Lưu Công Nhân

Tôi quen Lưu Công Nhân từ hồi cùng học với nhau ở trường Trung học kháng chiến, đóng tại Đào Giã, Thanh Ba, Phú Thọ (vốn là trường Chu Văn An ở Hà Nội sơ tán lên từ thời kháng chiến chống Pháp).

Hiệu đoàn học sinh có ra đều kỳ một tờ nội san, viết tay.

Tôi hay vẽ vạch lăng nhăng, nên được cử đi trang trí, minh hoạ cho tờ nội san này. Tôi gặp Lưu Công Nhân cũng đến làm công việc này.

Tất nhiên, không như tôi, Lưu Công Nhân là một tài năng thực sự. Tôi nhớ anh thường lấy một mẩu cành cây chỉ bằng ngón tay, dùng dao cắt, gọt mấy nhát, thành ngay một hình người nhỏ xíu xinh xinh.

Tôi với Lưu Công Nhân học cùng một khoá (1947 – 1950). Anh học ban sinh ngữ, tôi học ban Toán Lý Hoá. Hình như anh đang học dở dang thì bỏ đi học hoạ, khoá Tô Ngọc Vân.

Bẵng đi từ đó, tôi không lần nào gặp anh nữa, tuy có xem tranh của anh ở bảo tàng mỹ thuật và biết anh đã là một hoạ sĩ nổi danh.

Sau 1975, tôi thỉnh thoảng có được mời vào dạy cho mấy trường đại học ở Sài Gòn và Cần Thơ. Biết anh ở Sài Gòn, tôi tìm đến chơi.

Dưới đây, tôi tường thuật lại cuộc gặp mặt đầu tiên của tôi với Lưu Công Nhân ở Sài Gòn. Anh nói nhiều, nói liên miên. Nên cuộc trò chuyện giữa tôi và anh hầu như chỉ là một cuộc độc thoại của Lưu Công Nhân.

Tôi nhớ đấy là một ngày đầu năm 1983.

Lưu Công Nhân lúc này ở đường Tự Đức. Nhà hai tầng, rộng rãi và khá sang trọng.

Tôi chờ đợi một thái độ lạnh nhạt và xem thường của ông bạn cũ. Vì nghe nói hắn giầu lắm, danh vọng lắm, khinh người lắm. Điều này thì tôi đã có kinh nghiệm rồi, nên coi như chuyện thường. Nó khinh mình thì cái giá trị thực của mình thế nào thì vẫn thế thôi. Mà mình trông bộ dạng nhếch nhác thế này nó khinh cũng là phải. Tôi cứ gõ cửa. Mình vào cốt để xem tranh của hắn, thế thôi – tôi rất thích hội hoạ.

Nhưng tôi đã lầm. Lưu Công Nhân nhận ra tôi ngay. Hắn rất nhớ bạn cũ. Hắn đọc nhiều sách lắm. Sách hội hoạ, điêu khắc của Pháp, đọc cả sách văn học Việt Nam. Có đọc cả nhiều bài viết của tôi. Và cũng biết tôi có cuốn Nhà văn, tưởng phong cách và nói đang đi tìm mua. Hắn khen tôi viết về Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng rất khá.

Lưu Công Nhân quả là một tay kiêu ngạo. Xem thường tuốt. Tự coi mình là một maitre, cỡ quốc tế. Nhưng nụ cười thì rất tươi, hiền và trẻ cách lạ. Tôi rất thích nụ cười của Lưu Công Nhân. Hắn người cao to. Cởi trần. Quần đùi. Lưng gù gù, lòng khòng. Nhưng đẹp trai, ăn nói rất thoải mái, hay văng tục. Mới gặp nhau đã mày tao luôn. Không ngờ Nhân còn nhớ tôi ngày xưa từ dáng đi đến cả cái áo mặc thời kháng chiến.

Nhân nhận xét Nguyễn Tuân là hám danh,nên mất cái hồn nhiên, tự nhiên – nghệ sĩ chân chính phải tự nhiên như ruồi ấy chứ (Nhân hay nói “tự nhiên như ruồi”). Đằng này kiểu cách, bộ dạng quá. Vào Sài Gòn tại sao phải tìm đến Trịnh Công Sơn? Mà Trịnh Công Sơn cũng háo danh nốt, nên lấy làm tự hào lắm.

Nhân chê Nguyên Hồng hèn. Trước Mười Hương, Nguyễn Đức Thuận, tại sao lại nói năng có vẻ kính sợ quá, bái phục quá, tự hạ nhân cách nghệ sĩ trước nhân cách chính trị. Đó là hai loại anh hùng, hai sự dũng cảm khác nhau chứ!

Lưu Công Nhân nói, từng bỏ biên chế năm 1959, lúc biên chế còn đầy tiền đồ. Phan Kế An sợ không dám, cho là biên chế còn có giá trị lớn trong tương lai.

Mình bỏ biên chế Nhân nói- Đạp xe từ Thanh Hoá lên tận Nam Quan, rồi từ Nam Quan về, xem kiến trúc thay đổi thế nào. Vẫn cổng chữ môn, ngói âm dương, căn bản không khác gì. Thế càng lên đến gần biên giới, càng thấy Tầu hơn. Rất lạ!

Này nhiều thằng đến đây gạ xem tranh của tao. Tao đuổi. Nhưng cho mày xem. Nào lên đây.

Hắn đưa tôi lên lầu. Tranh các loại treo la liệt. Hắn lại treo thêm lên mấy bức nữa cho tôi xem.

Có một bức khá to, vẻ lằng nhằng như lửa lan ra tất cả tấm toan lớn: “Khi bầy tranh nơi công cộng thì tao nói bắn máy bay Mỹ. Thực ra mon rêve”.

Có bức vẽ thuốc nước, một cô gái chở đò ở một kênh rạch miền Nam. Đẹp. Có tranh vẽ một thiếu phụ bế con. Mấy lá tre, cành tre lơ thơ. Một bức hoạ mùa đông. Lá bàng đỏ, lốm đốm một chút xanh. Đỏ đúng màu lá bàng úa, nhưng không rõ lá cành gì hết.

Nhân nói: Mẹ tao mất, năm 82 tuổi Hắn chỉ một bức tranh, nói: “Hommage à ma mère. Bức tranh lệ. Nước mắt”. Nhưng tôi không nhìn ra gì hết.

Một bức ký hoạ còn trên giá vẽ: nhà bè, kiểu nhà sàn, nơi một cái bến sông của một vùng Hậu Giang, Tiền Giang gì đó.

Một bức sơn dầu lớn, vẽ cảnh chiều thu. Hơi buồn. Một quán tranh bên đường, cạnh một cái lô cốt của Pháp thời kháng chiến. Cánh đồng lúa xanh tận chân trời. Tôi thấy đẹp, rất thích.

Lưu Công Nhân còn lấy ra cho xem một số tranh thuốc nước vẽ đường làng, cổng làng cổ kính và vắng vẻ của miền Bắc. Một số tranh vẽ bò của Lưu Công Nhân. Nói chung, tôi rất nhạy cảm với cảnh nông thôn ngày xưa. Đẹp mà buồn. Mà sao rất thương!

Lưu Công Nhân nói liên miên về lịch sử hội hoạ, về hội họa Việt Nam và thế giới.

Tranh lợn gà làng H không phải tranh dân gian. Đấy những maitre, những artiste vẽ đấy chứ! Diệp Minh Châu tạc sao nổi tượng Phật nghìn mắt nghìn tay! Đó anonyme không phải folklore. Tinh thần anonyme là truyền thống nghệ thuật Việt Nam.

Nghệ sĩ nó một cái rất tự nhiên. Ăn uống, nước trà, chơi hoa… rất tinh tế, sành sỏi. Không phải cố làm ra thế, tự nhiên thế thôi. Các cụ ta thế. Bây giờ khác rồi. Không có. Dốt. Không ai dạy… Lo cho thế hệ sau quá! Muốn học vẽ, không sách học. Ăn phở lại cho mùi tầu vào, khó chịu quá, không cái tinh tế nghệ sĩ.

Hội hoạ rất cần phê bình. Nghệ đẻ ra phê bình. P bình đẻ ra nghệ sĩ. Nghệ sáng tạo, phê bình tổng kết ra trường phái này, trường phái nọ. giữa hội hoạ văn học ảnh hưởng lẫn nhau.

Việt Nam không vẽ chân dung. Kiêng. Cho vẽ thì b thu mất thần. Tàu truyền thống này từ lâu đời. Hiện còn để lại một bức tranh về một hoạ đang vẽ một công chúa hay hoàng hậu đó. Một maitre râu dài ngồi vẽ, các cung tần mỹ nữ xúm xít đứng xem.

Phương Đông không réalisme kiểu Tây, nghĩa là vẽ giống naturalisme. Phương Đông không bao giờ chịu lệ sự thật. Không chủ trương vẽ hình xác, muốn truyền lại linh hồn của tạo vật.

Việt Nam không dessin, v chì than, hoạ. Phương Đông không esprit documentaire. Phương tây triển lãm dessin riêng của một hoạ coi đã đủ một phòng tranh rồi. Phương Đông vẽ vẽ ngay trên lụa, đục ngay vào gỗ, vào đá.

Thời Phục Hưng, Tây đã chịu nh hưởng phương Đông. Do route de soie, tranh vẽ Tàu đã sang Tây lâu rồi.

Phục Hưng không hề ảnh hưởng tới Việt nam. Việt Nam chỉ chịu nh hưởng tranh của Tây thế kỉ XIX, XX thôi.

Tính dân tộc bản chất của nghệ thuật. Thằng Tây sang Tàu học lối vẽ Tàu, thành thạo đủ ngón vẫn không vẽ ra được như tranh Tàu.

Mỗi hoạ sĩ một univers của nó. Đ thể hiện cái univers y, nó cần vẽ cái này, cái kia, dùng chất liệu này, chất liệu khác… Mình coi sơn mài quốc hoạ nghĩa. Phê bình theo sujet không đúng. Hội hoạ phê bình hội khác. Thời Hitler chiếm đóng, palette của Picasso toàn màu tối, sau giải phóng palette Picasso màu tươi sáng.

Việt nam xưa thế tinh tế: có cái kiến trúc vui (proportion heureuse). kiến trúc buồn. kiến trúc nghiêm trang khắc khổ.

Vừa rồi nó bảo tao khai thành tích để phong giáo sư, p giáo sư hay khen thưởng nghệ ưu tú… Tao không thèm, gửi trả lại giấy tờ ngay lập tức. Phó chứ đến giáo tao cũng coi ra cái gì. Cho đi nước ngoài, bắt làm hộ chiếu, tao không thèm. Gọi cả nước Liên sang đây tạo dạy cho, việc tao phải đi học Liên Xô.

Nghệ là người sáng tạo theo tài năng, s trường của mình, không cần biết giá trị đến đâu, thế nào. Nhưng thằng Critique thì phải làm công việc đánh giá, xếp hạng theo vị trí của mỗi nghệ trong lịch sử nghệ thuật. Cần một cuốn Nhà văn, tưởng phong cách trong hội hoạ. Mày làm được đấy. Mày đi vào nghệ thuật hội hoạ đi. Hiện nay trong hội hoạ toàn thằng ngu, không có chữ.

Mày c viết luôn v cái rencontre của mày với Lưu Công Nhân cũng thành một bài giá trị đấy. Hai maitre gặp nhau.

Nhân nói đến đó thì có một người đến nhờ vẽ bìa sách. Nhân lấy chì sáp viết thoắng một chữ, rồi lấy bút lông chấm mực vạch đè lên trên mấy nét. Xong rồi, nói:

Thế mà người ta khen đẹp đấy tới tấp đến nhờ tao vẽ bìa.

Thấy đã muộn, tôi đứng lên, đi về. Lưu Công Nhân nói: “Phải équipe, bè, cánh, thế. Thí dụ, Hoàng Ngọc Hiến bị đánh thì Nguyễn Tuân lên tiếng bênh vực. phải giới thiệu nhau, bình luận sáng tác của nhau.

Nhớ lại ngày xưa, đã có lúc tôi định xin học hoạ. Nếu học thì cũng cùng một khoá với Nhân và trở thành đồng nghiệp của hắn. Không biết số phận sẽ ra sao!.

***

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng vào Sài Gòn, tôi lại đến Lưu Công Nhân chơi.

Mấy năm nay hắn yếu đi nhiều. Bị chứng run, gọi là bệnh liệt rung (parkinson). Chân tay run rẩy, đi đứng khó khăn.

Nhưng hắn vẫn vẽ. Hắn tặng tôi một tập tranh, chỉ đề mấy chữ: vẽ, vẽ, và vẽ…

Hôm ấy, tôi đến Nhân. Đâu vào đầu năm 2002. Hắn nói, nhiều khi đứng mãi mà không nhấc chân đi được. Tay run. “Nhưng tao vẫn vẽ. Renoir vẽ cho đến lúc chết. Lão bị goutte, không vẽ được, người ta phải buộc bút vẽ vào tay, vào chân đ vẽ.

Các thế hệ hoạ thường kỵ nhau. Renoir nổi tiếng trước Matisse. Matisse khi nổi danh đem tranh đến cho Renoir xem, Renoir chê không ra gì. Picasso cũng thế, không chấp nhận thế hệ sau mình.

Mình sang Balan, có một tay hoạ hỏi, Việt Nam có phê bình hội hoạ không. Tao bảo rất ít. Tay hoạ Ba Lan nói, thế hạnh phúc. Ba Lan, một hoạ hàng trăm thằng phê bình. Sợ quá ! Khổ quá! ít phê bình hạnh phúc đấy!”

Lưu Công Nhân cho dân tộc Việt Nam bao giờ cũng mô phỏng nước ngoài, xưa Tầu kể cả tranh khắc gỗ làng Hồ hay Hàng Trống cũng chịu ảnh hưởng Tầu (đấy những maitre vẽ chứ không phải dân gian). Sau này bắt chước Tây, bắt chước Mỹ. Việt Nam không création hoàn toàn. Bắt chước không đạt tới nơi, thì thành bản sắc Việt Nam, thành hồn Việt Nam. Trong đầu mỗi hoạ Việt Nam thế nào cũng một mẫu ngoại quốc. Nhưng khác ngoại quốc cái hồn Việt Nam.

Lịch sử hội hoạ Việt Nam không phải bắt đầu từ khi trường Mỹ thuật Đông Dương từ tranh khắc gỗ vẫn gọi tranh dân gian. Thực ra đó không phải dân gian hoạ hẳn hoi, phải làm bản vẽ ngược lên gỗ mới khắc được thành bản in chứ.

Tầu nó khắc ngà voi rất nhiều lớp lồng vào nhau rất tinh vi. Ta không bắt chước được. Còn thì bắt chước tuốt: kiến trúc, chạm gỗ, ngói âm dương, tượng Kim Cương, phật Quan Âm…

Trẻ con vẽ là hoạ trẻ con. Không nên cho trẻ con vẽ đã năng khiếu. Phải trưởng thành mới biết. vấn đề mắt, không phải trí óc như Văn, Nhạc. Thần đồng không hội hoạ. Lớp trẻ bây giờ không ngoại ngữ, không phát triển được. Phải tiếp xúc với nước ngoài mới mở rộng được tầm mắt…

Lưu Công Nhân nói liên miên. Vả lại tôi có biết gì về hội hoạ đâu mà nói. Cho nên vẫn chỉ có một thằng độc thoại. Mà hắn thì chỉ cần có một đối tượng nào đấy để trút ra những suy nghĩ của mình.

***

Mấy năm nay. Tôi không có dịp gặp Lưu Công Nhân lần nào nữa. Hắn không còn ở Sài Gòn mà đã lên Đà Lạt. Nghe nói ở đấy, hắn có một biệt thự rất đẹp.

Mùa xuân năm nay, tôi vào Sài Gòn, bỗng được tin Lưu Công Nhân mất. Buồn vô cùng. Cứ thấy hụt hẫng, trống vắng thế nào!

Nhớ lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi ở Sài Gòn, Nhân có ý muốn tôi ghi lại cuộc trò chuyện hôm ấy.

Nguyện vọng đó của Nhân, tôi đang thực hiện đây.

Tiếc rằng Nhân chẳng còn sống để mà đọc!

Quan Hoa, cuối thu năm 2006
Sài Gòn cuối xuân năm 2007