nên công luận xã hội. Họ có quyền phê phán, nhận xét, khen chê chính phủ, Tổng Thống, Bộ trưởng… Không có ai có thể cản trở, ngăn cấm. Đồng thời họ chịu trách nhiệm trước luật pháp và công luận. Họ sẽ bị tù tội nếu vu cáo. Họ thay mặt công luận trong xã hội chất vấn về mọi vấn đề, mọi nhân vật và bắt buộc những người ấy phải trả lời. Họ tạo nên quyền lực thứ tư, ngoài quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; không có báo chí tự do thì dân chủ chỉ là dân chủ giả, dân chủ què quặt.

Ở nước ta Hiến pháp công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng luật báo chí lại cấm báo tư nhân. Luật ấy là vi hiến, là ngược với hiến pháp. Việc cấm báo tư nhân chứng tỏ đảng và chính phủ hiện nay rất sợ công luận, chỉ muốn nghe lời mình nói, rất sợ dân chủ, sợ quyền tự do của công dân. Cần hiểu trọng trong xã hội dân chủ một tờ báo tư nhân không đàng hoàng, viết láo, vu khống sẽ bị phá sản sớm vì bị phạt vạ và xã hội tẩy chay.

Sự thiếu vắng trong xã hội Việt nam ba loại nhân vật cụ thể trên đây, bắt nguồn sâu xa từ Mác, Lênin và chủ thuyết của các ông này. Chủ nghĩa Mác Lênin bỏ qua không bàn đến việc thiết lập một xã hội công dân dưới chủ nghĩa xã hội.

Họ cường điệu bản chất giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh đến chuyên chính của giai cấp vô sản, đặt đảng ở trên pháp luật. Họ không hề nghĩ đến xây dựng một xã hội dân sự mang lại cho người công dân những quyền lực đầy đủ nhất và tạo ra mọi điều kiện cho việc thực hiện những quyền ấy trong đời sống hàng ngày. Cái lỗ hổng lớn này là một nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực trong thời gian gần đây. Câu nói của Lênin về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cao gấp nhiều dân nền dân chủ tư sản chỉ là sự nói dối, thành một điều mỉa mai khổng lồ! Công cuộc đổi mới ở Việt nam hiện nay, về mặt nhân sự không chú trọng tạo nên một lớp người kinh doanh có tài năng, một loạt luật sư tự do có công tâm và tay nghề giỏi, một đội ngũ phóng viên và nhà báo tự do (cả báo viết và báo nói) với các đài phát thanh và trạm vô tuyến truyền hình tư nhãn thì đổi mới vẫn chỉ là có đổi mà không mới, có thay mà không đổi. Sẽ vẫn là một xã hội chậm tiến, không sao hòa nhập với thế giới hiện đại!