Chương 1

Một sáng, Hữu Thọ Trưởng ban nông nghiệp (Phan Quang được Hoàng Tùng đưa sang làm Tổng giám đốc Đài phát thanh truyền hình) bảo tôi thôi ở ban nông nghiệp mà về Thư viện.

Nguyễn Hữu Chỉnh lúc ấy Trưởng ban quốc tế và với tư cách ủy viên Ban biên tập kiêm phụ trách cả Thư viện đã đề nghị Hoàng Tùng gặp tôi.

Hoàng Tùng lập tức cau có:

– Tôi đối xử với anh tử tế như thế nào từ ngày còn ở trên rừng mà anh hại tôi. Từ nay anh về Thư viện, ngồi đó, không được cho ai mượn sách báo, tài liệu gì… Tại sao điều anh đi? Anh Hữu Thọ báo cáo với tôi rằng để anh viết bài thì nơm nớp sợ anh phạm chính sách mà để anh chữa bài thì anh chị em họ không chịu cho anh chữa với tư cách chính trị như thế đụng đến bài vở người ta.

Tôi không nói lại. Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch.

Hữu Thọ không thể hàng ngày giáp mặt tôi, người không có đạo đức chính trị nhất trí với Đảng như anh. Hơn nữa, biết tạng tôi, anh thấy nên phòng bệnh: tôi là sự cố tiềm ẩn “bĩnh” ra trò gì thì cái ghế của anh sẽ khốn. Từ nay ban nông nghiệp là cứ địa để Thọ nhảy lên ủy viên biên tập rồi phó tống biên tập rồi tổng và như thế là lọt tới Thiên đình – Trung ương đảng. Thọ phải dọn dẹp nó cho “thuần chủng” theo nhỡn quan đảng. Mà với Thọ thì việc này không khó. Như Thọ từng chế biến cái chết của Thorez và Togliatti, hai Tổng bí thư đảng cộng sản Ý và Pháp ra thành tin chó Tây chết rồi hân hoan rú lên ở giữa sân báo Đảng cộng sản Việt Nam: “Hô hô, hai con Tô Tô chết rồi!”

Ngoài ra, Thọ không thích tôi vi phạm quy định là tôi không được chơi với thanh niên cơ quan đế “đầu độc” anh chị em trẻ trong ban. Họ thường thích hỏi tôi cách “viết cho ra văn, văn học ấy chứ không phải văn xã luận pha loãng chỉ thị, nghị quyết đọc ngán bỏ con bà”.

Thế mà tôi, kẻ phản động không được phép chơi với thanh niên vẫn cứ đem “phản nhận thức luận” giảng giải cho đám viết trẻ! Chẳng hạn bảo người viết nên là một giống cây đầy gai để đến đâu cũng bị mắc vào đấy. Mắc vướng là ta đã đem con dục hay cái đẹp trong óc ta xâm thực sang sự vật khách quan và khi sự vật khách quan được nhà văn cấy chủ quan hay phóng tinh vào thì nó mới trở thành hiện thực văn học hay nghệ thuật. Các cậu gọi ở trong hang, tiếng vang có nguồn từ cậu nhưng dội lại thì không còn y như tiếng của cậu nữa. Nhà văn là môi trường hang động làm biến dạng đi hiện thực, ý này là của tớ chứ chá có sách nào nói hay được bằng thế đâu, bốc lên tôi nói đại. Michel Ange đã nói: “Người ta vẽ bằng đầu, không bằng tay”. Câu hay đến nỗi tớ thuộc cả nguyên văn: Si dipinge col cervello e non con le mano. Không áp đặt vào sự vật cái đẹp hay trí tuệ của mình thì mình phải copy cái nhìn của người khác. Mà văn học là độc đáo, là sắc thái tinh tế, sai một li đi một dặm. Thí dụ chữ này, mạn phép các cậu vì nó nói rõ hơn cả. Ta biết khi dương vật cứng thì ông cha đều nói cửng, song nay bỗng né đi, ít nhất là trên sách báo, mà nói là cương, cương dương. Cương là văn báo cáo, cửng mới là văn học. Đấy, xem chữ nào có mặt mũi, có hồn, có tính cách? Gốc nó, cửng ấy, ở chữ cứng, có lẽ thế, nhưng sao lại biến hóa đi? Ừ, tìm lý do của biến hóa này rất lý thú đây. Đấy, tạm nói đến cung bậc, sắc thái của chữ để thí dụ về văn học. Các cậu cứ nói khi viết chỗ này em rất chân thành, chảy cả nước mắt mà nó cứ… Đúng, nhưng phải biết trong tin học hay trong văn chương, chân thành là gì? Là bất ngờ, là cái mà người nhận tin chưa từng biết đến. Thí dụ “cửa son đỏ loét tùm lum nóc” là chân thật nhất, vỉ nó được độc nhất Hồ Xuân Hương thông báo với làng nước ở hình thái đó. Cửa son đă được nhà thơ nhồi con dục huy hoàng vào đế biến thành đền miếu. Kinh Thánh gọi bụng của người tình nữ là cái quạt xòe, mở của tháng ngày; còn vú là lò luyện hồng ngọc, kinh chưa? Lượng thông tin là bất ngờ chứ đâu là số lượng tin nhiều ít (Hôm qua, Thép Mới khoe Tố Hữu vừa ký chỉ thị tăng lượng thông tin báo chí. Tôi bảo báo đảng thêm hẳn hai trang cấy dãy nửa vẫn cứ không có lượng thông tin là vì không có bất ngờ gì cả nhưng hôm nay tôi không nói lại chuyện đó với anh em. Ngại chọc vào Ban bí thư trung ương).

Một trưa, tôi đã làm loạn nhà ăn ở xế Ban nông nghiệp của Hữu Thọ. Mang bát đũa vào, tôi hỏi mấy chục anh chị em ở đó: “Các cậu có muốn làm thơ không, tớ bảo? Ba nguyên tắc thôi. Một là vào đầu câu nào cũng ôi lên một cái để tỏ ra thiết tha. Hai là đối tượng nào đã vào thơ đều gọi là Em để tó rõ quan hệ yêu thương. Ba là chêm vào vài ba ý ngô nghê để tỏ ra suy nghĩ có chất triết.

Cả nhà ăn kêu lên:

– Làm đi… làm thử đi xem.

– Tớ vừa đọc tài liệu về phân bón, vậy làm luôn thế này: “Ôi, những gánh phân, Em đặt ở đầu bờ, Em có thấy các lâu đài lang thang là những tòa mây trắng?”

Tiếng giậm chân, tiếng đập bát xuống bàn, tiếng reo hét. Làm nữa đi, anh Trần Đĩnh.

– Đây, làm về cái quạt trần này…

Tôi đọc luôn: “Ôi, Em nằm đó giơ bó cánh tay lạnh cóng, Bụng căng đày trữ lượng gió ngày mai”.

Cái áo len của Hữu Hạnh cạnh tôi hoá thành “Ôi em mênh mông / thiên đường lý tưởng không đỏ mà xanh /của những đàn bò nông trường Mộc Châu kinh niên bị đọi”.

Và một lô ứng khẩu tại trận tiền như vậy nữa. Các trò ấy không thể không đến tai Hữu Thọ. Nhất là cậu Duy Phùng, Trưởng ban bạn đọc, ngay sau đó cười cười bảo tôi ở cửa nhà ăn:

– Biết anh chơi nhà thơ nào rồi đấy ạ.

Tôi đọc thấy hai chữ Tố Hữu ở đôi môi Phùng đang cười.

Nhưng con sâu đo quăng mình vươn lên cao là có lập trình. Nó phải gạt đi trước những gì có thể phá bĩnh công trình vươn tới của nó.

Còn Hoàng Tùng? Anh nói tôi hại anh nhiều lắm. Hại vì tai tiếng “cưng thằng xét lại?” Có.

Song có lẽ có ai xui bẩy anh, hay tự anh hiểu lầm rằng tôi đã đứng đằng sau vụ Cung Kim Châu, vợ Thép Mới kiện chồng tới Trường Chinh, Tố Hữu.

Không hề. Thép Mới đã khẩn khoản nhờ tôi giúp cho vợ anh đừng đòi bỏ anh. Anh đang lâm thế kẹt: Cung Kim Châu, vợ anh dọa li hôn thì các em anh, từ Hồng Hà lại đòi anh bỏ vợ vì chị luôn kiện thủ trưởng tờ báo mà họ thì cần bảo vệ thủ trưởng. Khổ là Thép Mới vẫn yêu vợ. Nhưng sợ Hồng Hà. Người em luôn biết bảo vệ đảng hơn hết mọi sự. Nên đã mếu máo đúng lúc để biết ơn Mao Chủ tịch đã mờ mắt ra cho biết Liên Xô là đại phản động, nên sau đó được Hoàng Tùng đưa đi bôi dầu thánh cùng Phan Quang tại Bắc Kinh.

Một sáng tôi đang ngồi với Thép Mới tại phòng làm việc của anh. Thình lình anh thất sắc bảo tôi:

– Mày đi ra đi, thằng Hồng Hà nó đến tao kìa.

Tôi quay lại: Hồng Hà đang ở giữa sân to đi đến. Nhưng tôi lủi thì ra làm sao? Nhác thấy tôi, Hồng Hà rẽ. Thép Mới từ từ chui ở trong gầm bàn ra, anh rúc vào lúc nào tôi không rõ. Ngày nào mới rời khoa luật đại học bốn năm lên An toàn khu anh nêu thuyết “câm, què, mù, điếc”. Thụ động phòng thân nhưng vẫn cứ triềng mặt. Quyền và lợi chưa chiếm lĩnh chân trời khiến cho phải giấu đầu cất mặt.

Sau đó hai hôm, Hồng Hà mời tôi ra ghế đá gốc đa. Nói từ nay tôi không được dính vào chuyện vợ chồng anh Thép Mới vì đây là “việc của tổ chức”. Tôi nói tất cả là Thép Mới cầu van tôi giúp, Còn nay đã thành việc của tổ chức các anh thì tôi thiết gì dính vào cho… (ngừng lại kịp).

Với đảng viên, tổ chức là tất cả. Hãy im đi mà tuân theo nó. Nó sẽ bảo đảm cho mày tiền đồ sáng sủa. Và chính vì là chuyện của tổ chức tôi mới nói đến nó ở đây.

Thép Mới còn điêu đứng. Đằng thằng anh sẽ lên Tổng biên tập nhưng Hoàng Tùng muốn Hồng Hà vốn biết sẵn sàng giơ thân cứu chúa. Thế là lấy cớ có nhiều thư tố giác Thép Mới này nọ, đảng ủy và ban biên tập thình lình mở một đợt toàn đảng bộ và cơ quan phê phán riêng mình Thép Mới. Quang Thái, Trưởng ban văn hóa và Thọ Ốt khích tôi:

– Trần Đĩnh lên tiếng thì Thép Mới sặc gạch chuyến này.

Kết quả, Thép Mới không được cấp thẻ đảng. Nhận một quyết định nói sẽ thôi ở báo, trong khi chờ đi nơi khác thì tạm lĩnh lương ở báo.

Vũ Hạnh Hiên trong Sài Gòn ra bảo tôi: Anh Thép Mới nói cả cơ quan chúng nó đánh tao, trừ mỗi thằng Trần Đĩnh.

Thép Mới chẳng phải buồn lâu. Hoàng Tùng vào Ban bí thư thì Hồng Hà vào ghế tổng biên tập. Và Thép Mới lại nhận thẻ đảng. Đế làm phó cho em.

Một năm sau, Thép Mới bảo tôi:

– Cần ủng hộ thằng Hồng Hà. Nó triển vọng Ban bí thư đấy mày ạ.

Khi các em và Hồng Hà ép anh bỏ vợ thì một sáng, có vẻ hả hê, anh bảo tôi:

– Tối qua mẹ tao ở Nam Định lên, tao gọi chúng nó đến ăn cơm. Nhân đó tao bảo chúng nó: “Quan nhất thời, dân vạn đại, tôi không thể cứ vạn đại như các người đòi đâu”.

Bây giờ anh mong hai nhiệm kỳ thập tải trung ương cho em.

Thời gian tôi ngồi chơi xơi nước ở thư viện, Thép Mới hay mời tôi ăn cơm trưa. Một bữa, vừa thái thịt lợn luộc đế ăn với dưa mua tại cửa hàng trước chợ Hôm gần khu tập thể 96 phố Huế của văn nghệ sĩ, anh bỗng day mạnh dao chửi: Sư thằng Gia-ve…, Sư thằng Gia-ve. (Javert, cò thanh tra trong tác phẩm Les misérables của Victor Hugo – BT)

Tôi hất hàm, không hiểu. Anh nói:

– Là thằng Hồng Hà chứ thằng nào. Nó bắt tao bỏ vợ nhưng tao đến ăn uống ở nhà nó thì nó kêu bận này bận nọ. Tao nấu trong buồng làm việc đây thì hễ vừa đặt nồi lên bểp điện nó đã đấm cửa: “Ông nấu thế mùi mắm muối nó bay sang chỗ sếp thì sếp tiếp khách làm sao được? Mẹ nó, mà chỉ Hoàng Tùng mới cần Gia-ve”.

Năm 1957, sang Bắc Kinh, Phạm Văn Khoa đưa cho tôi một thư của Thép Mới. Tôi đọc nó ở bến xe buýt Địa An Môn, trên đường đi xem The Kid của Chariot. Thư khoe “tao vừa làm dược hai trường ca, một là Cây tre Việt Nam, hai là tìm ra một bông hoa tím quý”.

Bông hoa ấy là Cung Kim Châu, vợ anh sau này. Chiều vợ mới cưới, anh lấy giấy mời lên dự kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tận trên lễ đài Ba Đình, nhưng sợ đứng với vợ quá trẻ trên lễ đài, anh đã nhờ tôi làm hình nhân thế mạng anh cái sáng lễ hội ấy. Mắt cô kỹ sư thủy lợi còn long lanh ánh sinh viên mà suốt năm năm qua tôi thấy hàng ngày ở Bắc Kinh. Tôi mới về Hà Nội được mươi ngày.

Tôi sẽ không nói đến chuyện vợ chồng Thép Mới nếu Hồng Hà không nâng cấp nó lên thành công việc của tổ chức. Tồ chức này đánh tôi phi pháp thì tôi phải lên án nó chứ! Với chuyện vợ chồng Thép Mới, “tổ chức” cũng đã can thiệp hết sức thô bạo, xấu xa. Đế lên án nó tất phải nhắc đến nhiều tình tiết.

Thép Mới cuối đời viết hồi ký cho Lê Duẩn. Bị bạn đọc ầm ầm phản đối. Một đại tá gọi điện thoại đến xưng danh tính xong chửi một câu rất tục rồi mắng mày hạ Cụ Hồ xuống đấy à? Vì anh viết: “Vận mệnh miền Nam trông cậy vào chiếc ghe ba lá lênh đênh trên các kênh rạch miền Nam”. Tức là Cụ Hồ đêm không ngủ, ngày không ăn cũng chẳng bằng Lê Duẩn nằm ghe.

Thép Mới tâm sự với Lửa Mới. Lửa Mới nói lại với tôi. Nó bảo nó có biết gì đâu. Gặp nghe ông Duẩn hai buổi rồi ông ấy bảo anh làm việc tiếp với anh Sáu Thọ, anh ấy sê nói về tôi. Nó viết là theo ý và tài liệu của Sáu Thọ.

– Làm dân công tải đạn ra chiến trường nhưng Thép Mới không biết, tôi nói.

– Nghĩa là thế nào?

– Nó thừa biẽt Duẩn ốm, sẽ có đổi ngôi, thế mà nghe Sáu Thọ nói những chuyện làm cho nghĩ Lê Duẩn tung hê Cụ Hồ nó lại không chột dạ.

– Nhưng cũng không oan, Lửa Mới cắt lời tôi. Năm 1970, Duẩn viết Bốn mươi năm vẻ vang của Đảng ta. Trong một cuộc họp trưởng phó ban báo, tán về bài này, Hoàng Tùng nói Duẩn là Lê-nin của Việt Nam, Lê-nin của thời đại! Cụ Hồ có bao giờ được danh hiệu ấy? Lại còn nói năm 1957 phát hiện ra sai lầm Cải cách ruộng đất, anh Duẩn đã cứu Đảng ta. Nghe Hoàng Tùng, Thép Mới sùng bái Ba Duẩn lắm.

– Đúng, tôi nói. Chọi nhau dữ với Hoàng Tùng, phó ban Anh Vũ đã lên báo cáo Trường Chinh chuyện này. Trường Chinh nói bài viết của anh Lê Duẩn là tập thể Bộ chính trị góp ý nên. (Anh Vũ nói: Vâng, tôi thấy chữ anh chữa đỏ lòe ra mà!) Cần đề cao Tổng bí thư nhung đề cao như thế này thì để Bác Hồ vào đâu, Trường Chinh hỏi.

– A, friction – cọ nhau cũng ghê nhỉ, Lửa Mới gật gù.

Một hôm cùng ăn điểm tâm với tôi, Thép Mới nói: Tao ngồi máy bay lên thẳng với Chu Huy Mân (xem như tổng cố vấn của Lào) và Nuhak bay dọc sông Mê Kông. Mân chỉ tay sang phía Thái Lan hỏi Nuhak: các đồng chí cần cánh đồng Đông Bắc Thái Lan thì chúng tôi lấy giúp? Xuất thân hào lý mà khẩu khí ghê chưa?

Tôi chợt hỏi:

– Muốn đọc Kierkegaard không?

– Là thằng nào?

– Tổ sư bồ đề của chủ nghĩa hiện sinh. Biết không?

– Không. Có cái gì hay mày?

– Có câu này: – Mày là thế nào thì hãy sống hết lòng như thế. Sois de tout coeur ce que tu es. (Chả lẽ nói Việt Nam ta nên như thế!) ông ta cũng định nghĩa chữ nực cười.

– Là sao mày?

– Là khi ta chắp một lý tưởng rực rỡ vào một thực tại mục nát thì nực cười xuất hiện.

Tôi vẫn cố có một lời. Tôi còn dư vị Thép Mới những ngày anh hết lòng là một sinh viên yêu văn và tự do phóng khoáng. Hè 1950 lần đầu tiên xuất dương đi Berlin dự Liên hoan thanh niên quốc tế, trở về anh tặng tôi quyến sử đảng bằng tiếng Pháp bìa cứng Liên xô xuất bản với dòng chữ: Thân mến tặng Trần Đĩnh, tràn đày hy vọng. Tặng nhau Đảng sử là hết sức có ý nghĩa lúc ấy.

Truy điệu Thép Mới ở báo Nhân Dân, tôi mặc niệm hai lần. Một lần cùng cơ quan. Một lần vì vụt bồi hồi nhớ lại những ngày Việt Bắc, những ngày mọi cái nói hết được với nhau, tôi trở lại đứng một mình trước ảnh anh. Nhớ một lần Thép Mới đưa tôi xem một biên bản gốc của mật thám Pháp ở Nam Định trong có đánh máy lần lượt tên mười thành viên Việt Minh vừa bị bắt mà Hà Văn Lộc, tức Thép Mới, đứng đầu. “Mày xem, hồi ấy tao đứng trên Hoàng Tùng (Trần Văn Khánh) những năm sáu bậc”. Chỉ vào tên Phạm Văn Cương, Thép Mới nói:

– Nguyễn Cơ Thạch đây. Tao bị bắt, bố tao đem tao đến nhà ông đốc học Nam Định, bố thằng Hoàng Ngọc Hiến, biếu chai rượu Con Mèo và hộp bánh biscuit Pháp xin nói hộ. Hôm sau bố tao đưa tao lên Hà Nội học lại ở Bưởi. Lên xe lửa, đến đầu một cái toa, tao thấy thằng Cương bị còng tay ngồi cạnh một cảnh sát. Theo sau bố đi qua nó, tao lấy mũ cát che kín mặt xấu hổ quá.

Bây giờ, Cương – Nguyễn Cơ Thạch – vào Bộ chính trị; Hoàng Tùng, Ban bí thư và Thép Mới, đảng viên thường.

Chợt nghĩ không gì biến thiên dữ bằng ở quan lộ cách mạng. Lại nhớ những ngày Nguyễn Cơ Thạch, thư ký của Võ Nguyên Giáp ghé báo Sự Thật tán phét, vẫn thường khoe: “Sáng nay chủ nhật, tớ ra suối giặt cho anh Giáp bao nhiêu quần áo… này, tay còn nhợt đi đây này, mùa đông mà”. Nhưng Đại hội 7 (1991,) bong hết khỏi Trung ương, Giáp lên có ý kiến về đảng căn phát huy dân chủ thì cậu thư ký hay giặt áo quần ngày nào nay vào Bộ chính trị và ngồi trên chủ tịch đoàn liền giơ tay cắt lời Giáp: “Đồng chí nói quá mất mấy phút rồi, xin thôi. Đồng chí hãy chú ý cho là đảng ta rất chú ý phát huy dân chủ”. Lúc này người hùng của Thạch là Lê Duẩn.

Nghe Lê Trọng Nghĩa kể lại chuyện này, tôi đã kêu lên; “Sao Giáp không nói to lên, thưa Đại hội, xin hãy cứu tôi thoát khỏi vụ án chính trị này”.

Truy điệu Thép Mới lần hai xong đi ra, tôi nhác thấy T. đứng khóc ở một góc cửa. T. người nữ sinh trinh tiết Thép Mới yêu hồi 1953-54 ở Berlin vê, sau khi đưa tôi quyến sử Đảng, anh xuống Khu Ba tìm T. Vừa đến cổng nhà thi thấy T. đang ngồi với H, chồng T. sau này. Thép Mới lẳng lặng quay ra, lên đê, lẳng lặng ngoầi tay ra sau xe đạp, lần lượt giật các gói quà toan đem cho T. liệng xuống sông Đáy.

Cũng chỉnh ở cái chỗ T. đứng khóc ấy, năm ngoái, kỷ niệm báo, Thép Mới không lên nói theo chương trỉnh mà nhờ một người đốt hộ anh bánh pháo rồi anh kéo tôi lên sân thượng nhìn ra hồ, ra phía sồng Hồng mưa bụi. Tự nhiên tôi nghĩ đến một sự tiêu tan rất sương khói. Những ngày ngay thẳng sôi nổi của Thép Mới nay đâu?

– Nói làm gì mày nhỉ? Đốt pháo hay…

– Ừ, thay được việc giằng xé, giậm chân bứt tai khó làm.

– Mày ơi, hò quá đẹp, anh đánh trống lảng.

– Vĩ hồ bao giờ cũng đàn bà, không chính trị.

– Mày thôi làm thơ à? Này, chép cho tao bài Chùa Hương.

Tôi khẽ đọc. Bài thơ cuối cùng. Nâng hành vi tính giao lên thành lễ hội. “Khe Giải Oan đầm sương, Cành ngọc rùng mình cửa động, Thuyền mắt lạc trầm Bến Đục, Hương khói rước em vào Chùa Hương…“

– Làm nữa đi mày. Ít ra đỡ buồn.

– Khỏng phải để vui hay buồn. Thôi làm vì thấy không vượt được cái mình hôm qua. Tớ đã bảo Lê Đạt như thế. Mỗi người một cách phát nghĩa. Tớ không đốt pháo.

– Mày bốc đống – impulsif, đếch biết im.

Trước đó không lâu, ở giữa sân báo một lần vừa họp xong chi bộ ban văn hoá có Tháp Mới, Nguyễn Địch Dũng, họa sĩ Thọ Ốt, Hồ Vân, vợ Nguyễn Văn Bổng, anh trầm giọng bào tôi:

– Mày chết vì mày quá lý tưởng.

Trong cuộc họp, tôi nói ở trong Đảng tôi thấy áy náy, không được làm những cái lòng mình mong mỏi. Tôi cảm thấy ở trong đảng cũng như vào làng Tây để kiếm lợi cho nên đã có những lúc muốn xin ra đảng. Tại sao quần chúng không quản lý, kiếm tra chúng ta mả chúng ta lại kiểm tra, quản lý quần chúng, tháng tháng họp nhận đjnh quần chúng tốt xấu ra sao?

Thép Mới vội bảo Hồ Vân, thư ký cuộc họp:

– Đề nghị chị Hồ Vân đừng ghi vào biên bản những lời anh Trần Đĩnh vừa nói.

Nguyễn Nguyên (bút danh của Nguyễn Ngọc Lương) cho tôi biết Thép Mới trước khi chết một hai nãm đã “nói những câu ghê lắm”, những câu mà Nguyễn Nguyên không dám thuật lại. Rồi thỉnh thoảng Nguyên xì dần. Thí dụ: “Đất nước này sao mà có người tài được. Có tài thì thường có nhân cách, họ không chịu uốn theo và thế là bị triệt. Quốc xã và Đệ tam quốc tế, hai đối thủ chí mạng đã học nhau đế làm y hệt nhau.

Năm ấy theo yêu cầu của Cục 35, Nguyên phải tường trình rõ tại sao làm tình báo mà anh lại lấy vợ là con nhà giàu cao sang và làm việc ở sứ quán Mỹ. Khai sao bây giờ? Một người bạn nhưng ở cấp trên bào anh cứ khai đại là lấy đế tiện dò tin của Mỹ. Nguyên làm theo. Ai ngờ vợ anh đọc được, Chị đòi bỏ, đưa hai con sang Mỹ. ‘Thép Mới bảo sao, Nguyên nói, ông biết không? Thép Mới khuyên tôi đế vợ và hai con sang bên ấy, vì chúng sẽ được học hành tử tế, chúng sẽ có một lòng yêu nước khác kiểu chúng ta”.

Có một chuyện nhỏ Lê Bình kể tôi nghe. Ngày Thép Mới chưa chét, một hôm Hữu Thọ, phó tổng biên tạp Nhân Dân hớn hở nói với mấy anh em Ban biên tập trong có Lê Bình: “Chuyến này xua bằng hết cánh Nam Định ra khỏi Trung ương đây”, Anh em vẫn biết Hữu Thọ là trong số gia nhân gần gũi nhất của Đỗ Mười nên im lặng, đoán sê có chuyện lớn. Khi Thép Mới chết, Hà Dăng tức Đặng Ha, tổng biên tập phân công Lê Bình, ủy viên biên tập vào Sài Gòn tổ chức truy điệu thì Hữu Thọ tranh lấy. Lê Bình bảo:

– Tôi rất lạ tại sao báo tin đám Nam Định sẽ bị xua hết khỏi Trung ương, ngụ ý Hồng Hà sẽ re mà hắn (Hữu Thọ) lại xăm xắn với Thép Mới thế? Thì ra rồi Hồng Hà vào Ban bí thư.

Hồng Hà chắc rất cảm động thấy Hữu Thọ khép nép bên người anh xấu số của mình, thỉnh thoảng lại sụt sịt lấy tay gạt mũi. Đại hội tới, Hồng Hà chả lẽ lại nỡ không bỏ một phiếu cho Hữu Thọ.

Xin trở lại một chút Cung Kim Châu. Tự sát hai lẫn không chết, chị mở cửa cho tôi vào thăm. “Anh cùng hội cùng thuyền tôi mới gặp chứ người ở báo đảng là tôi không đâu. Gián điệp cả đấy”.

Vẫn hai gian phòng đầy gió ngày xưa. vẫn chiếc đi văng hình vành trăng kiểu thuyền gondoìe và trên đó vẫn bức tượng Vệ Nữ bằng ngọc trắng sữa vân khói Thép Mới ‘mang ở Cuba về năm 1960.

– Ô hay, sao lại khuyên tôi đừng nhỉ? Anh bảo tôi dại à? Rồi ai mà chả đến chỗ đấy? – Kim Châu vừa nói vừa cười, mắt rất nghịch.

Kim Châu đã thử lần thứ ba và đi trót lọt. Một tối đạp xe từ sau Bệnh viện Việt Xô đến nhà tôi ở cạnh Chùa Hà, chị hỏi: “Ông bà có biết tôi mất cái gì không? Đời con gái!” Kim Châu bảo tôi Hoàng Tùng chỉ mới sàm sỡ thôi. Tôi hỏi: Thế có biết kiện ghê thế mà sao Hoàng Tùng vẫn thoát không? À, vợ Hoàng Tùng đến nhờ bác sĩ Nguyễn Bách và vợ là Bích Hường, biên tập viên Ban quốc tế báo Nhân Dân, chỗ thân cận của Trường Chinh, thanh minh hộ cho là Hoàng Tùng bị đổ oan. Bích Hường bảo tôi: “Tại cái tay Bách này, cứ nói thôi giúp ông bà ấy nên tôi phải lên nhân danh cán bộ báo minh oan cho Hoàng Tùng. Không thì re Trung ương, Ban bí thư là cái chắc”.

Cùng đi B (vào Nam) năm 1964 như Thép Mới là Ngô Y Linh, Nguyễn Vũ, chốn thân thiết của tôi. Chúng tôi chia tay nhau trước nhà Phú Gia. Mưa rươi phía hồ rắc lười nhác xuống những sợi thủy tinh ngăn ngắn vào nền nắng mỏng trong như nắng được quang dầu. Y Linh bảo tôi: Tao không thích chính trị, mày biết. Tao nghe mày chửi Mao thấy rất hay nhưng ở trại chuẩn bị đi B nghe anh em tập kết đề cao Mao, chủ trương đánh Mỹ để giải phóng miền nam, tao lại thấy chúng nó có lý. Tôi nghe và buồn. Định hỏi Y Linh “Mày ở bên đó thấy họ giết đồng chí và dân như ngóe mà chưa tỉnh ra ư, nhưng thương Linh vào chiến trường nên im.

Mười năm sau, Y Linh và vợ con ra Hà Nội. Bụng cổ chướng to tướng, cổ bé như cái cổ gà, gầy nhẳng, nhăn nheo. Tôi đưa Y Linh đến bệnh viện 108 cho Đào Công Phát (anh ruột Lê Đạt) chủ nhiệm khoa tiêu hoá, khám giúp. Đến giữa sân bệnh viện vắng tanh, Y Linh nắm tay tôi giữ lại:

– Mày nhớ hồi nào tao nói gì trước Phú Gia với mày chứ? Bây giờ ở đây chỉ có trời đất và tao với mày, tao nói cái này: mày đúng, Đảng sai, theo Mao là bậy.

Cũng bữa đó Y Linh cho hay vợ anh không bị vào tù Phú Lợi và nhà tù không bị bỏ thuốc độc như dạo nào ta tố rùm beng và Y Linh cũng chưa từng đến Trường múa Bắc Kinh lên khóc tố cáo tội ác của Diệm do ta hư cấu nên. Cũng như gọi xa lộ Sài Gòn mới xây lúc đó là sân bay cho máy bay Mỹ đỗ. Cô ấy bị một cú kinh hoàng thật nhưng là thế này, Y Linh nói. Được điều ra R (Trung ương cục miền Nam) để đi khỏi nhà không lộ tông tích, cô ấy gom vàng bạc, kim cương vào một mùi soa rồi gửi một cô bạn cùng ra Rờ. Đến chỗ hẹn, cô bạn mất tăm. Nghèo mới làm cách mạng, nay giàu rồi đi làm gì?

Tiện đây, tôi muốn nói đến Nguyễn Quang Sáng ở phương diện có lẽ phần nào dính đến tâm trạng Ngô Y Linh. Cuối những năm 1980, Sáng kể Nguyễn Thi đã mấy phen giơ súng lên thái dương. Bọn nhà văn nhà báo lại phải quỳ lạy xin. Thi bèn đi chống càn để toại nguyện. Nguyễn Quang Sáng bảo tôi: Sau đó anh biết thế nào không? Tôi cũng mấy phen dí súng vào thái dương rồi cuối cùng sợ nên nộp lại súng cho cơ quan. Thì ra, đêm lơ tơ mơ chuyện bỏ về Sài Gòn.

Bữa ấy Sáng và Trịnh Công Sơn chiêu đãi tôi thịt trút (loài bò sát, ăn kiến – BT) trên sân thượng Hội điện ảnh. Trăng vẳng vặc. Chín giờ tối, tôi xin đi có việc. Bảo tôi chờ một lát, Sơn chui vào cửa tum biến mất. Lát sau lại từ cái lỗ tối thui ló ra, tiếng ghi ta trong veo “Tôi mới làm bài này, Sơn nói, tôi hát nha”. Mùa thu Hà Nội… Tôi ngẩn ngữ một lúc. Nói lảng:

– Mắt ông fragile, mong manh, không ngăn được các cơn lũ đàn bà.

Năm 1975, sau hoà bình chừng vài tháng, Từ Chi, Lê Đạt, Chính Yên và tôi nghe cát-xét nhạc Trịnh Công Sơn ở nhà Đỗ Hải. Máy Grundig. Tự đáy lòng, tôi nhận ngay người phi công “ngụy” chết trận là em mình. Thương nó đã lỡ vui chơi trong cuộc đời này để “bạn bè rồi quên, người tình rồi xa” chứ không phải khóc nó để tôn thờ học cập nó. Bên cạnh các nghĩa trang ở mỗi làng ngoài Bắc, tôi đã thấy có một nghĩa trang khác cất bằng tiếng hát Khánh Ly. “Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa…”

Lần đầu nghe Sơn, tôi thấy rõ thêm văn nghệ sĩ Sài Gòn đã được chút nào tự do tri thức: được thảng thốt lo ngại cho phận con người! Nên Sơn mới có bài Gia tài của mẹ đếm hai mươi năm nội chiến từng ngày. Nội chiến đặt ngang đồng cân với nghìn năm Bắc thuộc và trăm năm thuộc địa Pháp.

Bữa nghe máy ghi âm Grundig đầu tiên ấy tôi thấy nó như một tòa cao ốc ở New York thu nhỏ. Nhưng ấn tượng hơn vần là chiếc máy quay đĩa Philips của Kỳ Nam. Ở Pháp làm phim Cụ Hồ về, anh rủ tôi đến nhà uống vang Pháp nghe nhạc. Tôi đã không thể rời mắt khỏi chiếc Philips. Kỳ Nam Jặt một đĩa vào:

– Nghe tí nhá…

Un sourire en tes grandsyeux. Một nụ cười trong đôi mắt to của em. Sérénata. Nước mắt ứa ra. Thổn thức một thời mười lăm mười sáu.

Rồi nói:

– Với mình, cái quay đĩa kia là lăng mộ của một nền văn hoá bị khóa kín, trong quan tài kính của nó những bras và tête de lecture – tay quay, đầu đọc – rất cung đình kia lom như những nhân sư ra câu đố cho mình nhưng mình bị cấm bước vào.

Hà Nội, váy vàng dài kéo sau như con lũ sông Hằng cuồn cuộn trên hè Tràng Tiền, Jane Fonda gặp Kỳ Nam, hứa sẽ đóng phim cho anh. Kỳ Nam nhờ tôi viết kịch bản.

Viết. Một nhà báo nữ Mỹ đến Sài Gòn, (cô đã bay theo trên một máy bay cánh quạt rà mặt đường xem xả súng máy, strapng a gogo) một cô du kích làm tiếp viên ở khách sạn nhà báo Mỹ ở đó. Đặc công đánh mìn nhưng cô tiếp viên đã cứu cô nhà báo ham tìm sự thật rồi theo lệnh trên đưa cô nhà báo ra thăm khu giải phóng).

Thanh Tú bảo tôi:

– Em đọc rất thích. Em thấy anh có cho em một vai đấy.

– Jane Fonda vào vai cô nhà báo Mỹ, Tú sẽ là cô tiếp viên nằm vùng. Hai mụ đàn bà đẹp đi với nhau suốt một chặng li xì. Có cả một lính Mỹ đào ngũ đi cày thích cô tiếp viên – du kích.

– Đẹp mà sao lại nói hai mụ? – Tú nhăn mặt đùa.

Bữa cơm tối ấy, Kỳ Nam khẽ bảo tôi:

– Trần Đĩnh ơi, bớt our – trong sạch – đi một tí đi. Không thì khổ lắm. Kỳ Nam biết tôi cúi đầu thì lại nổi phao câu.

Nhưng rồi Jane Fonda, Jean Paul Sartre… đã lên án Việt Cộng. Kịch bản sau đến Hà Xuân Trường và… mất!