Chương 36

Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức chuyển tới Dương Thu Hương một thư mời họp một hội nghị quốc tế về dân tộc học tại Đức. Nhung Hương nói rất tiếc. Năm 1994, ở Pháp về, tới sân bay Nội Bài, Hương đã bị công an lục soát hành lý và tước mất hộ chiếu. Đại sứ quán nói sẽ lo hộ. Không những thế đại sứ còn thân đưa xe đến đón Hương đi nghe dàn nhạc giao hưởng Đức sang biểu diễn ở Hilton Opera. Ít lâu sau đại sứ quán báo Hương đến cơ quan cấp hộ chiếu làm thủ tục. Người ta nói với đại sứ quán Đức rằng không hề có chuyện tịch thu hộ chiếu, chẳng qua vì từ nay sửa thành hộ chiếu đục lỗ nên thu về thôi. Vậy xin mời bà Hương cứ việc tới liên hệ. “Bọn này trí trá mà ngu. Ai lạ gì chúng là tố sư tước hộ chiếu mà lại làm ra vẻ em trắng ngần”, Hương bảo tôi. Hương đến Cục xuất nhập cảnh, người ta đưa bản khai, dặn khai xong đến công an phường lấy dấu và chữ ký xác nhận. Năm sáu anh công an phường kiếm cớ lần lượt ra nhòm người có bán khai lạ lùng như thế này. Tên tuổi: Dương Thu Hương. Đã bị bỏ tù vi chống chủ nghĩa xã hội. Lý do ra tù: do sức ép quốc tế và sự sụp đổ của thành trì xã hội chủ nghĩa. Hai tuần sau, tới hạn lấy hộ chiếu, trước khi tới Cục xuất nhập cảnh, Hương hẹn tôi đến khách sạn Metropole. “Vào đấy cá không theo được. Các cậu ít xìn”. Cô giám đốc với mấy cô tiếp viên kéo đến trách yêu: Chị lâu nay bỏ chúng em nha. Gặp thấy Hương vui, tôi hỏi: Xong rồi?

– Không!

Tôi ngẩn ra thì Hương phì cười:

– Anh này không mới hay chứ! Thế này, nghe em kể đây!

Theo hẹn, Hương đến lấy hộ chiếu. Một người nhận là “đại diện Nhà nước” nói khi khai có lẽ bà nghĩ chưa kỹ vậy hôm nay đề nghị bà nghĩ lại. – Nghĩ lại sao? – Chẳng lẽ bà khai bị tù vì chống này chống nọ rồi đến lý do ra tù thì lại không có gì sao? (Làm như Hương không trả lời mục này). Vậy xin bà nghĩ lại.

– À, lý do vào ra tù, tôi nghĩ đến đã mười năm nay, sao còn phải nghĩ lại?

– Tôi biết khai chỗ này có khó thật. Chẳng hạn lý do trả lại bà tự do thì chúng tôi cũng không giải thích được.

– Chỉ là đinh vít của bộ máy thì ông hiểu làm sao được lý do thả tôi? Chế độ các ông dựa vào bất minh, trí trá mà! Thôi vậy, đã thế thì cho tôi lấy lại bản khai, tôi không xin nữa. Hai lão Cục xuất nhập khẩu lập tức hốt hoảng: Nếu thế bà phải để chúng tôi làm biên bản. Biên bản nói Nhà nước đã vui lòng cấp hộ chiếu cho bà Dương Thu Hương nhưng bà thiếu thiện chí đã từ chối vì hận thù chủ nghĩa xã hội. Hương cầm xem đoạn nói: Nhà nước viết rồi đến tôi viết. Viết: Tôi không hận thù chủ nghĩa xã hội như trong biên bản người đại diện Nhà nước viết bởi lẽ nó chỉ là một khuynh hướng ấu trĩ của tư tưởng nhân loại. Nhưng tôi chống nó tới cùng bởi lẽ nó đem hợp thức hoá chế độ độc tài, toàn trị lên đầu nhân dân.

Ờ Metropole ra, Hương đến bưu điện fax cho ngài đại sứ: “Như nhiều lần tôi đã nói với ngài rằng những người cầm quyền ở nước tôi là những người nói dối chuyên nghiệp, những chuyên gia lật mặt (Hứ, cái gì, cái gì… experts en volte – face à?) cho nên tôi đã làm đủ các thủ tục nhưng họ vẫn không cấp cho tôi. Một lần nữa xin cảm ơn ngài đã quan tâm đến tôi”.

Cuối tháng 6 đại sứ quán Mỹ gửi Hương giấy mời dự kỷ niệm Quốc khánh Mỹ mồng 4 tháng 7. Hương bảo tôi không muốn đi vì ngại chỗ đông người. Nhất là gặp anh em nhà văn, em thường khó bình tĩnh. Có lão sang Mỹ thì khen Mỹ nhưng về lại chửi. Lâu nay em không dự quốc khánh Pháp vì thế. Rồi Hương lại báo sứ quán Mỹ vừa hỏi có dự không. “Hỏi lạ thế? Không muốn mình đến à?” Lạ là dấu hiệu của hiếm. Mà hiếm thì thường quý. Có thể sẽ có một cái gì đáng chú ý. (Hương cười cho rằng tôi đang dỗ con nít). Từ ngày lập sứ quán nay họ mới mời, tôi nói. Không đến người ta lại nghĩ mình rét… Có lẽ phải tìm một chỗ khuất ngồi vậy. Mười rưỡi tối 4-7, tôi điện thoại gọi Hương:

– Sao? Có phải nặng nề với đồng nghiệp nào không?

– Không a… a… ạ. Chữ ạ kéo dài, vui.

– Có gì đặc biệt không?

– Không biết nữa… Mai, va… â… âng, tối mai anh đến chỗ ấy nhá.

– Nếu góp ý mà làm phiền gì thì xin lỗi…

– Các cụ nói đúng: gần mực thì đen.

Tôi hơi ngấn ra. Tối sau ở một nhà ăn, tôi mới biết trong giới văn hoá văn nghệ, đại sứ quán Mỹ mời chỉ một mình Hương.

– Sao nói cái gì gần mực thì đen, Hương?

– Không thích nói gần đèn thì rạng.

Lan man chuyện trong Thuỷ Tạ sau đó. Tôi nói Time phỏng vấn Hun Sen (thủ tướng Campuchia – B. T), hỏi bây giờ ngài đánh giá Mỹ thế nào thì trả lời xưa ta hiểu lầm nhau, nay chúng tôi thấy may mắn là không có kẻ thù. Chúng tôi vừa ký với Mỹ một hiệp định tình báo. Bắt được Tà Mok Đồ Tể, chúng tôi thông báo ngay đầu tiên cho đại sứ Mỹ Kenneth Quinn. Khác ta xa. Hương nói tối qua Trần Đức Lương đến đại sứ quán Mỹ, có giới thiệu và Hương trông thấy nhưng báo đài ta im. Sợ mất thể diện Nhà nước cộng sản à? Ở vùng này Thái Lan mở cửa sớm nhất ra với phương Tây. Cùng thời với Minh Trị Thiên Hoàng Nhật. Thế kỷ 17, vua Naraiđâ mướn Constantine Phaulkon, một người xứ Venise Ý làm tể tướng! 1833 Thái Lan đã lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đầu những năm 30 thế kỷ 20 thì vua Thái Lan đến Nhà Trắng. Chắc là đọc “Thoát Á luận” của một học giả Nhật lúc đó. Quyển sách hay đến nỗi vua Nhật cho in 2 triệu quyển. Còn triều Nguyễn ta hầu quốc nên vẫn ngưỡng thiên không dám thoát khỏi châu Á để lấy ánh sáng phương Tây. Đến nay đối mới để lấy ánh sáng đồng tiền của chúng nó thôi. Có cái này hay: Nhà Thanh Trung Quốc khinh phương Tây nhưng tên các nước Âu Mỹ chuyển sang tiếng Trung Quốc lại đều hay đều đẹp. Mỹ, Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi, Pháp… Có thể dùng chữ mai âm na ná mỹ để thay cho me trong america nhưng cứ phải là mỹ. Rồi cờ sao thì thành cờ hoa, Hoa Kỳ. Chắc tại kẻ dịch là trí thức Trung Quốc vốn trọng trí tuệ, khoa học phương tây, khác vua chúa. À, Bruno cởi truồng lẽn giàn hoả, khi cha cố rửa tội thì quay đi nói: Chân lý là vô hạn. Người đầu tiên nói ra bản chất vô hạn của chân lý. Khác chủ nghĩa Marx. Với anh này thì chân lý có hạn. Bởi anh ta là cái nút đóng kín chân lý lại mất rồi, không gì vượt được anh ta nữa. Einstein nói: chẳng có nhà bác học nào suy nghĩ bằng công thức. Theo ông, cái đẹp đẽ nhất mà con người được thể nghiệm là cõi bí ẩn. Einstein có nói đến Lão Tử, Đạo Đức Kinh, người 2.500 năm trước đã nói: bí mật là cửa dẫn đến hiểu biết. Quá giỏi! Bí ẩn chính là dạ con của trí tuệ. Coi mình giải thích được hết thì hết. Khốn khố là chân lý gần như đều phải ra đời trong nước mắt và máu. Bởi luôn là từ trong mù mịt ló ra nên dễ bị coi là cố tình cà khịa, quấy thối trật tự hiện hành. Nói ra thì đúng nhưng buồn: khi thoát khỏi lối suy nghĩ cũ lại thường thấy mình vô cố nhân, Tây xuất Dương quan vô cổ nhân, câu thơ Đường này quá hay.